logo

Trắc nghiệm GDCD 10 học kì 1 có đáp án (Phần 1)

Câu 1: Triết học được hiểu là hệ thống các quan điểm lí luận chung nhất về thế giới và

A. Vai trò của con người trong thế giới đó. 

B. Vị trí của con người trong thế giới đó.

C. Cách nhìn của con người về thế giới đó.

D. Nhận thức của con người về thế giới đó.

Đáp án:

Triết học là hệ thống các quan điểm lí luận chung nhất về thế giới và vị trí con người trong thế giới đó.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 2: Đối tượng nghiên cứu của triệt học là những quy luật

A. chung nhất, phổ biến nhất.

B. rộng nhất, bao quát nhất.

C. chuyên sâu nhất, bao quát nhất.

D. phổ biến nhất, bao quát nhất.

Đáp án:

Đối tượng nghiên cứu của triết học là những quy luật chung nhất, phổ biến nhất của tự nhiên, đời sống xã hội và lĩnh vực tư duy.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 3: Vai trò của triết học cho mọi hoạt động thực tiễn và hoạt động nhận thức của con người?

A. Nghiên cứu đời sống xã hội của con người.

B. Là tiền đề cho các môn khoa học.

C. Nghiên cứu những vấn đề chung nhất, phổ biến nhất.

D. Là thế giới quan, phương pháp luận chung.

Đáp án:

Triết học có vai trò là thế giới quan, phương pháp luận chung cho mọi hoạt động thực tiễn và hoạt động nhận thức của con người.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 4: Khái niệm nào sau đây chỉ toàn bộ những quan điểm, niềm tin định hướng hoạt động cho con người trong cuộc sống?

A. Thế giới quan.

B. Phương pháp luận.

C. Phương pháp.

D. Thế giới.

Đáp án:

Thế giới quan là toàn bộ những quan điểm và niềm tin định hướng hoạt động của con người trong cuộc sống.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 5: Nội dung vấn đề cơ bản của triết học gồm mấy mặt?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Đáp án:

Nội dung vấn đề cơ bản của Triết học gồm hai mặt:

+ Mặt thứ nhất trả lời câu hỏi: Giữa vật chất và ý thức, cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào quyết định cái nào?

+ Mặt thứ hai trả lời câu hỏi: Con người có nhận thức được thế giới khách quan hay không?

Đáp án cần chọn là: B

Câu 6: Căn cứ vào đâu để phân biệt thế giới quan duy vật và thế giới quan duy tâm?

A. Khả năng nhận thức thế giới của con người.

B. Nguồn gốc con người.

C. Sự coi trọng vật chất hay ý thức.

D. Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức.

Đáp án:

Thông qua việc trả lời mặt thứ nhất của triết học – mối quan hệ giữa vật chất và ý thức – người ta xác định các hệ thống thế giới quan được xem là duy vật hay duy tâm.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 7: Ý thức là cái có trước và là cái sản sinh ra giới tự nhiên là quan điểm của thế giới quan nào?

A. Thế giới quan duy vật.

B. Thế giới quan duy tâm.

C. Thế giới quan tự nhiên.

D. Thế giới quan xã hội.

Đáp án:

Thế giới quan duy tâm cho rằng, ý thức là cái có trước và là cái sản sinh ra giới tự nhiên.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 8: Giữa các hình thức vận động có những đặc điểm riêng nhưng có mối quan hệ hữu cơ với nhau, trong những điều kiện nhất định, chúng có thể 

A. Chuyển hóa lẫn nhau.

B. Tác động lẫn nhau.

C. Thay thế cho nhau.

D. Tương tác với nhau.

Đáp án:

Giữa các hình thức vận động có những đặc điểm riêng nhưng có mối quan hệ hữu cơ với nhau, trong những điều kiện nhất định, chúng có thể chuyển hóa lẫn nhau.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 9: Một khái niệm dùng để khái quát những vận động theo chiều hướng tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn. Cái mới ra đời thay thế cái cũ, cái tiến bộ ra đời thay thế cái lạc hậu là khái niệm của

A. Vận động.

B. Phát triển.

C. Tiến bộ.

D. Chuyển hóa.

Đáp án:

Phát triển là một khái niệm dùng để khái quát những vận động theo chiều hướng tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn. Cái mới ra đời thay thế cái cũ, cái tiến bộ ra đời thay thế cái lạc hậu.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 10: Trong quá trình phát triển, khuynh hướng tất yếu của sự vật, hiện tượng là:

A. Cái mới ra đời thay thế cái cũ.

B. Cái lạc hậu thay thế cái tiến bộ.

C. Cái sau thay thế cái trước.

D. Cái tốt thay thế cái xấu.

Đáp án:

Phát triển là một khái niệm dùng để khái quát những vận động theo chiều hướng tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn.

Vì vậy khuynh hướng tất yếu của quá trình phát triển là cái mới ra đời thay thế cái cũ, cái tiến bộ ra đời thay thế cái lạc hậu.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 11: Sự vận động và phát triển có mối quan hệ với nhau như thế nào?

A. Có vận động thì không có phát triển.

B. Có vận động là phải có phát triển.

C. Có vận động thì mới có phát triển.

D. Có vận động sẽ có phát triển.

Đáp án:

Sự vận động và phát triển có quan hệ mật thiết với nhau: Có vận động thì mới có phát triển, nhưng không phải sự vận động nào cũng là sự phát triển

Đáp án cần chọn là: C

Câu 12: Xã hội loài người đi từ chế độ công xã nguyên thủy, qua các chế độ khác nhau rồi đến xã hội chủ nghĩa là thế hiện quá trình

A. Vận động

B. Phát triển

C. Tiến bộ

D. Chuyển hóa

Đáp án:

Xã hội loài người đi phát triển chế độ công xã nguyên thủy, qua các chế độ khác nhau rồi đến xã hội chủ nghĩa là thế hiện quá trình.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 13: Quá trình phát triển của các sự vật, hiện tượng diễn ra theo xu hướng nào?

A. Nhanh chóng.

B. Đơn giản.

C. Quanh co, phức tạp.

D. Từ từ.

Đáp án:

Quá trình phát triển của các sự vật, hiện tượng không diễn ra một cách đơn giản, thẳng tắp mà diễn ra một cách quanh co, phức tạp, đôi khi có bước thụt lùi tạm thời

Đáp án cần chọn là: C

Câu 14: Chủ nghĩa xã hội ra đời có nhiều tiến bộ và ưu việt hơn so với chế độ tư bản chủ nghĩa thể hiện khuynh hướng phát triển nào của sự vật, hiện tượng?

A. Cái tốt thay thế cái xấu.

B. Cái hiện đại thay thế cái cổ truyền.

C. Cái tiến bộ thay thế cái lạc hậu.

D. Cái mới triệt tiêu cái cũ.

Đáp án:

Khuynh hướng tất yếu của quá trình phát triển là cái mới ra đời thay thế cái cũ, cái tiến bộ thay thế cái lạc hậu

Đáp án cần chọn là: C

Câu 15: Theo quan điểm của triết học Mác – Lê nin, mâu thuẫn tạo thành bởi hai mặt đối lập vừa thống nhất, vừa đấu tranh với nhau ở

A. Trong cùng một chỉnh thể.

B. Các sự vật, hiện tượng khác nhau.

C. Hai sự vật, hiện tượng đối lập.

D. Bất kì sự vật hiện tượng nào.

Đáp án:

Theo triết học Mac – Lê nin: Mâu thuẫn là một chỉnh thể, trong đó hai mặt đối lập vừa thống nhất với nhau, vừa đấu tranh với nhau

Đáp án cần chọn là: A

Câu 16: Những khuynh hướng, tính chất, đặc điểm….mà trong quá trình vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng chúng phát triển theo những chiều hướng trái ngược nhau được gọi là

A. Mặt trái ngược của mâu thuẫn.

B. Mặt đối lập của mâu thuẫn.

C. Mặc khác biệt của mâu thuẫn.

D. Mặt thống nhất của mâu thuẫn.

Đáp án:

Mặt đối lập của mâu thuẫn là những khuynh hướng, tính chất, đặc điểm….mà trong quá trình vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng chúng phát triển theo những chiều hướng trái ngược nhau.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 17: Trong mỗi mâu thuẫn, để tạo thành sự thống nhất giữa các mặt đối lập, hai mặt đối lập liên hệ gắn bó với nhau,

A. Giúp nhau phát triển.

B. Cùng phau phát triển.

C. Làm tiền đề tồn tại cho nhau.

D. Làm động lực phát triển cho nhau.

Đáp án:

Trong mỗi mâu thuẫn, hai mặt đối lập liên hệ gắn bó với nhau, làm tiền đề tồn tại cho nhau tạo thành sự thống nhất giữa các mặt đối lập

Đáp án cần chọn là: C

Câu 18: Hai mặt đối lập cùng tồn tại bên nhau, vận động và phát triển theo những chiều hướng trái ngược nhau, nên chúng luôn luôn tác động, bài trừ, gạt bỏ nhau là nội dung khái niệm

A. Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập.

B. Quá trình chiến tranh giữa các mặt đối lập.

C. Sự thống nhất giữa các mặt đối lập.

D. Quá trình đấu tranh và thống nhất giữa các mặt đối lập.

Đáp án:

Hai mặt đối lập cùng tồn tại bên nhau, vận động và phát triển theo những chiều hướng trái ngược nhau, nên chúng luôn luôn tác động, bài trừ, gạt bỏ nhau tạo thành sự đấu tranh giữa các mặt đối lập.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 19: Kết quả của sự đấu tranh giữa các mặt đối lập là mâu thuẫn cũ mất đi, mâu thuẫn mới hình thành, sự vật và hiện tượng cũ được thay thế bằng sự vật, hiện tượng mới tạo nên

A. Sự vận động trong xã hội.

B. Sự phát triển vô tận của thế giới khách quan.

C. Sự phát triển của giới thự nhiên.

D. Sự thay đổi trong tư duy con người.

Đáp án:

Kết quả của sự đấu tranh giữa các mặt đối lập là mâu thuẫn cũ mất đi, mâu thuẫn mới hình thành, sự vật và hiện tượng cũ được thay thế bằng sự vật, hiện tượng mới. Quá trình này tạo nên sự vận động, phát triển vô tận của thế giới khách quan

Đáp án cần chọn là: B

Câu 20: Bạn C thường xuyên đi học muộn, thiếu bài tập do đua đòi theo nhóm bạn xấu chơi điện tử nên lười học, khiến cho tập thể bị ảnh hưởng. Em chọn cách nào dưới đây để giải quyết vấn đề này?

A. Đi nói xấu C.

B. Phê bình C trước tập thể lớp.

C. Thể hiện sự không đồng tình và không chơi với C.

D. Thẳng thắn gặp và phân tích, đồng thời giúp C trong học tập.

Đáp án:

Đấu tranh không có nghĩa là gay gắt phản đối bạn, mà cần gặp và phân tích để bạn hiểu ra vấn đề, giải quyết được mâu thuẫn của chính mình, từ đó điều chỉnh hành vi của bản thân. Đồng thời, ta cần giúp đỡ, hỗ trợ bạn trong học tập để bạn có thêm niềm tin, động lực và tiến bộ.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 21: Sự biến đổi về chất của các sự vật, hiện tượng bắt đầu từ sự biến đổi về lượng: Lượng biến đổi dần dần, đến một giới hạn nhất định, phá vỡ sự thống nhất giữa chất và lượng thì

A. Chất bị phá hủy và biến mất.

B. Chất mới ra đời thay thế chất cũ.

C. Chất vẫn giữ nguyên như cũ.

D. Chất mới ra đời tồn tại cùng chất cũ.

Đáp án:

Sự biến đổi về chất của các sự vật, hiện tượng bắt đầu từ sự biến đổi về lượng: Lượng biến đổi dần dần, đến một giới hạn nhất định, phá vỡ sự thống nhất giữa chất và lượng thì chất mới ra đời thay thế chất cũ, sự vật mới ra đời thay thế sự vật cũ.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 21: Khi chất mới ra đời, lượng biến đổi theo hướng

A. Tương ứng với chất mới.

B. Lượng mới giảm đi.

C. Lượng tăng lên.

D. Lượng giữ nguyên như cũ.

Đáp án:

Mỗi sự vật, hiện tượng đều có chất và lượng đặc trưng phù hợp với nó. Khi chất mới ra đời lại quy định một lượng mới tương ứng để tạo thành sự thống nhất mới giữa chất và lượng

Đáp án cần chọn là: A

Câu 22: Câu nào sau đây thể hiện mối quan hệ lượng đổi dẫn đến chất đổi?

A. Đánh bùn sang ao.

B. Mưa dầm thấm lâu.

C. Nhà dột từ nóc.

D. Có công mài sắt có ngày nên kim.

Đáp án:

Có công mài sắt, có ngày nên kim: Lượng biến đổi, dần dần nhỏ đi, đến khi đạt đủ yêu cầu, thanh sắt có thể trở thành cây kim → lượng đổi chất đổi.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 23: Trường THCS A có 520 học sinh, trong đó 85% học sinh đạt học lực giỏi, 95% học sinh đạt hạnh kiểm tốt. Những số liệu trên đề cập đến mặt nào sau đây?

A. Chất.

B. Lượng.

C. Điểm nút.

D. Bước nhảy.

Đáp án:

Các số liệu trên đề cập đến quy mô và số lượng học sinh, tỉ lệ học sinh của trường, là biểu thị về mặt Lượng.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 24: Nguyên tố Đồng có nguyên tử lượng là 63,54 đvC, nhiệt độ nóng chảy là 1083 độ C, nhiệt độ sôi là 2880 độ C,… Những thuộc tính này đề cập đến mặt nào sau đây?

A. Chất.

B. Lượng.

C. Điểm nút.

D. Bước nhảy.

Đáp án:

Nguyên tố Đồng có nguyên tử lượng là 63,54 đvC, nhiệt độ nóng chảy là 1083 độ C, nhiệt độ sôi là 2880 độ C,… Những thuộc tính này nói lên chất riêng của đồng, phân biệt nó với các kim loại khác → mặt chất của sự vật.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 25: Nước đang ở nhiệt độ phòng được đun nóng lên đến 90 độ. Hiện tượng nóng lên này thể hiện sự thay đổi về

A. Chất.

B. Lượng.

C. Độ.

D. Bước nhảy.

Đáp án:

Hiện tượng nóng lên của nước là sự thay đổi về độ của sự vật.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 26: Phủ định là gì?

A. Xóa bỏ sự tồn tại của một sự vật, hiện tượng.

B. Bài trừ một sự vật, hiện tượng.

C. Bác bỏ những điều liên quan đến sự vật, hiện tượng.

D. Kế thừa những điều tốt đẹp của sự vật.

Đáp án:

Phủ định là xóa bỏ sự tồn tại của một sự vật, hiện tượng nào đó.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 27: Sự phủ định được diễn ra do sự can thiệp, tác động từ bên ngoài, cản trở hoặc xóa bỏ sự tồn tại và phát triển tự nhiên của sự vật được gọi là

A. Phủ định biện chứng.

B. Phủ định siêu hình.

C. Phủ định kế thừa.

D. Phủ định của phủ định.

Đáp án:

Phủ định siêu hình là sự phủ định được diễn ra do sự can thiệp, tác động từ bên ngoài, cản trở hoặc xóa bỏ sự tồn tại và phát triển tự nhiên của sự vật.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 28: Sự phủ định được diễn ra do sự phát triển của bản thân sự vật và hiện tượng, có kế thừa những yếu tố tích cực của sự vật và hiện tượng cũ để phát triển sự vật và hiện tượng mới được gọi là

A. Phủ định biện chứng.

B. Phủ định siêu hình.

C. Phủ định kế thừa.

D. Phủ định của phủ định.

Đáp án:

Phủ định biện chứng là sự phủ định được diễn ra do sự phát triển của bản thân sự vật và hiện tượng, có kế thừa những yếu tố tích cực của sự vật và hiện tượng cũ để phát triển sự vật và hiện tượng mới.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 29: Hai đặc điểm cơ bản của phủ định biện chứng là gì?

A. Tính kế thừa và tính phát triển.

B. Tính phát triển và tính khách quan.

C. Tính khách quan và tính kế thừa.

D. Tính kế thừa và tính tất yếu.

Đáp án:

Phủ định biện chứng có hai đặc điểm cơ bản là tính khách quan và tính kế thừa.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 30: Các giống loài mới xuất hiện phủ định các giống loài cũ là kết quả của quá trình đấu tranh giữa di truyền và biến dị trong bản thân sinh vật tạo ra. Điều này thể hiện đặc điểm nào của phủ định biện chứng?

A. Tính khách quan.

B. Tính chủ quan.

C. Tính kế thừa.

D. Tính biện chứng.

Đáp án:

Sự phủ định là kết quả của quá trình giải quyết mâu thuẫn, nằm ngay trong bản thân sự vật, không phụ thuộc vào ý thức con người nên thể hiện tính khách quan.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 31: Vận dụng quy luật phủ định vào quá trình học tập, em nên làm thế nào để việc học tập ngày càng tiến bộ?

A. Cần thường xuyên đổi mới phương pháp học tập.

B. Không coi trọng kiến thức cũ, chỉ cần tiếp thu kiến thức mới.

C. Thấy phương pháp học tập nào mới là bắt chước ngay.

D. Không cần thay đổi phương pháp học tập vì sẽ khiến việc học vất vả hơn.

Đáp án:

Ngày nay, cùng với sự phát triển của tri thức, ngày càng có nhiều phương pháp học tập hiện đại, hiệu quả, cá nhân phải vượt khó, thường xuyên đổi mới phương pháp học tập để tiếp thu tốt kiến thức, từ đó đạt được kết quả tốt hơn.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 32: Hoạt động nào không phải là hình thức cơ bản của hoạt động thực tiễn?

A. Sản xuất vật chất.

B. Chính trị xã hội.

C. Văn hóa nghệ thuật.

D. Thực nghiệm khoa học.

Đáp án:

Hoạt động thực tiễn rất đa dạng, có thể khái quát thành ba hình thức cơ bản:

+ Hoạt động sản xuất vật chất,

+ Hoạt động chính trị - xã hội

+ Hoạt động thực nghiệm khoa học

Đáp án cần chọn là: C

Câu 33: Trong các hoạt động thực tiễn, hoạt động nào là cơ bản nhất, quyết định các hoạt động khác?

A. Hoạt động văn hóa – nghệ thuật.

B. Hoạt động chính trị - xã hội

C. Hoạt động thực nghiệm khoa học

D. Hoạt động sản xuất vật chất

Đáp án:

Hoạt động sản xuất vật chất là cơ bản nhất vì nó quyết định các hoạt động khác, xét cho cùng, các hoạt động khác đều nhằm phụ vụ hoạt động cơ bản này.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 34: Mọi hiểu biết của con người đều trực tiếp nảy sinh từ

A. Nhận thức.

B. Lao động.

C. Nghiên cứu.

D. Thực tiễn.

Đáp án:

Mọi hiểu biết của con người đều trực tiếp nảy sinh từ thực tiễn. Nhờ có tiếp xúc, tác động vào sự vật, hiện tượng mà con người phát hiện ra các thuộc tính, hiểu được bản chất, quy luật của chúng.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 35: Những tri thức về thiên văn, trồng trọt,… của người xưa đều được hình thành từ việc quan sát thời tiết, chu kì vận động của mặt trăng, mặc trời, sự đúc kết kinh nghiệm từ thực tế gieo trồng hàng năm… Điều này thể hiện vai trò nào của thực tiễn đối với nhận thức?

A. Thực tiễn là động lực của nhận thức.

B. Thực tiễn là mục đích của nhận thức.

C. Thực tiễn là cơ sở của nhận thức.

D. Thực tiễn là tiêu chuẩn của nhận thức.

Đáp án:

Mọi sự hiểu hiết của con người đều nảyy sinh từ thực tiễn, vì vậy, thực tiễn là cơ sở của nhận thức.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 36: Trong xã hội, do thực tế yêu cầu, các nhà khoa học liên tục nghiên cứu và điều chế ra nhiều loại thuốc mới để chữa bệnh cho các bệnh nhân. Điều này thể hiện vai trò nào của thực tiễn đối với nhận thức?

A. Thực tiễn là động lực của nhận thức.

B. Thực tiễn là mục đích của nhận thức.

C. Thực tiễn là cơ sở của nhận thức.

D. Thực tiễn là tiêu chuẩn của nhận thức.

Đáp án:

Do thực tiễn luôn luôn vận động, luôn đặt ra những yêu cầu mới: Có nhiều bệnh con người chưa chữa được, đồng thời cũng có nhiều bệnh mới phát sinh, vì vậy các nhà khoa học liên tục phải nghiên cứu, điều chế các loại thuốc chữa bệnh mới, vì vậy, thực tiễn là động lực của nhận thức.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 37: Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Lí luận mà không liên hệ với thực tiễn là lí luận suông”. Điều này thể hiện vai trò nào của thực tiễn đối với nhận thức?

A. Thực tiễn là động lực của nhận thức.

B. Thực tiễn là mục đích của nhận thức.

C. Thực tiễn là cơ sở của nhận thức.

D. Thực tiễn là tiêu chuẩn của nhận thức.

Đáp án:

Các tri thức khoa học chỉ có giá trị khi nó được vận dụng vào thực tiễn. Vì vậy, lí luận phải đi liền với thực tiễn, phải vận dụng vào thực tiễn mới thể hiện được giá trị của nó. Vì vậy, thực tiễn là mục đích của nhận thức.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 38: Lịch sử loài người được hình thành khi loài người biết

A. Chế tạo ra công cụ lao động.

B. Đứng thẳng và đi lại bằng hai chân.

C. Tách mình khỏi thế giới.

D. Thực hiện ăn, ở theo bầy đàn.

Đáp án:

Con người chế tạo ra công cụ lao động, nhờ đó không còn hoàn toàn lệ thuộc vào tự nhiên, tách ra khỏi thế giới loài vật, chuyển sang thế giới loài người, bắt đầu lịch xử của xã hội.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 39: Con người cần phải lao động để có thể

A. Trở lên giàu có.

B. Thể hiện bản thân.

C. Tồn tại và phát triển.

D. Sáng tạo nghệ thuật.

Đáp án:

Để tồn tại và phát triển con người phải lao động, tạo ra của cải vật chất để nuôi sống xã hội.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 40: Hoạt động nào là đặc trưng chỉ có ở con người?

A. Sản xuất của cải vật chất.

B. Tìm kiếm thức ăn.

C. Xây dựng nơi ở.

D. Di chuyển nơi ở.

Đáp án:

Sản xuất ra của cải vật chất là đặc trưng riêng chỉ có ở con người: là quá trình lao động sáng tạo có mục đích, đảm bảo sự tồn tại của xã hội và thúc đẩy trình độ phát triển của xã hội.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 41: Việc chế tạo ra công cụ lao động giúp lịch sử xã hội loài người

A. Phát triển hiện đại.

B. Chuyển sang nền văn minh.

C. Ngày càng tiến bộ.

D. Hình thành và phát triển.

Đáp án:

Con người chế tạo ra công cụ lao động, nhờ đó không còn hoàn toàn lệ thuộc vào tự nhiên, tách ra khỏi thế giới loài vật, chuyển sang thế giới loài người, bắt đầu lịch xử của xã hội.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 42: Nhu cầu về một cuộc sống tốt đẹp hơn là động lực thúc đẩy con người không ngừng đấu tranh để cải tạo xã hội mà biểu hiện cụ thể là

A. Nhiều cuộc chiến tranh xảy ra.

B. Các cuộc chiến tranh giành đất đai.

C. Các cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật.

D. Các cuộc đấu tranh giai cấp.

Đáp án:

Nhu cầu về một cuộc sống tốt đẹp hơn là động lực thúc đẩy con người không ngừng đấu tranh để cải tạo xã hội. Biểu hiện cụ thể là các cuộc đấu tranh giai cấp, mà đỉnh cao là các cuộc cách mạng xã hội.

Đáp án cần chọn là: D

icon-date
Xuất bản : 24/11/2021 - Cập nhật : 24/11/2021