logo

Trắc nghiệm Đúng sai trả lời ngắn Địa 11 Phần 1. Một số vấn đề về kinh tế xã hội thế giới

icon_facebook

Tổng hợp 50+ câu hỏi Trắc nghiệm Đúng sai Địa 11 Phần 1. Một số vấn đề về kinh tế xã hội thế giới có đáp án kèo theo. Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm Đúng sai Địa 11 cho 3 bộ sách KNTT, CTST, Cánh diều theo chuẩn chương trình năm học 2024-2025.


Dạng 1. Đúng sai Địa 11 Phần 1. Một số vấn đề về kinh tế xã hội thế giới

Câu 1: Đọc văn bản dưới đây lựa chọn đáp án đúng sai cho các câu trả lời bên dưới.
Vào tháng 7 hàng năm, Ngân hàng thế giới sẽ cập nhật phân loại các nước theo GNI / người, theo bản cập nhật năm 2022, nước có GNI / người năm 2021 từ 1085 USD trở xuống là nước có thu nhập thấp, trong khoảng 1086 USD - 4255 USD là nước có thu nhập trung bình thấp, trong khoảng 4256 USD đến 13 205 USD là nước có thu nhập trung bình cao, từ 13 205 USD là nước có thu nhập cao.

( Trích SGK – Kết nối tri tức, trang 5- NXB Giáo dục Việt Nam)

a. Dựa vào tiêu chí GNI/ người có thể biết được trình độ phát triển kinh tế của 1 quốc gia.

b. Các nước có GNI/ người cao là những nước chất lương cuộc sống cao.

c. Việt Nam là nước đang phát triển nằm trong nhóm nước có thu nhập trung bình thấp.

d. GNI/ người phản ảnh mức sống và năng xuất lao động của người dân trong một nước.

a, c, d đúng. b sai

Câu 2: Đọc bảng số liệu, chọn đáp án đúng sai cho các câu trả lời bên dưới.

Trắc nghiệm Đúng sai trả lời ngắn Địa 11 Phần 1. Một số vấn đề về kinh tế xã hội thế giới

a. Các đang nước phát triển có GNI/ người thấp. Đ
a. Các đang nước phát triển có GNI/ người thấp. Đ
b. Trong cơ cấu GDP nhóm các nước đang phát triển ngành công nghiệp và xây dựng
chiếm tỉ trọng cao nhất. S
c. Về chỉ số HDI hầu hết nước đang phát triển ở mức cao. Đ
d. Cơ cấu ngành kinh tế thể hiện trình độ phát triển khoa học - công nghệ của nền sản xuất xã hội của 1 quốc gia. S

Câu 3: Đọc văn bản dưới đây lựa chọn đáp án đúng sai cho các câu trả lời bên dưới.

“Về kinh tế: các nước phát triển thường có quy mô GDP lớn và tốc độ tăng trưởng GDP khá ổn định. Nhóm nước này tiến hành công nghiệp hóa từ sớm và thường tiên phong dẫn đầu trong cuộc các cuộc cách mạng công nghiệp trên thế giới như: Anh, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Đức… ngành dịch vụ có đóng góp nhiều nhất trong GDP. Hiện nay các nước phát triển tập trung vào đổi mới và phát triển các sản phẩm có hàm lượng khoa học-công nghệ và trí thức cao.
Hầu hết các nước đang phát triển có quy mô GDP trung bình và thấp nhưng tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa-hiện đại hóa với tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch xây dựng, dịch vụ có xu hướng tăng. Một số nước đang phát triển bắt đầu chú trọng phát triển các lĩnh vực có hàm lượng khoa học-công nghệ và trí thức cao.”

(Trích SGK – Kết nối tri thức trang 7,8 – NXB giáo dục Việt Nam).

a. Sự khác biệt lớn nhất giữa nhóm nước phát triển và đang phát triển về kinh tế là quy mô GDP. Đ
b. Về tốc độ tăng GDP nhóm các nước phát triển có tốc độ tăng trưởng cao hơn nhóm các nước đang phát triển. S
c. Trong cơ cấu GDP nhóm nước đang phát triển hiện nay ngành công nghiệp chiếm tỉ
trọng cao nhất. S
d. Ở nhóm nước phát triển hiện nay đang phát triển nền kinh tế tri thức dựa trên khoa học công nghệ và tri thức cao. Đ

Câu 4: Đọc văn bản dưới đây lựa chọn đáp án đúng sai cho các câu trả lời bên dưới.

…“Về xã hội: các nước phát triển có tỷ lệ gia tăng tự nhiên dân số thấp, cơ cấu dân số già dẫn đến thiếu hụt lao động và chi phí phúc lợi xã hội trong tương lai. Quá trình đô thị hóa sớm, tỷ lệ dân thành thị cao, cơ sở hạ tầng khá hiện đại và đồng bộ. Người dân có chất lượng cuộc sống, tuổi thọ trung bình của người dân cao và số năm đi học từ 25 tuổi trở lên cao. Các dịch vụ y tế giáo dục có chất lượng tốt…”

(Trích SGK – Kết nối tri thức trang 7,8 – NXB giáo dục Việt Nam).

a. Nhóm nước phát triển có chỉ số HDI cao. Đ
b. Khó khăn lớn nhất về xã hội ở nhóm nước phát triển hiện nay là thiếu lao động. Đ
c. Về xã hội hầu hết các quốc gia thuộc nhóm nước phát triển đều có chỉ số hạnh phúc cao. S
d. Để giải quyết vấn đề thiếu lao động nhóm nước phát triển khuyến khích dân nhập cư. S

Câu 5: Đọc văn bản dưới đây lựa chọn đáp án đúng sai cho các câu trả lời bên dưới.

Các nước đang phát triển có tỷ lệ tăng tự nhiên của dân số đang có xu hướng giảm nhưng ở một số quốc gia còn cao. Phần lớn các nước đang phát triển có cơ cấu dân số trẻ và đang già hóa.
Tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh, song tỷ lệ dân hình thị chưa cao. Chất lượng cuộc sống của người dân ở mức cao, trung bình và thấp. Tuổi thọ trung bình và số năm đi học trung bình của người từ 25 tuổi trở lên đang tăng dần. Các dịch vụ y tế, giáo dục đang dần được cải thiện.

a. Sự khác biệt giữa nhóm đang nước phát triển và phát triển về xã hội là cơ cấu dân số già, tỉ lệ gia tăng tự nhiên thấp. S
b. Quá trình đô thị của nhóm các nước đang phát triển diễn ra với có tốc nhanh, tỉ lệ dân thành thị rất cao. S
c. Về xã hội 1 số các quốc gia thuộc nhóm nước đang phát triển có chỉ số hạnh phúc cao. Đ
d. Để giải quyết vấn đề thiếu việc làm, xuất khẩu lao động là 1 trong những giải pháp ở nhóm nước đang phát. Đ

Câu 6: Đọc văn bản dưới đây lựa chọn đáp án đúng sai cho các câu trả lời bên dưới.

“…Toàn cầu hóa thúc đẩy chuyên môn hóa, hợp tác hóa, tăng trưởng nhanh kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển chuỗi liên kết toàn cầu. Toàn cầu hóa làm gia tăng các mối quan hệ, ảnh hưởng lẫn nhau giữa các quốc gia, khu vực, mở ra nhiều cơ hội để giao lưu, trao đổi, những thành tựu của khoa học công nghệ kỹ thuật tiên tiến và công nghệ hiện đại. Toàn cầu hóa làm xuất hiện và nhân rộng các mạng lưới liên kết.
Tuy nhiên, toàn cầu hóa cũng làm gia tăng nhanh chóng khoảng cách giàu nghèo và đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết như: giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, giữ vững tính tự chủ quốc gia về kinh tế.”

(Trích SGK – Cánh diều trang 10– NXB Đại học Sư phạm).

a. Toàn cầu hóa tạo ra sự dịch chuyển các yếu tố sản xuất như lao động, vốn, công nghệ và tri thức. Đ
b. Các nước ứng dụng khoa học công nghệ và tri thức cao vào phát triển kinh tế, hướng tới phát triển xanh và bền vững. Đ
c. Toàn cầu hóa làm cho các nước nghèo có nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế. S
d. Toàn cầu hóa làm mất dần bản sắc văn hóa dân tộc, các giá trị văn hóa truyền thống bị biến mất. S

Câu 7: Đọc văn bản dưới đây lựa chọn đáp án đúng sai cho các câu trả lời bên dưới.

“….Các tổ chức liên kết kinh tế khu vực tạo nên động lực thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế, tăng cường tự do hóa thương mại, đầu tư dịch vụ giữa các quốc gia và giữa các khu vực với nhau. Lợi ích kinh tế của các nước thành viên được đảm bảo trong các tổ chức khu vực. Khu vực hóa thúc đẩy quá trình mở cửa của thị trường ở các quốc gia, tạo lập những thị trường khu vực rộng lớn, là nên tảng cho quá trình toàn cầu hóa kinh tế thế giới. Tuy nhiên xu hướng khu vực hóa kinh tế đặt ra không ít vấn đề như tính tự chủ về kinh tế, vấn đề cạnh tranh giữa các khu vực,…” 

(Trích SGK- CTST trang 17 NXB GD Việt Nam)

a. Khu vực hóa kinh tế là động lực thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế. Đ
b. Khu vực hóa hướng đến đảm bảo cùng nhau phát triển bền vững. Đ
c. Mỗi quốc gia chỉ tham gia một tổ chức liên kết kinh tế khu vực. S
d. Liên kết kinh tế khu vực để tăng khả năng cạnh tranh, mở rộng thị trường. Đ

Câu 8: Đọc văn bản dưới đây lựa chọn đáp án đúng sai cho các câu trả lời bên dưới.

Ảnh hưởng của toàn cầu hóa đối với các nước trên thế giới

Toàn cầu hóa kinh tế đặt ra nhiều vấn đề trong phát triển kinh tế của các nước như xây dựng thương hiệu sản phẩm, chuyển đổi cơ cấu kinh tế phù hợp, hoàn thiện các thể chế để thích ứng với xu hướng hội nhập, nâng cao trình độ phát triển kinh tế. Các vấn đề xã hội và môi trường như trên là giàu nghèo, y tế, việc làm, ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu trở thành mối quan tâm chung của các quốc gia.

(Trích SGK- CTST trang 16 NXB GD Việt Nam)

a. Cơ cấu kinh tế các nước chuyển dịch theo hướng tăng CN xây dựng giảm NN và dịch vụ. S
b. Toàn cầu hóa cơ hội để các nước mở cửa thu hút vốn đầu tư và khoa học công nghệ. Đ
c. Trí tuệ nhân tạo đã thay thế con người trong quá trình sản xuất. S
d. Kinh tế thế giới phát triển chất lượng cuộc sống tăng nhưng khoảng cách giàu nghèo càng tăng. Đ

Câu 9: Đọc văn bản dưới đây lựa chọn đáp án đúng sai cho các câu trả lời bên dưới.

‘…Các công ty xuyên quốc gia ngày càng mở rộng phạm vi hoạt động. Hệ thống các công ty xuyên quốc gia đã có mặt ở nhiều nước tạo nên sự liên kết chặt chẽ góp phần làm cho quá trình toàn cầu hóa trở nên sâu sắc hơn.”

(Trích SGK – Cánh diều trang 10– NXB Đại học Sư phạm).

a. Các công ty xuyên quốc gia là 1 trong những nhân tố thúc đẩy toàn cầu hóa. Đ
b. Các công ty xuyên quốc gia chủ yếu tham gia lĩnh vực tài chính, công nghệ. S
c. Các công ty xuyên quốc gia tham gia chuỗi liên kết chủ yếu ở các nước đang phát triển. S
d. Các công ty xuyên quốc gia chi phối và kiểm soát hoạt động thương mại thế giới. Đ

Câu 10: Đọc văn bản dưới đài lựa chọn đáp án đúng sai cho các câu trả lời bên dưới.

“…Hội nhập quốc tế đã đưa Việt Nam vào top 20 nền thương mại hàng hóa lớn nhất thế giới vào năm 2021 và đứng thứ 17 thế giới về xuất khẩu. Với lợi thế về điều kiện tự nhiên, Việt Nam là quốc gia xuất khẩu dừa và hạt điều lớn nhất thế giới, xuất khẩu tiêu và quế đứng thứ 2 thế giới. Ngoài ra với lợi thế về nguồn lao động và ưu đãi từ các chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, Việt Nam đã thu hút được hơn 15,66 tỷ USD vốn FDI năm 2021.”

(Trích SGK – Kết nối tri thức trang 11- Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.)

a. Việt Nam đã tham gia tích cực vào quá trình toàn cầu hóa. Đ
b. Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là nông sản. S
c. Tình hình chính trị ổn định cũng là một lợi thế để Việt Nam thu hút nguồn vốn FDI cao. Đ
d. Các bạn hàng lớn của Việt Nam chủ yếu là EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản. S

Câu 11: Đọc văn bản dưới đây lựa chọn đáp án đúng sai cho các câu trả lời bên dưới.

“…APEC là một diễn đàn kinh tế mở của các nền kinh tế nằm trong khu vực Châu Á –Thái Bình Dương. APEC có nhiệm vụ thúc đẩy tự do hóa thương mại và đầu tư trong khu vực, khuyến khích hợp tác kinh tế-kỹ thuật giữa các thành viên; điều chỉnh các quy định và tiêu chuẩn trên toàn khu vực; phối hợp trong xây dựng và triển khai các sáng kiến hành động dựa trên những chính sách, thỏa thuận đạt được trong khu vực.”

(Trích SGK- CTST trang 16 NXB GD Việt Nam)

a. Việt Nam là thành viên của APEC từ năm 1998 . Đ
b. Mục tiêu hoạt động của APEC là thúc đẩy tự do thương mại và đầu tư trong khu vực với các tổ chức kinh tế khác. S
c. Các nước thành viên của APEC chủ yếu thuộc khu vực Châu Á. S
d. APEC có nhiệm vụ nâng cao mức sống tạo công ăn việc làm cho người dân các nước thành viên. Đ

Câu 12: Đọc văn bản dưới đài lựa chọn đáp án đúng sai cho các câu trả lời bên dưới.

‘…WTO có nhiệm vụ tổ chức diễn đàn cho các cuộc đàm phán thương mại đa phương; giải quyết các tranh chấp thương mại; giám sát các chính sách thương mại của các quốc gia; thúc đẩy việc thực hiện những hiệp định và cam kết đạt được trong khuôn khổ WTO; hỗ trợ kỹ thuật và đào tạo các nước đang phát triển; hợp tác với các tổ chức quốc tế khác liên quan đến hoạch định chính sách kinh tế toàn cầu.”

(Trích SGK- CTST trang 16 NXB GD Việt Nam)

a. Việt Nam là thành viên chính thức của WTO năm 2006. S
b. WTO hướng tới một nền thương mại toàn cầu tự do, thuận lợi và minh bạch. Đ
c. Các thành viên của WTO được bảo hộ về giá cả cạnh tranh trong buôn bán quốc tế. S
d. Hạn chế WTO tăng khả năng cạnh tranh trong xuất khẩu hàng hóa. S

Câu 13: Đọc văn bản dưới đây lựa chọn đáp án đúng sai cho các câu trả lời bên dưới.

“Tình trạng khủng hoảng an ninh lương thực là vấn đề toàn cầu và đang có xu hướng gia tăng. Năm 2020 trên toàn thế giới có 345 triệu người ở 82 quốc gia bị thiếu lương thực. Trong đó châu Phi là khu vực có tình trạng khủng hoảng an ninh lương thực cao nhất trên thế giới và đang có xu hướng gia tăng nhanh nhất.”

a. An ninh lương thực là sự đảm bảo đủ lương thực cung cấp cho người dân, đẩy lùi nạn đói và giảm sự phụ thuộc vào nguồn lương thực nhập khẩu. Đ
b. Chiến tranh, thiên tai dịch bệnh là nguyên nhân làm khủng hoảng an ninh lương thực thế giới. Đ
c. Châu Phi do điều kiện tự nhiên không thuận lợi nên việc sản xuất lương thực khó khăn. S
d. Sự gia tăng dân số nhanh làm cho tính trạng thiếu lương thực trên thế giới ngày càng trầm trọng. S

Câu 14: Đọc văn bản dưới đây lựa chọn đáp án đúng sai cho các câu trả lời bên dưới.

“…Năm 1995, ủy hội sông Mê Công (MRC) được thành lập bao gồm các quốc gia thành viên là Cam-pu -chia, Lào, Thái Lan và Việt Nam. Mục tiêu của ủy hội sông Mê Công là thúc đẩy các hợp tác quản lí, phát triển nước và các nguồn tài nguyên liên quan của lưu vực sông Mê Công nhằm khai thác hết tiềm năng, và mang lợi ích bền vững cho tất cả các nước trong khu vực là…”

a. Các nước thành viên MRC nằm ở thượng nguồn sông Mê Công. S
b. 80% diện tích đất nông nghiệp ở hạ nguồn sông Mê Công dùng để sản xuất lúa gạo. Đ
c. Vai trò quan trọng nhất của sông Mê Công là bồi đắp phù sa hình thành các vùng đồng bằng ở hạ lưu sông. S
d. Việc khai thác và sử dụng nguồn nước lưu vực sông Mê Công còn thiếu bền vững. Đ

Câu 15: Đọc văn bản dưới đây lựa chọn đáp án đúng sai cho các câu trả lời bên dưới.

“…Thế giới vẫn phụ thuộc nhiều vào nhiên liệu hóa thạch, trong khi đó, trữ lượng và sản lượng một số nguồn năng lượng hóa thạch có xu hướng giảm, đối mặt với nguy cơ cạn kiệt trong tương lai. Hầu hết các khu vực có vị trí chiến lược về năng lượng đặc biệt là dầu mỏ Tây Nam Á, Trung Á, Mỹ La Tinh, Bắc Phi, Biển Đông.. Là mục tiêu cạnh tranh sức ảnh hưởng của các cường quốc, làm cho vấn đề an ninh năng lượng trở nên phức tạp.”

Để giải quyết vấn đề an ninh năng lượng cần:

a. Đẩy mạnh tiềm kiếm thăm dò khai thác triệt để các nguồn tài nguyên năng lượng. S
b. Đầu tư công nghệ phát triển năng lượng tái tạo, năng lượng mới. Đ
c. Ổn định chính trị, quản lí thị trường xuất khẩu dầu khí thế giới. S
d. Tăng cường vai trò của các tổ chức quốc tế, đàm phán, đối thoại hợp tác về vấn đề năng lượng. Đ

Câu 16: Đọc văn bản dưới đây lựa chọn đáp án đúng sai cho các câu trả lời bên dưới.
“…Kinh tế tri thức bao gồm các hoạt động như chuyển giao, nghiên cứu công nghệ… để tạo nên nhiều của cải vật chất và nâng cao những giá trị tinh thần của con người. Đây là nền kinh tế phát triển chủ yếu bởi sức mạnh của tri thức trong việc vận dụng hiệu quả các nguồn lực kinh tế.” 

(Trích SGK – Kết nối tri thức trang 21- NXB Giáo dục Việt Nam)

a. Giáo dục có vai trò quan trọng trong nền kinh tế thi thức.. Đ
b. Sở hữu trí tuệ là nguồn lực quan trọng trong nền kinh tế thi thức. Đ
c. Kinh tế tri thức là nền kinh tế mà công nghệ thông tin và trí tuệ nhân tạo thay thế hoàn toàn sức lao động của con người. S
d. Trong nền kinh tế tri thức công nghiệp là ngành đóng góp nhiều nhất vào GDP. S

Câu 17: Đọc văn bản dưới đây lựa chọn đáp án đúng sai cho các câu trả lời bên dưới.

“Tính đến năm 2020 trên thế giới có khoảng 80.000 công ty xuyên quốc gia với hơn 500.000 chi nhánh. Các công ty xuyên quốc gia chi phối và kiểm soát trên 80% thương mại thế giới, 4/5 nguồn vốn đầu tư trực tiếp ở nước ngoài, 9/10 kết quả nghiên cứu chuyển giao công nghệ trên thế giới.” Các công ty xuyên quốc gia:

a. Tác động mạnh mẽ đến việc hình thành và vận hành chuỗi cung ứng toàn cầu. Đ
b. Khai thác tốt hơn các lợi thế so sánh của các nước đang phát triển. Đ
c. Các nước đang phát triển bị cạnh tranh khốc liệt về thị trường. S
d. Các công ty xuyên quốc gia chủ yếu tham gia lĩnh vực tài chính, công nghệ. S

Câu 18: Đọc văn bản dưới đây lựa chọn đáp án đúng sai cho các câu trả lời bên dưới.

“Theo số liệu của liên hợp quốc, hiện có 138 quốc gia (trong đó có 95 nước đang phát triển) ban hành Luật An ninh mạng. Việt Nam đã ban hành Luật An ninh mạng năm 2018 để quy định về hoạt động và bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội trên không gian mạng; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức cá nhân có liên quan.”

(Trích SGK KNTTtrang 18 NXB Giáo dục Việt Nam)

a. Sự bùng nổ công nghệ thông tin trở thành thách thức lớn về an ninh quốc gia. Đ
b. Các cuộc tấn công vào hệ thống hạ tầng thông tin, truyền thông quốc gia chỉ gây ảnh hưởng đến an ninh quốc gia. S
c. Các cuộc tấn công mạng xuyên quốc gia có thể gay thiệt hại đến nền kinh tế toàn cầu. Đ
d. Luật An ninh mạng từng quốc xây dựng riêng để đảm bảo bí mật, an toàn, an ninh quốc gia. S

Câu 19: Đọc văn bản dưới đây lựa chọn đáp án đúng sai cho các câu trả lời bên dưới.

“…Hòa bình là tình trạng không có chiến tranh hay xung đột vũ trang. Bảo vệ hòa bình là gìn giữ cuộc sống xã hội bình yên, không để xảy ra chiến tranh hay xung đột vũ trang.”

(Trích SGK CD trang 20 Nhà Xuất bản ĐH Sư Phạm)

a. Hòa bình là khát vọng của toàn nhân loại. Đ
b. Bảo vệ hòa bình là trách nhiệm của các nhà lãnh đạo đất nước. S
c. Lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hiệp quốc có nhiệm vụ chính bảo vệ hòa bình trên thế giới. S
d. Biến đổi khí hậu cũng đe dọa hòa bình thế giới. Đ

Câu 20: Đọc văn bản dưới đây lựa chọn đáp án đúng sai cho các câu trả lời bên dưới.

“ …Khi thế giới vật lộn với tính cấp bách của biến đổi khí hậu, rừng chứng tỏ là điều cần thiết trong các chiến lược giảm thiểu và thích ứng. Tuy nhiên, việc thiếu dữ liệu chất lượng cao và nhất quán trong thông tin liên quan đến rừng làm tổn hại đến hiệu quả của việc giám sát và quản lý rừng, cũng như việc hoạch định chính sách tiếp theo cho hành động khí hậu.”

(Nguồn https://www.fao.org/home/en/)

a. Rừng có vai trò quan trọng tác động đến nhiều lĩnh vực trong đời sống con người. Đ
b. Mất rừng là nguyên nhân chính gia tăng biến đổi khí hậu. S
c. Sự phát triển CN làm gia tăng các hiện tượng cực đoan trên toàn cầu. Đ
d. Diện tích rừng suy giảm ở Trung Phi, Đông Phi và một số nước Nam Á làm cho tỉ lệ đói nghèo cao. S

Câu 21: Đọc văn bản dưới đây lựa chọn đáp án đúng sai cho các câu trả lời bên dưới.

“…Thế giới có tổng diện tích rừng là 4,06 tỷ ha chiếm 31% tổng diện tích đất liền. Diện tích này tương đương 0,52 ha mỗi người-mặc dù rừng không được phân bố đồng đều giữa các dân tộc trên thế giới hoặc về mặt địa lý. Miền nhiệt đới có tỉ lệ rừng lớn nhất thế giới (45%), tiếp theo là miền phương Bắc (2 7%), ôn đới (16%) và cận nhiệt đới (11%).”

Nguồn: https://www.fao.org/home/en/

a. Tổng diện rừng lớn tuy nhiên phân bố không đều giữa các khu vực. Đ
b. Miền nhiệt đới có diện rừng lớn nhất thế giới (45%) vì có diện tích lục địa rộng, lượng nhiệt và ẩm cao.Đ
c. Ở nước ta diện rừng nguyên sinh có xu hướng ngày càng tăng. S
d. Braxin là quốc gia có diện tích rừng nhiệt đới lớn nhất thế giới. S.

Câu 22: Đọc bảng số liệu, chọn đáp án đúng sai cho các câu trả lời bên dưới.

Bảng: Trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ toàn thế giới giai đoạn 2000 -2020

(Đơn vị: Tỉ USD)

Tiêu chí\ năm  2000  2005  2010  2015  2019  2020
Xuất Khẩu  7 961,7  13 014,0  19 009,0  21 341,8  24 970,7  22 594,7
Nhập Khẩu  7 927,2  12 804,0  18 467,2  20 815,8  24 418,2  21 949, 6

(Nguồn: Ngân hàng Thế giới, 2022)

a. Giá trị xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ toàn thế giới giai đoạn 2000 -2020 tăng liên tục. S
b. Giá trị xuất khẩu hàng hóa luôn lớn hơn giá trị nhập khẩu giai đoạn 2000 -2020. Đ
c. Giá xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ toàn thế ngày càng tăng biểu hiện của toàn cầu
hóa. Đ
d. Hoạt động thương mại có tốc độ tăng trưởng cao giai đoạn 2000 -2020 tăng 560%.S

Câu 23: Đọc bảng số liệu, chọn đáp án đúng sai cho các câu trả lời bên dưới.

Bảng: Tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ, giá trị GDP toàn thế giới, giai đoạn 1990 -2020

(Đơn vị: Tỉ USD)

Tiêu chí\ năm  1990  2000  2010  2018  2020
Tổng trị giá
XN khẩu
8 766,0  16 038,5  37 917,9  49 815,0  44 071,3
Giá trị GDP  22 779,9  33 830,8  66 596,0  86 413,0  84 906,8

(Nguồn: Ngân hàng Thế giới, 2022)

a. Giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ toàn thế giới giai đoạn 1990 -2020
tăng liên tục. S
b. Giá xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ toàn thế ngày càng tăng biểu hiện của toàn cầu hóa kinh tế về thương mại. Đ
c. Sự ra đời của WTO làm cho nền kinh tế thế giới phát triển năng động hơn.Đ
d. Biểu đồ cột là biểu đồ thích hợp thể hiện giá trị GDP toàn thế giới giai đoạn 1990 -2020. Đ
e. Tốc độ tăng trưởng của GDP luôn cao hơn tốc độ tăng xuất nhập khẩu. S


Dạng 2. Câu hỏi Trả lời ngắn Địa 11 Phần 1. Một số vấn đề về kinh tế xã hội thế giới

Câu 1: Bảng số liệu: Trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ toàn thế giới giai đoạn 2000 - 2020

(Đơn vị: Tỉ USD)

Tiêu chí\ năm  2000  2005  2010  2015  2019  2020
Xuất Khẩu  7 961,7  13 014,0  19 009,0  21 341,8  24 970,7  22 594,7
Nhập Khẩu  7 927,2  12 804,0  18 467,2  20 815,8  24 418,2  21 949 6
Tổng  15 888,9  25 818,0  37 576,2  42 157,6  49 388,9  44 644,3

( Nguồn : Ngân hàng Thế giới, 2022)

Tính cơ cấu trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ toàn thế giới giai đoạn 2000 -2020

Đáp án

Tiêu chí\ năm  2000  2005  2010  2015  2019  2020
Xuất Khẩu %  50,1  50,4  50,6  50,6  50,6  50,6
Nhập Khẩu%  49,9  49,6  49,4  49,4  49,4  49,4
Tổng  100  100  100  100  100  100

Câu 2: Bảng : Tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ, giá trị GDP toàn thế giới, giai đoạn 1990-2020

(Đơn vị: Tỉ USD)

Tiêu chí\ năm  1990  2000  2010  2018  2020
Tổng trị giá
XN khẩu
8 766,0  16 038,5  37 917,9  49 815,0  44 071,3
Giá trị GDP  22 779,9  33 830,8  66 596,0  86 413,0  84 906,8

(Nguồn: Ngân hàng Thế giới, 2022)

Tính tốc độ tăng trưởng của thương mại và tốc độ tăng trưởng của GDP 1990- 2020

Đáp án

Tiêu chí\ năm  1990  2000  2010  2018  2020
Tổng trị giá
XN khẩu
100  183 %  387 %  658%  503%
Giá trị GDP  100  149%  292%  379%  373%

Câu 3: Năm 2000 tổng vốn đầu tư nước ngoài vào các nước đạt 1,4 tỉ USD, năm 2021 đã lên
đến 1,6 000 tỉ USD. Vậy năm 2021 tổng vốn đầu tư nước ngoài so với năm 2000 gấp bao nhiêu
lần?

Đáp án

Gấp 1143 lần.

Câu 4: Năm 2021 tổng GDP Ca- na đa là 1990, 8 tỉ USD, dân số 37 triệu người. tính GDP/người Ca na đa năm 2021 ( đơn vị : nghìn USD/ người / năm)

Đáp án

53 805 USD/ người /năm = 5 381 nghìn USD/ người / năm

Câu 5: Năm 2021 thế giới có khoảng 2,3 tỉ người bị đói thiếu dinh dưỡng, chiếm 29,3% dân số
thế giới. Vậy dân số thế giới năm 2021 bao nhiêu tỉ người ? 

Đáp án

7,85 tỉ người

Câu 6: Dân số thế giới năm 2020

Tổng  Nhóm 0-14 tuổi  Nhóm 15- 64 tuổi  Nhóm > 65 tuổi
7,795 tỉ người  25,4% = 1,98  65,3% = 5,09  9,3%= 0,74

(Nguồn Quỹ dân số Liên Hợp Quốc – 2021)

Tính số dân thê giới phân theo nhóm tuổi năm 2020? Đơn vị: tỉ người

Câu 7: Dân số thế giới năm 2020: 

Tính
a. Mật độ dân số TG, các khu vực.
b. % dân số TG của các khu vực.
c. Số dân thành thị của TG và các khu vực

Đáp án

Khu vực  Dân số (tỉ
ngươi)
Diện tích
Km2
Mật
độ
Người/
Km2
%
thế
giới
% ds
thành thị
Số dân
thành thị
Tỉ người
Thế giới  7,795  130 075 488  52  100  56,2  4,379
Châu Á  4,641  31 033 131  150  59,5  49,3  2,288
Châu Phi  1,341  29 648 481  45  17,2  40,5  0,543
Châu Âu  0,748  22 134 900  34  9,6  74,5  0,557
Mỹ
LaTinh và
Cari bê
0,654  20 139 378  32  8,4  79,7  0,521
Bắc Mỹ  0,369  18 651 660  20  4,7  82,8  0,306
Châu Đại
Dương
0,043  8 468 460  0,5  70,8  0,030

Câu 8: Đánh giá tài nguyên rừng toàn cầu 2020 (FRA 2020). https://www.fao.org/home/en/

Thế giới có tổng diện tích rừng là 4,06 tỷ ha chiếm 31% tổng diện tích đất liền. Diện tích này tương đương 0,52 ha mỗi người-mặc dù dừng không được phân bố đồng đều giữa các dân tộc trên thế giới hoặc về mặt địa lý. Miền nhiệt đới có tỉ lệ rừng lớn nhất thế giới (45%), tiếp theo là miền phương Bắc (27%), ôn đới (16%) và cận nhiệt đới(11%).

Tính diện tích rừng theo miền khí hậu.

a. Miền nhiệt đới (45%) = 1,827 tỷ ha
b. miền phương Bắc (27%) = 1,096 tỷ ha
c. ôn đới (16%) = 0,695tỷ ha
d. cận nhiệt đới(11%)= 0,447tỷ ha

Câu 9: Ngày nay, rừng chiếm khoảng 31% tổng diện tích đất của Trái đất, trải dài 4,06 tỷ ha. Trong ba
thập kỷ qua, thế giới đã mất hơn 4% diện tích rừng, tương đương với ½ diện tích Ấn Độ (
3.287.263 km2).

Tính diện tích rừng thế giới đã mất trong 3 thập kỷ qua.

Đáp án

1 643 631,5 km2 = 1,64 triệu km2

icon-date
Xuất bản : 23/11/2024 - Cập nhật : 23/11/2024

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads