logo

Trắc nghiệm Địa lí 9 học kì 1 có đáp án (Phần 2)

Câu 1: Sự phân bố của các dân tộc chủ yếu do:

A. Điều kiện tự nhiên.

B. Tập quán sinh hoạt và sản xuất.

C. Nguồn gốc phát sinh.

D. Chính sách của nhà nước.

Sự phân bố dân tộc dựa trên nhiều nhân tố: Tập quán sinh hoạt và sản xuất. Do mỗi dân tộc từ xưa đã có tập quán sinh hoạt và sản xuất khác nhau (người Mông sống trên núi cao → Ruộng bậc thang, người kinh ở đồng bằng → trồng lúa nước).

Đáp án: B.

Câu 2: Các dân tộc ít ngưới chủ yếu sống tập trung ở:

A. Đồng bằng

B. Miền núi

C. Trung du

D. Duyên Hải

Nước ta có 54 dân tộc và các dân tộc ít người như Mông, Thái, Ê Đê, Ba Na,… chủ yếu sống ở miền núi như Tây Bắc, dọc dãy trường Sơn, các cao nguyên ở Tây Nguyên,…

Đáp án: B.

Câu 3: Người Việt (Kinh) phân bố chủ yếu ở đâu:

A. Đồng bằng, duyên hải

B. Miền Núi

C. Hải đảo

D. Nước Ngoài

Người Việt (Kinh) phân bố chủ yếu ở các vùng đồng bằng và duyên hải ven biển kéo dài từ Quảng Ninh đến Kiên Giang.

Đáp án: A.

Câu 4: Hiện nay dân số nước ta đang chuyển sang giai đoạn có tỉ suất sinh:

A. Tương đối thấp

B. Trung bình

C. Cao

D. Rất cao

Hiện nay dân số nước ta đang chuyển sang giai đoạn có tỉ suất sinh tương đối thấp do thực hiện tốt công tác kế hoạch hóa gia đình.

Đáp án: A.

Câu 5: Sự gia tăng dân số nước ta hiện nay không có đặc điểm:

A. Tỉ lệ sinh tương đối thấp và đang giảm chậm

B. Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số khác nhau giữa các vùng.

C. Mỗi năm dân số nước ta tăng lên khoảng một triệu người.

D. Tỉ lệ gia tăng tự nhiên ở đồng bằng cao hơn ở miền núi và nông thôn.

Sự gia tăng dân số nước ta hiện nay có đặc điểm là tỉ lệ sinh tương đối thấp và đang giảm chậm, tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số khác nhau giữa các vùng nhưng ở đồng bằng thấp hơn ở miền núi và nông thôn. Đồng thời mỗi năm dân số nước ta tăng lên khoảng một triệu người.

Đáp án: D.

Câu 6: Hiện tượng bùng nổ dân số ở nước ta chấm dứt trong khỏang thời gian nào?

A. Những năm cuối thế kỉ XIX.

B. Những năm cuối thế kỉ XX.

C. Những năm đầu thế kỉ XIX.

D. Những năm đầu thế kỉ XX.

Hiện tượng bùng nổ dân số ở nước ta bắt đầu từ cuối những năm 50 và chấm dứt vào những năm cuối thế kỉ XX.

Đáp án: D.

Câu 7: Quá trình đô thị hóa ở nước ta đang diễn ra ở mức độ:

A. Rất thấp

B. Thấp

C. Trung bình

D. Cao

Quá trình đô thị hóa ở nước ta diễn ra ở mức độ thấp, trình độ đô thị hóa thấp.

Đáp án: B.

Câu 8: Các đô thị ở nước ta phần lớn có quy mô:

A. Vừa và nhỏ

B. Vừa

C. Lớn

D. Rất Lớn

Quá trình đô thị hóa ở nước ta diễn ra ở mức độ thấp và phần lớn các đô thị ở nước ta có quy mô vừa và nhỏ. Một số đô thị tiêu biểu như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Biên Hòa,…

Đáp án: A.

Câu 9: Số dân và tỉ lệ dân thành thị có xu hướng:

A. Số dân thành thị tăng, tỉ lệ dân thành thị tăng.

B. Số dân thành thị tăng, tỉ lệ dân thành thị giảm.

C. Số dân thành thị giảm, tỉ lệ dân thành thị giảm.

D. Số dân thành thị giảm, tỉ lệ dân thành thị tăng.

Áp dụng công thức tính mật độ dân số = số dân/diện tích (người/km2).

Đáp án: A.

Câu 10: Đặc điểm nào sau đây đúng với nguồn lao động nước ta:

A. Dồi dào, tăng nhanh

B. Tăng chậm

C. Hầu như không tăng

D. Dồi dào, tăng chậm

Nguồn lao động ở nước ta có đặc điểm: rất dồi dào, đang tăng nhanh, cần cù và có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp.

Đáp án: A.

Câu 11: Thế mạnh của lao động Việt Nam là:

A. Có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông lâm ngư nghiệp.

B. Có khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật.

C. Chất lượng nguồn lao động đang được cải thiện.

D. Cả A, B, C, đều đúng.

Mặt mạnh của lao động Việt Nam là có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông – lâm – ngư – nghiệp, có khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật và chất lượng nguồn lao động đang ngày càng được cải thiện.

Đáp án: D.

Câu 12: Mỗi năm bình quân nguồn lao động nước ta có thêm:

A. 0,5 triệu lao động

B. 0,7 triệu lao động

C. Hơn 1 triệu lao động

D. gần hai triệu lao động

Nguồn lao động của nước ta được bổ sung hàng năm và trung bình hơn 1 triệu lao động mỗi năm.

Đáp án: C.

Câu 13: Ba vùng kinh tế trọng điểm nước ta là:

A. Phía Bắc, miền Trung và phía Nam.

B. Bắc Bộ, miền Trung và phía Nam.

C. Bắc Bộ, Trung bộ và Nam bộ.

D. Đồng bằng sông Hồng, Duyên Hải và Đông Nam Bộ.

Ba vùng kinh tế trọng điểm ở nước ta lần lượt từ Bắc xuống Nam là vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, miền Trung và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Đáp án: A.

Câu 14: Biểu hiện nào sau đây thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ?

A. Giảm tỉ trọng khu vực nông, lâm, ngư nghiệp.

B. Trong nông nghiệp đã hình thành các vùng chuyên canh.

C. Kinh tế cá thể được thừa nhận và ngày càng phát triển.

D. Công nghiệp là ngành có tốc độ phát triển nhanh nhất.

Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ là hình thành các vùng chuyên canh trong nông nghiệp, các lãnh thổ tập trung công nghiệp, dịch vụ và các vùng kinh tế phát triển năng động.

Đáp án: B.

Câu 15: Biểu hiện nào sau đây thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo thành phần kinh tế:

A. Từ nền kinh tế nhiều thành phần sang nền kinh tế tập trung nhà nước và tập thể.

B. Cả nước hình thành 3 vùng kinh tế phía Bắc, miền Trung và phía Nam.

C. Chuyển dịch cơ cấu ngành, cơ cấu thành phần kinh tế và cơ cấu lãnh thổ.

D. Từ nền kinh tế chủ yếu là khu vực Nhà nước và tập thể sang nền kinh tế nhiều thành phần.

Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo thành phần kinh tế ở nước ta thể hiện ở sự chuyển dịch từ nền kinh tế chủ yếu là khu vực Nhà nước và tập thể sang nền kinh tế nhiều thành phần.

Đáp án: D

Câu 16: Tư liệu sản xuất không thể thay thế được của ngành nông nghiệp là:

A. Đất đai

B. Khí hậu

C. Nước

D. Sinh vật

Đất trồng là tư liệu sản xuất không thể thay thế được của ngành sản xuất nông nghiệp.

Đáp án: A.

Câu 17: Nước ta có thể trồng từ 2 đến 3 vụ lúa và rau trong môt năm là nhờ:

A. Có nhiều diện tích đất phù sa.

B. Có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.

C. Có mạng lưới sông ngòi, ao, hồ dày đặc.

D. Có nguồn sinh vật phong phú.

Nhờ có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa nên ở nước ta có thể trồng từ 2 đến 3 vụ lúa và rau trong môt năm, đặc biệt là vùng đồng bằng sông Hồng.

Đáp án: B.

Câu 18: Khu vực có diện tích đất phù sa lớn nhất nước ta là:

A. Các vùng trung du và miền núi.

B. Vùng Đồng bằng sông Hồng.

C. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

D. Các đồng bằng ở duyên hải Miền Trung.

Vùng đồng bằng sông Cửu Long là vùng có diện tích đất phù sa ngọt lớn nhất ở nước ta hiện nay với khoảng 1,2 triệu ha.

Đáp án: C.

Câu 19: Ở nước ta cây lúa được trồng chủ yếu ở:

A. Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu long.

B. Các đồng bằng ven biển Duyên hải Nam Trung Bộ.

C. Trung du miền núi phía Bắc, Tây Nguyên.

D. Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ.

Ở nước ta cây lúa được trồng trên khắp cả nước nhưng nhiều nhất là ở các vùng đồng bằng, đặc biệt là đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long.

Đáp án: A.

Câu 20: Do trồng nhiều giống lúa mới nên:

A. Lúa được trồng rộng rãi trên khắp cả nước.

B. Cơ cấu mùa vụ đã thay đổi nhiều.

C. Đã hình thành được hai vùng trọng điểm lúa.

D. Cơ cấu ngành tròng trọt ngày càng đa dạng.

Do trồng nhiều giống lúa mới nên cơ cấu mùa vụ thay đổi, có vụ chín sớm, lúa chính vụ và lúa muộn.

Đáp án: B.

Câu 21: Một trong những tác động của việc đẩy mạnh trồng cây công nghiệp:

A. Diện tích đất trồng bị thu hẹp.

B. Công nghiệp chế biến trở thành ngành trọng điểm.

C. Đã đảm bảo được lương thực thực phẩm.

D. Diện tích rừng nước ta bị thu hẹp.

Việc đảm bảo được lương thực thực phẩm sẽ tạo điều kiện đẩy mạnh trồng cây công nghiệp.

Đáp án: C.

Câu 22: Loại rừng nào có thế tiến hành khai thác gỗ đi đôi với trồng mới?

A. Rừng sản xuất.

B. Rừng phòng hộ.

C. Rừng đặc dụng.

D. Tất cả các loại rừng trên.

Rừng sản xuất cung cấp gỗ cho công nghiệp chế biến gỗ và cho xuất khẩu. Vừa có thể khai thác, vừa trồng mới được.

Đáp án: A.

Câu 23: Lâm nghiệp có vị trí đặc biệt trong phát triển kinh tế - xã hội và có vai trò:

A. Cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp.

B. Giữ gìn môi trường sinh thái.

C. Bảo vệ con người và động vật.

D. Thúc đẩy sự phát triển ngành chăn nuôi.

Lâm nghiệp có vị trí đặc biệt trong phát triển kinh tế - xã hội và có vai trò giữ gìn môi trường sinh thái.

Đáp án: B.

Câu 24: Nước ta gồm những loại rừng nào?

A. Rừng sản xuất, rừng sinh thái và rừng phòng hộ

B. Rừng phòng hộ, rừng nguyên sinh và rừng đặc dụng

C. Rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất

D. Rừng sản xuất, rừng quốc gia và rừng phòng hộ

Nước ta gồm có 3 loại rừng, đó là rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất.

Đáp án: C.

Câu 25: Các nguồn tài nguyên khoáng sản như apatit, pirit, photphorit,… là nguyên liệu cho ngành công nghiệp:

A. Công nghiệp năng lượng

B. Công nghiệp luyện kim màu

C. Công nghiệp hóa chất

D. Công nghiệp vật liệu xây dựng

Các nguồn tài nguyên khoáng sản như apatit, pirit, photphorit,… là nguyên liệu cho ngành công nghiệp hóa chất.

Đáp án: C.

Câu 26: Ngành công nghiệp năng lượng phát triển mạnh nhất ở Quảng Ninh là:

A. Than

B. Hoá dầu

C. Nhiệt điện

D. Thuỷ điện

Ngành công nghiệp năng lượng phát triển mạnh nhất ở Quảng Ninh là ngành công nghiệp nhiệt điện với một số nhà máy nhiệt điện có công suất lớn và rất lớn như: Uông Bí,…

Đáp án: C.

Câu 27: Các nguồn tài nguyên khoáng sản như than, dầu, khí là nguyên liệu cho ngành công nghiệp:

A. Công nghiệp luyện kim đen

B. Công nghiệp luyện kim màu

C. Công nghiệp năng lượng, hóa chất

D. Công nghiệp vật liệu xây dựng

Các nguồn tài nguyên khoáng sản như than, dầu, khí là nguyên liệu cho ngành công nghiệp năng lượng và hóa chất.

Đáp án: C.

Câu 28: Trong các ngành công nghiệp sau, ngành nào của nước ta có thế mạnh đặc biệt và cần đi trước một bước so với các ngành khác?

A. Công nghiệp điện tử.

B. Công nghiệp hoá chất.

C. Công nghiệp thực phẩm.

D. Công nghiệp năng lượng.

“Điện – đường – trường – trạm”. Trong các ngành công nghiệp thì ngành công nghiệp năng lượng ở nước ta có thế mạnh đặc biệt và cần đi trước một bước so với các ngành khác.

Đáp án: D.

Câu 29: Ngành công nghiệp năng lượng phát triển mạnh nhất ở Tây Nguyên là:

A. Khai thác than

B. Hoá dầu

C. Nhiệt điện

D. Thuỷ điện

Ngành công nghiệp năng lượng phát triển mạnh nhất ở Tây Nguyên là ngành công nghiệp năng lượng thủy điện do có nguồn thủy năng dồi dào trên các sông, với một số nhà máy thủy điện lớn như Yaly, Xê Xan 3, Xê Xan 3A, Xê Xan 4, Dray Hling,…

Đáp án: D.

Câu 30: Ngành công nghiệp năng lượng phát triển mạnh nhất ở Bà Rịa – Vũng Tàu là:

A. Than

B. Hoá dầu

C. Nhiệt điện

D. Thuỷ điện.

Ngành công nghiệp năng lượng phát triển mạnh nhất ở Bà Rịa – Vũng Tàu là nhiệt điện với một số nhà máy nhiệt điện như Phú Mỹ, Bà Rịa nhờ có nguồn cung cấp nguyên liệu từ dầu khí.

Đáp án: C.

Câu 31: Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là hai trung tâm dịch vụ lớn nhất ở nước ta không biểu hiện ở đặc điểm:

A. Là hai đầu mối giao thông vận tải, viễn thông lớn nhất cả nước

B. Là nơi tập trung nhiều trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước

C. Là nơi tập trung nhiều trường đại học, viện nghiên cứu và bệnh viện lớn.

D. Là hai trung tâm thương mại, tài chính ngân hàng lớn nhất nước ta

Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là hai trung tâm dịch vụ lớn nhất ở nước ta có đặc điểm: Là hai đầu mối giao thông vận tải, viễn thông lớn nhất cả nước. Là nơi tập trung nhiều trường đại học, viện nghiên cứu và bệnh viện lớn. Đồng thời cũng là hai trung tâm thương mại, tài chính ngân hàng lớn nhất nước ta. Tập trung nhiều trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước là biểu hiện của công nghiệp.

Đáp án: B.

Câu 32: Việc nâng cao chất lượng dịch vụ và đa dạng hóa các loại hình dịch vụ phải dựa trên cơ sở chủ yếu nào?

A. Dân cư và nguồn lao động.

B. Thu hút đầu tư nước ngoài.

C. Trình độ công nghệ, lao động, cơ sở vật chất kĩ thuật tốt.

D. Chính sách phát triển ngành dịch vụ của nhà nước.

Việc nâng cao chất lượng dịch vụ và đa dạng hóa các loại hình dịch vụ phải dựa trên cơ sở trình độ khoa học - công nghệ cao, nguồn lao động lành nghề và các cơ sở vật chất kĩ thuật tốt.

Đáp án: C.

Câu 33: Yếu tố nào tác động mạnh mẽ đến sự phân bố ngành dịch vụ?

A. Vị trí địa lí thuận lợi, tài nguyên thiên nhiên đa dạng, phong phú.

B. Nền kinh tế phát triển năng động.

C. Giao thông vận tải phát triển.

D. Sự phân bố dân cư và phát triển kinh tế.

Sự phân bố dân cư và sự phát triển kinh tế là hai yếu tố có tác động mạnh mẽ nhất đến sự phát triển và phân bố của ngành dịch vụ.

Đáp án: D.

Câu 34: Ở nước ta hiện nay, đã phát triển mấy loại hình giao thông vận tải:

A. 4 loại hình

B. 5 loại hình

C. 6 loại hình

D. 7 loại hình

Ở nước ta hiện nay, đã phát triển 6 loại hình giao thông vận tải. Đó là đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường biển, đường thủy và đường ống.

Đáp án: C.

Câu 35: Tuyến đường nào sau đây đi qua 6/7 vùng kinh tế của nước ta:

A. Đường sắt Thống Nhất và đường 279.

B. Quốc lộ 1A và Đường Hồ Chí Minh.

C. Đường Hồ Chí Minh và quốc lộ 1A.

D. Đường sắt Thống Nhất và quốc lộ 1A.

Đường sắt Thống Nhất và quốc lộ 1A là hai tuyến đường giao thông huyết mạch ở nước ta đi qua 6/7 vùng kinh tế của đất nước (không qua vùng Tây Nguyên).

Đáp án: D.

Câu 36: Quốc lộ 1A là quốc lộ:

A. Chạy từ Lạng Sơn đến Cà Mau.

B. Chạy từ Lạng Sơn đến TP. Hồ Chí Minh.

C. Chạy từ Hà Giang đến Cà Mau.

D. Chạy từ Hà Giang đến Hà Nội.

Quốc lộ 1A là quốc lộ: chạy từ cửa khẩu Hữu Nghị (Lạng Sơn) đến Đất Mũi (Cà Mau).

Đáp án: D.

Câu 37: Trong số các di sản thế giới được UNESCO công nhận, nhóm di sản nào sau đây thuộc Duyên hải Nam Trung Bộ:

A. Cố đô Huế, Hạ Long.

B. Phố cổ Hội An, di tích Mỹ Sơn.

C. Phong Nha – Kẻ Bàng, di tích Mĩ Sơn.

D. Cồng chiêng Tây Nguyên, phố cổ Hội An.

Trong số các di sản thế giới được UNESCO công nhận, nhóm di sản thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là phố cổ Hội An và di tích Mỹ Sơn. Vì: Cố đô Huế, Phong Nha – Kẻ Bàng ở Bắc Trung Bộ; Hạ Long ở Trung du miền núi phía Bắc. Cồng chiêng Tây Nguyên ở Tây Nguyên.

Đáp án: B.

Câu 38: Nước ta chủ yếu nhập khẩu:

A. Máy móc thiết bị, nguyên liệu và nhiên liệu

B. Lương thực thực phẩm và hàng tiêu dùng

C. Hàng nông, lâm, thủy sản

D. Hàng công nghiệp nặng và khoáng sản

Nước ta chủ yếu nhập khẩu máy móc thiết bị, nguyên liệu và nhiên liệu còn lương thực thực phẩm và hàng tiêu dùng chiếm tỉ trọng rất nhỏ.

Đáp án: A.

Câu 39: Trong các tài nguyên du lịch dưới đây, tài nguyên nào là tài nguyên du lịch thiên nhiên:

A. Các công trình kiến trúc

B. Các lễ hội truyền thống

C. Văn hóa dân gian

D. Các bãi tắm đẹp

Tài nguyên du lịch tự nhiên gồm phong cảnh, các bãi tắm đẹp, khí hậu tốt, các vườn quốc gia, các thú quý hiếm,…

Đáp án: D.

Câu 40: Trung du và miền núi Bắc Bộ bao gồm:

A. 11 tỉnh

B. 15 tỉnh

C. 13 tỉnh

D. 14 tỉnh

Trung du và miền núi Bắc Bộ gồm có 15 tỉnh, đó là: Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Bắc Giang, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai, Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên và Lai Châu.

Đáp án: B.

Câu 41: Về mặt tự nhiên Trung du và miền núi Bắc Bộ có đặc điểm chung là:

A. chịu sự chi phối sâu sắc của độ cao địa hình.

B. chịu tác động rất lớn của biển.

C. chịu ảnh hưởng sâu sắc của vĩ độ.

D. chịu ảnh hưởng nặng của mạng lưới thủy văn.

Về mặt tự nhiên Trung du và miền núi Bắc Bộ có đặc điểm chung là chịu sự chi phối sâu sắc của độ cao địa hình.

Đáp án: A.

Câu 42: Đặc điểm nào sau đây không phải của Trung du và miền núi Bắc Bộ?

A. có diện tích lớn nhất so với các vùng khác.

B. có sự phân hóa thành hai tiểu vùng.

C. có số dân đông nhất so với các vùng khác.

D. giáp cả Trung Quốc và Lào.

Đặc điểm Trung du và miền núi Bắc Bộ là có diện tích lớn nhất so với các vùng khác, có sự phân hóa thành hai tiểu vùng Đông Bắc và Tây Bắc và có vị trí địa lí giáp cả Trung Quốc và Lào. Số dân của Trung du và miền núi Bắc Bộ vẫn thấp hơn Đồng bằng sông Hồng, ĐB Sông Cửu Long.

Đáp án: C.

Câu 43: Các trung tâm kinh tế quan trọng ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là:

A. Lào Cai, Điện Biên Phủ, Sơn La, Hòa Bình

B. Móng Cái, Tuyên Quang, Bắc Giang, Bắc Kan.

C. Thái Nguyên, Việt Trì, Hạ Long, Lạng Sơn

D. Cẩm Phả, Cao Bằng, Hà Giang, Uông Bí

Các trung tâm kinh tế quan trọng ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là Thái Nguyên, Việt Trì, Hạ Long và Lạng Sơn.

Đáp án: C.

Câu 44: Loại nhiên liệu sử dụng cho các nhà máy nhiệt điện ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là:

A. Dầu lửa

B. Khí đốt

C. Than đá

D. Than gỗ.

Loại nhiên liệu sử dụng cho các nhà máy nhiệt điện ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là than đá tập trung chủ yếu ở Quảng Ninh.

Đáp án: C.

Câu 45: Than đá trong vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ khai thác không nhằm mục đích:

A. Làm nhiên liệu nhiệt điện

B. Xuất khẩu

C. Tiêu dùng trong nước

D. Làm đồ trang sức

Than đá trong vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ khai thác nhằm mục đích làm nhiên liệu nhiệt điện, tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

Đáp án: D.

Câu 46: Đồng bằng sông Hồng gồm bao nhiêu tỉnh, thành phố?

A. 9      B. 10

C. 11      D. 12

Đồng bằng sông Hồng gồm 10 tỉnh, đó là Hà Nội, Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình và Ninh Bình.

Đáp án: B.

Câu 47: Các tỉnh không thuộc Đồng bằng Sông Hồng là:

A. Bắc Giang, Lạng Sơn

B. Thái Bình, Nam Định

C. Hà Nam, Ninh Bình

D. Bắc Ninh, Vĩnh Phúc

Đồng bằng sông Hồng gồm 10 tỉnh, đó là Hà Nội, Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình và Ninh Bình. Bắc Giang, Lạng Sơn thuộc Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Đáp án: A.

Câu 48: Tài nguyên khoáng sản có giá trị ở Đồng bằng Sông Hồng là:

A. than nâu, bôxít, sắt, dầu mỏ.

B. đá vôi, sét cao lanh, than nâu, khí tự nhiên.

C. apatit, mangan, than nâu, đồng.

D. thiếc, vàng, chì, kẽm.

Đồng bằng sông Hồng ít tài nguyên khoáng sản, có giá trị nhất đáng kể là đá vôi, sét cao lanh, than nâu và khí tự nhiên.

Đáp án: B.

icon-date
Xuất bản : 24/11/2021 - Cập nhật : 24/11/2021

Tham khảo các bài học khác