logo

Trắc nghiệm Địa lí 9 học kì 1 có đáp án (Phần 1)

Câu 1: Việt Nam là một quốc gia có nhiều dân tộc, có tất cả:

A. 52 dân tộc

B. 53 dân tộc

C. 54 dân tộc

D. 55 dân tộc

Việt Nam có 54 dân tộc, dân tộc Kinh chiếm phần lớn. Một số dân tộc có trên 1 triệu người như Chăm, Hoa, Nùng, Mông, …

Đáp án: C.

Câu 2: Dân tộc kinh chiếm khoảng bao nhiêu % dân số:

A. 85%       B. 86%

C. 87%       D. 88%

Dân tộc kinh chiếm phần lớn dân số ở nước ta, khoảng 86% (1999).

Đáp án: B.

Câu 3: Các dân tộc ít người có số dân trên một triệu người ở nước ta, gồm:

A. Tày, Thái, Mường, Khơ-me.

B. Ê-đê, Ba -na, Gia- rai, Bru Vân Kiều.

C. Chăm, Hoa, Nùng, Mông.

D. Dao, Cơ-ho, Sán Dìu, Hrê.

Các dân tộc ít người có số dân trên một triệu người ở nước ta, gồm có dân tộc Chăm, Hoa, Nùng, Mông.

Đáp án: C.

Câu 4: Dân số thành thị tăng nhanh, không phải vì:

A. Gia tăng tự nhiên cao

B. Do di dân vào thành thị

C. Do tăng tỉ trọng khu vực dịch vụ

D. Nhiều đô thị mới hình thành

Dân thành thị tăng nhanh trong những năng trở lại đây là do dân di cư từ nông thôn vào thành thị (dưới tác động của quá trình đô thị hóa).

Đáp án: A.

Câu 5: Nước ta có cơ cấu dân số:

A. Cơ cấu dân số trẻ.

B. Cơ cấu dân số già.

C. Cơ cấu dân số ổn định.

D. Cơ cấu dân số phát triển.

Với đặc điểm tỉ lệ người dưới độ tuổi lao dộng và trong độ tuổi lao động lớn, tỉ suất sinh cao, tỉ lệ người trên độ tuổi lao động thấp nước ta có cơ cấu dân số trẻ.

Đáp án: A.

Câu 6: Dân số ở nhóm tuổi từ 0 – 14 tuổi đặt ra những vấn đề cấp bách nào?

A. Xây dựng các nhà dưỡng lão, các khu dân trí.

B. Văn hóa, y tế, giáo dục và giải quyết việc làm trong tương lai.

C. Giải quyết việc làm, vấn đề xã hội, an ninh.

D. Các vấn đề trật tự an ninh và các vấn đề văn hóa, giáo dục.

Dân số ở nhóm tuổi từ 0 – 14 tuổi đặt ra những vấn đề cấp bách về văn hóa, y tế, giáo dục và giải quyết việc làm cho số công dân trong tương lai này.

Đáp án: B.

Câu 7: Trên thế giới, nước ta nằm trong số các nước có mật độ dân số:

A. Thấp

B. Trung bình

C. Cao

D. Rất cao

Trên thế giới, nước ta nằm trong số các nước có mật độ dân số cao. Năm 1989: 195 người/km2, năm 2003: 246 người/km2 (thế giới: 47 người/km2), năm 2016: 280 người/km2 (thế giới: 57 người/km2).

Đáp án: C.

Câu 8: Dân cư nước ta phân bố không đồng đều, sống thưa thớt ở:

A. Ven biển

B. Miền núi

C. Đồng bằng

D. Đô thị

Dân cư nước ta tập trung chủ yếu ở vùng đồng bằng, các khu đô thị và ven biển còn ở vùng trung du và miền núi dân cư tập trung thưa thớt.

Đáp án: B.

Câu 9: Dân cư nước ta phân bố không đồng đều, tập trung đông đúc ở các vùng nào?

A. Hải đảo

B. Miền núi

C. Trung du

D. Đồng bằng

Dân cư nước ta tập trung chủ yếu ở vùng đồng bằng, các khu đô thị và ven biển còn ở vùng trung du và miền núi, hải đảo dân cư tập trung thưa thớt.

Đáp án: D.

Câu 10: Nguồn lao động nước ta còn có hạn chế về:

A. Thể lực, trình độ chuyên môn và tác phong lao động.

B. Nguồn lao động bổ sung hàng năm lớn.

C. Kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp.

D. Khả năng tiếp thu khoa học – kỹ thuật.

Nguồn lao động nước ta còn có hạn chế về thể lực, trình độ chuyên môn và tác phong lao động chuyên nghiệp trong thời đại công nghiệp hóa.

Đáp án: A.

Câu 11: Cơ cấu lao động phân theo ngành kinh tế đang có sự chuyển dịch theo hướng:

A. Giảm tỉ trọng ngành nông-lâm-ngư nghiệp, tỉ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ tăng.

B. Tăng tỉ trọng ngành nông-lâm-ngư nghiệp, tỉ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ giảm.

C. Giảm tỉ trọng ngành nông-lâm-ngư nghiệp và công nghiệp, tỉ trọng ngành dịch vụ tăng.

D. Tăng tỉ trọng ngành nông-lâm-ngư nghiệp và công nghiệp, tỉ trọng ngành dịch vụ tăng.

Cơ cấu lao động phân theo ngành kinh tế đang có sự chuyển dịch tích cực dưới sự tác động của quá trình CNH-HĐH, theo hướng giảm tỉ trọng lao động trong ngành nông-lâm-ngư nghiệp và tăng tỉ trọng lao động trong ngành công nghiệp và dịch vụ.

Đáp án: A.

Câu 12: Để giải quyết vấn đề việc làm không cần có biện pháp nào?

A. Phân bố lại dân cư và lao động.

B. Đa dạng các hoạt động kinh tế ở nông thôn.

C. Đa dạng các loại hình đào tạo.

D. Chuyển hết lao động nông thôn xuống thành thị.

Một số biện pháp giải quyết vấn đề việc làm ở nước ta hiện nay là: Phân bố lại dân cư và lao động, đa dạng các hoạt động kinh tế ở nông thôn, đa dạng các loại hình đào tạo, hướng nghiệp dạy nghề, giới thiệu việc làm và đẩy mạnh xuất khẩu lao động.

Đáp án: D.

Câu 13: Công cuộc Đổi mới ở nước ta đã được triển khai từ năm:

A. 1975       B. 1981

C. 1986       D. 1996

Công cuộc đổi mới ở nước ta bắt đầu từ năm 1986 và dần dần đưa nước ta thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kéo dài, từng bước ổn định và phát triển.

Đáp án: C.

Câu 14: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế thể hiện ở:

A. Hình thành các vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, miền Trung và phía Nam.

B. Chuyển dịch cơ cấu ngành, cơ cấu thành phần kinh tế và cơ cấu lãnh thổ.

C. Chuyển dịch cơ cấu ngành, thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào nước ta.

D. Hình thành các khu trung tâm công nghiệp, vùng công nghiệp mới.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là nét đặc trưng của quá trình đổi mới, thể hiện ở ba mặt chủ yếu: chuyển dịch cơ cấu ngành, cơ cấu thành phần kinh tế và cơ cấu lãnh thổ.

Đáp án: B.

Câu 15: Cả nước hình thành các vùng kinh tế năng động thể hiện:

A. Sự chuyển dịch cơ cấu GDP của nền kinh tế.

B. Sự chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế.

C. Sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế.

D. Sự chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ kinh tế.

Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ là hình thành các vùng chuyên canh trong nông nghiệp, các lãnh thổ tập trung công nghiệp, dịch vụ và các vùng kinh tế phát triển năng động.

Đáp án: D.

Câu 16: Hạn chế của tài nguyên nước ở nước ta là:

A. Chủ yếu là nước trên mặt, nguồn nước ngầm không có.

B. Phân bố không đều giữa các vùng lãnh thổ.

C. Phân bố không đều trong năm gây lũ lụt và hạn hán.

D. Khó khai thác để phục vụ nông nghiệp vì hệ thóng đê ven sông.

Nước ta có mạng lưới sông ngòi, ao hồ dày đặc, có nhiều giá trị tuy nhiên phân bố không đều trong năm và thường gây lũ lụt, hạn hán gây ra thiệt hại rất lớn về người và của.

Đáp án: C.

Câu 17: Thủy lợi là biện pháp hàng đầu trong thâm canh nông nghiệp ở nước ta vì:

A. Nông nghiệp nước ta mang tính chất mùa vụ.

B. Nguồn nước phân bố không đồng đều trong năm.

C. Nông nghiệp nước ta chủ yếu là trồng lúa.

D. Tài nguyên nước của nước ta hạn chế, không đủ cho sản xuất.

Nguyên nhân chủ yếu thủy lợi là biện pháp hàng đầu trong thâm canh nông nghiệp ở nước ta vì tài nguyên nước phân bố không đồng đều trong năm, có thời kì xảy ra khô hạn nghiêm trọng. Đặc biệt ở vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên.

Đáp án: B.

Câu 18: Nền nông nghiệp nước ta mang tính mùa vụ vì:

A. Tài nguyên đất nước ta phong phú, có cả đất phù sa lẫn đất feralit.

B. Nước ta có thể trồng được các loại cây nhiệt đới đến cây cận nhiệt và ôn đới.

C. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có sự phân hóa theo mùa.

D. Lượng mưa phân bố không đều trong năm.

Nông nghiệp nước ta mang tính mùa vụ vì ở nước ta có khậu nhiệt đới ẩm gió mùa làm cho thiên nhiên có sự phân hóa đa dạng từ Bắc vào Nam, từ Tây sang Đông và theo độ cao.

Đáp án: C.

Câu 19: Cơ cấu nông nghiệp nước ta đang thay đổi theo hướng:

A. Tăng tỉ trọng của ngành chăn nuôi, giảm tỉ trọng ngành trồng trọt.

B. Tăng tỉ trọng cây cây lương thực, giảm tỉ trọng cây công nghiệp.

C. Tăng tỉ trọng cây công nghiệp hàng năm, giảm tỉ trọng cây công nghiệp lâu năm.

D. Tăng tỉ trọng cây lúa, giảm tỉ trọng cây hoa màu.

Cơ cấu nông nghiệp nước ta đang thay đổi theo hướng tăng tỉ trọng của ngành chăn nuôi và giảm tỉ trọng ngành trồng trọt.

Đáp án: A.

Câu 20: Chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt của nước ta:

A. Cây lương thực

B. Cây hoa màu

C. Cây công nghiệp

D. Cây ăn quả và rau đậu

Chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt của nước ta cây lương thực 60,8%, sau đó đến cây công nghiệp 22,7% và cuối cùng là cây ăn quả, rau đậu và cây khác (16,5%) – số liệu năm 2002.

Đáp án: A.

Câu 21: Nền nông nghiệp nước ta thay đổi theo hướng:

A. Độc canh cây hoa màu sang đa dạng cơ cấu cây công nghiệp, cây trồng khác.

B. Độc canh cây lương thực sang đa dạng cơ cấu cây công nghiệp, cây trồng khác.

C. Độc canh cây công nghiệp sang đa dạng cơ cấu cây lương thực và cây trồng.

D. Độc canh cây lúa sang đa dạng cơ cấu cây công nghiệp, cây trồng khác.

Nền nông nghiệp nước ta thay đổi theo hướng chủ yếu từ độc canh cây lúa sang đẩy mạnh sản xuất nhiều loại cây công nghiệp và cây trồng khác.

Đáp án: D.

Câu 22: Cung cấp gỗ cho công nghiệp chế biến gỗ và cho sản xuất là:

A. Rừng sản xuất

B. Rừng đặc dụng

C. Rừng nguyên sinh

D. Rừng phòng hộ

Rừng sản xuất là rừng cung cấp gỗ cho công nghiệp chế biến gỗ và cho sản xuất.

Đáp án: A.

Câu 23: Các khu rừng đầu nguồn, các cánh rừng chắn cát bay ven biển,… thuộc loại rừng nào?

A. Rừng sản xuất.

B. Rừng đặc dụng.

C. Rừng nguyên sinh.

D. Rừng phòng hộ.

Rừng phòng hộ là các khu rừng đầu nguồn các con sông, các cánh rừng chắn cát bay dọc theo dải ven biển miền Trung, các dải rừng ngập mặn ven biển.

Đáp án: D.

Câu 24: Nước ta có mấy ngư trường lớn trọng điểm:

A. 1      B. 2

C. 3      D. 4

Nước ta có 4 ngư trường trọng điểm, đó là ngư trường Cà Mau – Kiên Giang, ngư trường Ninh Thuận – Bình Thuận – Bà Rịa – Vũng Tàu, ngư trường Hải Phòng – Quảng Ninh và ngư trường quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa.

Đáp án: D.

Câu 25: Nhân tố tự nhiên ảnh hưởng lớn đến sự phát triển và sự phân bố công nghiệp là:

A. Địa hình

B. Khí hậu

C. Vị trí địa lý

D. Khoáng sản

Nhân tố tự nhiên ảnh hưởng lớn đến sự phát triển và sự phân bố công nghiệp là khoáng sản - nguồn nhiên liệu cho công nghiệp(dầu, khí, than,…).

Đáp án: D.

Câu 26: Dịch cúm H5N1 đã làm giảm đáng kể số lượng vật nuôi nào của nước ta?

A. Đàn trâu.

B. Đàn lợn.

C. Đàn bò.

D. Đàn gà, vịt.

Dịch cúm H5N1 là dịch cúm xảy ra trên đàn gà, vịt.

Đáp án: D.

Câu 27: Loại khoáng sản vừa là nguyên liệu vừa là nhiên liệu cho một số ngành khác là:

A. Mangan, Crôm

B. Than đá, dầu khí

C. Apatit, pirit

D. Crôm, pirit

Than đá và dầu khí là hai loại khoáng sản vừa là nguyên liệu vừa là nhiên liệu cho một số ngành khác. Trong đó quan trọng như ngành điện lực, giao thông vận tải, phân bón…

Đáp án: B.

Câu 28: Đặc điểm nào sau đây không phải của ngành công nghiệp trọng điểm:

A. Chiếm tỉ trọng thấp trong cơ cấu công nghiệp.

B. Có thế mạnh phát triến lâu dài.

C. Đem lại hiệu quả kinh tế cao.

D. Có tác động mạnh đến sự phát triển các ngành kinh tế khác

Đặc điểm của ngành công nghiệp trọng điểm là: Có thế mạnh phát triến lâu dài; Đem lại hiệu quả kinh tế cao; Có tác động mạnh đến sự phát triển các ngành kinh tế khác.

Đáp án: A.

Câu 29: Hệ thống công nghiệp của nước ta hiện nay gồm có:

A. Các trung tâm công nghiệp có quy mô rất lớn, lớn, trung bình và nhỏ.

B. Các cơ sở nhà nước, ngoài nhà nước và các cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài.

C. Các cơ sở chế biến, các nhà máy, khu công nghiệp, khu chế xuất.

D. Có nhiều ngành công nghiệp trọng điểm, các ngành xuất khẩu chủ lực.

Hệ thống công nghiệp của nước ta hiện nay gồm có: các cơ sở nhà nước, ngoài nhà nước và các cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài.

Đáp án: B.

Câu 30: Xuất khẩu dầu thô đem lại nhiều ngoại tệ, nhưng lại tổn thất lớn cho nền kinh tế vì:

A. Tổng giá trị xuất chưa nhiều

B. Biểu hiện nền công nghiệp chậm phát triển

C. Giá trị xuất thấp

D. Làm giàu cho các nước khác

Xuất khẩu dầu thô đem lại nhiều ngoại tệ, nhưng lại tổn thất lớn cho nền kinh tế vì đó là một trong những biểu hiện của nền công nghiệp còn chậm phát triển. Chưa phát triển mạnh lọc hóa, chế biến dầu.

Đáp án: B.

Câu 31: Trong cơ cấu GDP các ngành dịch vụ, chiếm tỷ trọng lớn nhất là:

A. Dịch vụ tiêu dùng

B. Dịch vụ sản xuất

C. Dịch vụ công cộng

D. Ba loại hình ngang bằng nhau

Trong cơ cấu GDP các ngành dịch vụ, chiếm tỷ trọng lớn nhất là ngành dịch vụ tiêu dùng.

Đáp án: A.

Câu 32: Các hoạt động dịch vụ tập trung nhiều nhất ở đâu?

A. Các vùng duyên hải ven biển.

B. Các cao nguyên đất đỏ ba dan.

C. Các thành phố lớn, thị xã, khu công nghiệp.

D. Các đồng bằng phù sa màu mỡ.

Phân bố dân cư và sự phát triển sản xuất có ảnh hưởng lớn đến các hoạt động dịch vụ. Dân cư tập trung đông ở các thành phố lớn, thị xã, khu công nghiệp nên hoạt động dịch vụ tập trung nhiều nhất.

Đáp án: A.

Câu 33: Một bác sĩ mở phòng mạch tư thuộc loại hình dịch vụ nào?

A. Dịch vụ sản xuất

B. Dịch vụ tiêu dùng

C. Dịch vụ công cộng

D. Không thuộc loại hình nào

Một Bác sĩ mở phòng mạch tư thuộc loại hình dịch vụ tiêu dùng.

Đáp án: B.

Câu 34: Đường sắt Thống Nhất nối liền tỉnh thành nào sau đây?

A. Hà Nội – Hải Phòng.

B. Hà Nội – TP. Hồ Chí Minh.

C. Hà Nội – Lào Cai.

D. Hà Nội – Huế.

Đường sắt thống Nhất đi qua nhiều tỉnh thành nối liền Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh.

Đáp án: B.

Câu 35: Vùng nào ở nước ta có sân bay quốc tế:

A. Trung du và miền núi Bắc Bộ

B. Tây Nguyên

C. Đồng bằng sông Cửu Long

D. Bắc Trung Bộ

Các vùng có sân bay quốc tế ở nước ta là: Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ.

Đáp án: D.

Câu 36: Loại hình bưu chính viễn thông nào phát triển nhanh nhất hiện nay?

A. Điện thoại cố định

B. Điện thoại di động

C. Internet

D. Truyền hính cáp

Điện thoại di động là một loại hình bưu chính viễn thông phát triển nhanh nhất hiện nay. Với một số nước có công nghệ sản xuất hiện đại như Nhật, Hàn Quốc, Mỹ, …

Đáp án: B.

Câu 37: Di sản thiên nhiên thế giới được UNSESCO công nhận ở nước ta là:

A. Vịnh Hạ Long

B. Vườn quốc gia Cúc Phương.

C. Thành phố Đà Lạt

D. Vườn quốc gia U Minh Hạ.

Vịnh Hạ Long là di sản thiên nhiên thế giới được UNSESCO công nhận và là một trong những điểm dụ lịch sầm uất lớn nhất ở nước ta hiện nay.

Đáp án: A.

Câu 38: Sự phân bố các trung tâm thương mại không phụ thuộc vào:

A. Quy mô dân số.

B. Sức mua của người dân.

C. Sự phát triển của các hoạt động kinh tế.

D. Nguồn lao động chất lượng cao.

Sự phân bố các trung tâm thương mại phụ thuộc rất lớn vào quy mô dân số, sức mua của người dân và sự phát triển của các hoạt động kinh tế - xã hội. Không phụ thuộc vào nguồn lao động.

Đáp án: D.

Câu 39: Vùng có các trung tâm thương mại lớn nhất cả nước là:

A. Đồng bằng Sông Hồng

B. Đồng bằng Sông Cửu Long

C. Đông Nam Bộ

D. Tây Nguyên

Vùng có các trung tâm thương mại lớn nhất cả nước là vùng Đông Nam Bộ với trung tâm thương mại nổi tiếng ở TP. Hồ Chí Minh, Bà Rịa, Biên Hòa, Thủ Dầu Một,…

Đáp án: C.

Câu 40: Tỉnh nào của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có các đặc điểm: Vừa giáp Trung Quốc, vừa giáp vịnh Bắc Bộ, vừa giáp vùng Đồng bằng sông Hồng ?

A. Bắc Kạn.

B. Bắc Giang.

C. Quảng Ninh.

D. Lạng Sơn.

Quảng Ninh là tỉnh có vị trí địa lý rất đặc biệt: Vừa giáp Trung Quốc, vừa giáp vịnh Bắc Bộ, vừa giáp vùng Đồng bằng sông Hồng.

Đáp án: C.

Câu 41: Về mùa đông khu vực Đông Bắc lạnh hơn Tây Bắc là do:

A. Gió mùa, địa hình.

B. Núi cao, nhiều sông.

C. Thảm thực vật, gió mùa.

D. Vị trí ven biển và đất.

Về mùa đông khu vực Đông Bắc lạnh hơn Tây Bắc là do ở Đông Bắc các dãy núi chạy theo hướng vòng cung mở rộng ra phía Bắc và trụm đầu tại Tam Đảo. Đông Bắc là nơi đầu tiên cũng là nơi cuối cùng đón những đợt gió mùa đầu tiên và cuối cùng thổi vào nước ta.

Đáp án: A.

Câu 42: Khoáng sản có trữ lượng lớn nhất vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là:

A. Đồng

B. Sắt

C. Đá vôi

D. Than đá

Than Đá là loại khoáng sản có trữ lượng lớn nhất vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ nhưng tập trung chủ yếu ở tỉnh Quảng Ninh (khoảng 90%).

Đáp án: D.

Câu 43: Trong số các nhà máy điện đã và đang xây dựng của vùng Trung du vù miền núi Bắc Bộ, nhà máy nào sau đây là máy nhiệt điện?

A. Hoà Bình.

B. Thác Bà.

C. Uông Bí.

D. Sơn La.

Hòa Bình, Thác Bà, Sơn la lag nhà máy thủy điện. Uông Bí là nhà máy nhiệt điện ở Quảng Ninh.

Đáp án: C.

Câu 44: Loài gia súc nào của vùng Trung du miền núi Bắc Bộ chiếm tỉ trọng cao nhất so với cả nước?

A. Bò.

B. Dê.

C. Trâu.

D. Ngựa.

Nhờ lợi thế về khí hậu nên trâu được nuôi nhiều nhất ở Trung du miền núi Bắc Bộ. Tỉ lệ đàn trâu của Trung du miền núi Bắc Bộ chiếm tỉ trọng cao nhất so với tổng đàn trâu cả nước.

Đáp án: C.

Câu 45: Cây công nghiệp lâu năm quan trọng nhất ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là:

A. cà phê

B. chè

C. cao su

D. điều

Cây công nghiệp lâu năm quan trọng nhất ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là cây chè. Một số tỉnh có diện tích và sản lượng lớn là Thái Nguyên, Phú Thọ, Yên Bái,… Do vùng có nhiều điều kiện về khí hậu, đất để phát riển cây chè.

Đáp án: B.

Câu 46: Thế mạnh về tự nhiên tạo cho Đồng bằng Sông Hồng có khả năng phát triển mạnh cây vụ đông là:

A. đất phù sa màu mỡ.

B. nguồn nước mặt phong phú.

C. có một mùa đông lạnh.

D. địa hình bằng phẳng.

Thế mạnh về tự nhiên tạo cho Đồng bằng Sông Hồng có khả năng phát triển mạnh cây vụ đông là do ở đây có một mùa đông lạnh, thích hợp trồng các cây cận nhiệt, ôn đới.

Đáp án: C.

Câu 47: Đâu không phải nguyên nhân dẫn đến Đồng bằng Sông Hồng có mật độ dân số cao nhất so với các vùng khác trong cả nước là do:

A. lịch sử khai thác lãnh thổ từ lâu đời.

B. nền nông nghiệp lúa nước cần nhiều lao động.

C. mạng lưới đô thị dày đặc.

D. Là trung tâm công nghiệp lớn nhất nước ta.

Nguyên nhân dẫn đến Đồng bằng Sông Hồng có mật độ dân số cao nhất so với các vùng khác trong cả nước là do lịch sử khai thác lãnh thổ từ lâu đời với nền nông nghiệp lúa nước cần nhiều lao động và sự phát triển kinh tế - xã hội với mạng lưới đô thị dày đặc.

Đáp án: D.

Câu 48: Vùng Đồng bằng Sông Hồng tiếp giáp mấy vùng kinh tế:

A. 2 vùng

B. 3 vùng

C. 4 vùng

D. 5 vùng

Vùng Đồng bằng Sông Hồng tiếp giáp 2 vùng kinh tế: Trung du và miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ.

Đáp án: A.

icon-date
Xuất bản : 24/11/2021 - Cập nhật : 24/11/2021

Tham khảo các bài học khác