logo

Trắc nghiệm Công nghệ 12 Bài 30: Ôn tập (có đáp án)

Tổng hợp các câu hỏi Trắc nghiệm Công nghệ 12 Bài 30: Ôn tập có đáp án đầy đủ và chính xác nhất bám sát nội dung Sách mới Công nghệ 12

Bài 30: Ôn tập

Câu 1: Mạch tạo xung có chức năng :

A. Khuếch đại tín hiệu điện về công suất.

B. Khuếch đại tín hiệu điện về điện áp.

C. Biến đổi năng lượng dao động có dạng xung thành năng lượng điện.

D. Biến đổi năng lượng điện thành năng lượng dao động có dạng xung.

Câu 2: Mạch lọc gồm:

A. Cuộn dây và điện trở mắc phối hợp

B. Cuộn dây và tụ mắc phối hợp .

C. Tranzito và điốt mắc phối hợp.

D. Điốt và tụ mắc phối hợp.

Câu 3: Khi thiết kế mạch nguyên lý không cần qua giai đoạn nào sau đây:

A. Tính toán chọn linh kiện hợp lý.

B. Thiết kế và lắp ráp trực tiếp mạch điện ngay từ ban đầu.

C. Đưa ra và chọn lựa phương án hợp lý.

D. Tìm hiểu yêu cầu của mạch thiết kế.

Câu 4: Mạch điện chỉnh lưu có chức năng:

A. Khuếch đại dòng điện và tín hiệu.

B. Biến đổi dòng điện xoay chiều thành dòng điện một chiều.

C. Là mạch điện ổn áp.

D. Là mạch điện lọc nguồn.

Câu 5: Chức năng nào dưới đây không phải của tranzito:

A. Là linh kiện điện tử dùng để tạo sóng.

B. Là linh kiện điện tử dùng để tạo xung.

C. Là linh kiện điện tử dùng để chỉnh lưu.

D. Là linh kiện điện tử dùng để khuếch đại tín hiệu.

Câu 6: Cuộn cảm chặn được dòng điện cao tần là do

A. Hiện tượng cảm ứng điện từ.

B. Tần số dòng điện lớn.

C. Điện áp đặt vào lớn.

D. Dòng điện qua cuộn cảm lớn.

Câu 7: Đặc điểm nào sau đây không phải là ưu điểm của mạch chỉnh lưu cầu?

A. Dễ lọc.

B. Độ gợn sóng nhỏ.

C. Chịu điện áp ngược gấp đôi điện áp làm việc .

D. Tần số sóng là 100Hz.

Câu 8: Mạch chỉnh lưu hai nửa chu kỳ có

A. 1 điốt.

B. 4 điốt.

C. 3 điốt.

D. 2 điốt.

Câu 9: Khi đo cường độ dòng điện xoay chiều :

A. Dùng ampe kế xoay chiều mắc nối tiếp vật cần đo.

B. Dùng vôn kế xoay chiều mắc song song vật cần đo.

C. Dùng vôn kế xoay chiều mắc nối tiếp vật cần đo.

D. Dùng ampe kế xoay chiều mắc song song vật cần đo.

Câu 10: Hệ thống thông tin KHÔNG phải là hệ thống

A. Viễn thông.

B. Dùng các biện pháp để thông báo cho nhau những thông tin cần thiết.

C. Truyền những thông tin đi xa bằng sóng vô tuyến điện.

D. Truyền thông báo cho nhau qua đài truyền hình.

Câu 11: Trong lớp tiếp giáp p – n

A. Dòng điện có chiều tự do.

B. Không có dòng điện qua lớp tiếp giáp

C. Dòng điện chủ yếu đi từ n sang p.

D. Dòng điện chủ yếu đi từ p sang n .

Câu 12: Vô tuyến truyền hình và truyền hình cáp khác nhau ở

A. Môi trường truyền tin

B. Mã hoá tin.

C. Xử lý tin.

D. Nhận thông tin.

Câu 13: Sơ đồ khối của hệ thống thông tin và viễn thông phần phát thông tin gồm

A. 4 khối

B. 3 khối

C. 6 khối

D. 7 khối

Câu 14: Sóng trung tần ở máy thu thanh có trị số khoảng

A. 465 Hz

B. 565 kHz

C. 565 Hz

D. 465 kHz

Câu 15: Một hệ thống thông tin và viễn thông gồm

A. Phần phát thông tin

B. Phát và truyền thông tin

C. Phần thu thông tin.

D. Phát và thu thông tin.

Câu 16: Tín hiệu ra của khối tách sóng ở máy thu thanh là:

A. Tín hiệu cao tần.

B. Tín hiệu một chiều

C. Tín hiệu âm tần

D. Tín hiệu trung tần.

Câu 17: Trong điều chế biên độ, biên độ sóng mang

A. Thay đổi, chỉ có tần số sóng mang không thay đổi theo tín hiệu cần truyền đi.

B. Biến đổi theo tín hiệu cần truyền đi.

C. Không thay đổi, chỉ có tần số sóng mang thay đổi theo tín hiệu cần truyền đi.

D. Không biến đổi theo tín hiệu cần truyền đi.

Câu 18: Khi tải nối hình sao nếu một dây pha bị đứt thì điện áp đặt trên tải của hai pha còn lại là

A. Không đổi.

B. Tăng lên.

C. Bằng không.

D. Giảm xuống.

Câu 19: Chức năng của lưới điện quốc gia là truyền tải điện năng từ các nhà máy điện, đến

A. Lưới điện.

B. Các nơi tiêu thụ.

C. Các trạm biến áp.

D. Các trạm đóng cắt.

Câu 20: Lưới điện quốc gia là một tập hợp gồm

A. Đường dây dẫn điện và các hộ tiêu thụ.

B. Đường dây dẫn điện và các trạm đóng, cắt.

C. Các trạm biến áp và đường dây dẫn điện.

D. Đường dây dẫn điện và các trạm điện.

icon-date
Xuất bản : 30/11/2022 - Cập nhật : 03/07/2023