logo

Trắc nghiệm Công nghệ 10 học kì 1 có đáp án (Phần 2)

Câu 1: Tầm quan trọng của sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp trong nền kinh tế quốc dân:

A. Sản xuất lương thực tăng liên tục

B. Hệ thống giống cây trồng, vật nuôi; cơ sở bảo quản, chế biến nông, lâm, thủy sản còn lạc hậu, chưa đáp ứng được yêu cầu của nền sản xuất hàng hóa chất lượng cao

C. Ngành nông, lâm, ngư nghiệp sản xuất và cung cấp lương thực, thực phẩm cho tiêu dùng trong nước, cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến

D. Tất cả các ý trên

Đáp án: C. Ngành nông, lâm, ngư nghiệp sản xuất và cung cấp lương thực, thực phẩm cho tiêu dùng trong nước, cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến.

Giải thích: (Tầm quan trọng của sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp trong nền kinh tế quốc dân: Ngành nông, lâm, ngư nghiệp sản xuất và cung cấp lương thực, thực phẩm cho tiêu dùng trong nước, cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến – SGK trang 6)

Câu 2: Hoạt động nông, lâm, ngư nghiệp chiếm tỉ lệ bao nhiêu trong tổng số lao động tham gia vào các ngành kinh tế?

A. Trên 50%

B. 30%

C. 80%

D. 20%

Đáp án: A. Trên 50%

Giải thích:(Hoạt động nông, lâm, ngư nghiệp chiếm tỉ lệ bao nhiêu trong tổng số lao động tham gia vào các ngành kinh tế: Trên 50% - hình 1.2 SGK trang 6)

Câu 3: Mục đích của công tác khảo nghiệm giống cây trồng?

A. Cung cấp những thông tin về giống.

B. Tạo số lượng lớn hạt giống cung cấp cho đại trà.

C. Duy trì độ thuần chủng của giống.

D. Đánh giá khách quan, chính xác và công nhận kịp thời giống cây trồng mới phù hợp với từng vùng.

Đáp án: D. Đánh giá khách quan, chính xác và công nhận kịp thời giống cây trồng mới phù hợp với từng vùng.

Giải thích:Mục đích của công tác khảo nghiệm giống cây trồng là: đánh giá khách quan, chính xác và công nhận kịp thời giống cây trồng mới phù hợp với từng vùng – SGK trang 9

Câu 4: Công tác xem xét, theo dõi các đặc điểm sinh học, kinh tế, kĩ thuật canh tác để đánh giá xác nhận cây trồng là:

A. Khảo nghiệm giống cây trồng

B. Sản xuất giống cây trồng

C. Nhân giống cây trồng

D. Xác định sức sống của hạt

Đáp án: A. Khảo nghiệm giống cây trồng

Giải thích: Khảo nghiệm giống cây trồng là công tác xem xét, theo dõi các đặc điểm sinh học, kinh tế, kĩ thuật canh tác để đánh giá xác nhận cây trồng

Câu 5: Trong hệ thống sản xuất giống cây trồng, mục đích tạo ra hạt giống xác nhận là:

A. Do hạt nguyên chủng tạo ra

B. Do hạt siêu nguyên chủng tạo ra

C. Để nhân ra một số lượng hạt giống

D. Để cung cấp cho nông dân sản xuất đại trà

Đáp án: D. Để cung cấp cho nông dân sản xuất đại trà

Giải thích: Trong hệ thống sản xuất giống cây trồng, mục đích tạo ra hạt giống xác nhận là: Để cung cấp cho nông dân sản xuất đại trà – SGK trang 13

Câu 6: Quy trình sản xuất giống cây trồng nông nghiệp được dựa vào các . . . . . của cây trồng.

A. Đặc điểm hình thái.

B. Đặc điểm sinh lí.

C. Phương thức sinh sản.

D. Phương thức dinh dưỡng.

Đáp án: C. Phương thức sinh sản.

Giải thích: Quy trình sản xuất giống cây trồng nông nghiệp được dựa vào các phương thức sinh sản của cây trồng – SGK trang 13

Câu 7: Sản xuất giống ở cây trồng thụ phấn chéo cần loại bỏ cây xấu khi:

A. Cây chưa ra hoa

B. Hoa đực chưa tung phấn.

C. Hoa đực đã tung phấn

D. Cây đã kết quả

Đáp án: B. Hoa đực chưa tung phấn.

Giải thích: Sản xuất giống ở cây trồng thụ phấn chéo cần loại bỏ cây xấu khi hoa đực chưa tung phấn – SGK trang 15

Câu 8: Đối với giống cây trồng do tác giả cung cấp giống hoặc có hạt giống siêu nguyên chủng thì quy trình sản xuất hạt giống theo sơ đồ?

A. Phục tráng

B. Tự thụ phấn

C. Thụ phấn chéo

D. Duy trì

Đáp án: D. Duy trì

Giải thích: Đối với giống cây trồng do tác giả cung cấp giống hoặc có hạt giống siêu nguyên chủng thì quy trình sản xuất hạt giống theo sơ đồ duy trì – SGK trang 13

Câu 9: Tế bào phôi sinh là:

A. Những tế bào đã được biệt hóa.

B. Những tế bào hình thành ở giai đọan đầu tiên của hợp tử .

C. Những tế bào hình thành ở giai đoạn đầu của hợp tử chưa mang chức năng chuyên biệt.

D. Những tế bào có tính toàn năng.

Đáp án: C. Những tế bào hình thành ở giai đoạn đầu của hợp tử chưa mang chức năng chuyên biệt.

Giải thích: Tế bào phôi sinh là những tế bào hình thành ở giai đoạn đầu của hợp tử chưa mang chức năng chuyên biệt – SGK trang 20

Câu 10: Đặc điểm của TB chuyên hóa là:

A. Mang hệ gen giống nhau, có màng xenlulô, có khả năng phân chia.

B. Có tính toàn năng, có khả năng phân chia vô tính.

C. Có tính toàn năng, đã phân hóa nhưng không mất khả năng biến đổi và có khả năng phản phân hóa.

D. Có tính toàn năng, nếu được nuôi dưỡng trong môi trường thích hợp để phân hóa thành cơ quan.

Đáp án: C. Có tính toàn năng, đã phân hóa nhưng không mất khả năng biến đổi và có khả năng phản phân hóa.

Giải thích: Đặc điểm của TB chuyên hóa là có tính toàn năng, đã phân hóa nhưng không mất khả năng biến đổi và có khả năng phản phân hóa – SGK trang 20

Câu 11: Mỗi một hạt keo đất có cấu tạo như thế nào?

A. Ở giữa nhân keo → lớp ion quyết định điện → lớp ion bất động → lớp ion khuếch tán.

B. Ở giữa nhân keo → lớp ion quyết định điện → lớp ion bù → lớp ion bất động.

C. Ở giữa nhân keo → lớp ion quyết định điện → lớp ion khuếch tán → lớp ion bất động.

D. Ở giữa nhân keo → lớp ion quyết định điện → lớp ion bù → lớp ion khuếch

Đáp án: A. Ở giữa nhân keo → lớp ion quyết định điện → lớp ion bất động → lớp ion khuếch tán.

Giải thích: Mỗi 1 hạt keo có 1 nhân. Lớp phân tử nằm phía ngoài của nhân phân li thành các ion và tạo ra lớp ion quyết định điện. Phía ngoài là lớp ion bù (gồm lớp ion bất động và lớp ion khuếch tán) mang điện tích trái dấu – Hình 7 SGK trang 22

Câu 12: Thành phần nào của keo đất có khả năng trao đổi ion với các ion trong dung dịch đất:

A. Lớp ion quyết định điện.

B. Lớp ion bất động.

C. Lớp ion khuếch tán.

D. Nhân keo đất.

Đáp án: C. Lớp ion khuếch tán.

Giải thích:Keo đất có khả năng trao đổi ion ở lớp ion khuếch tán với các ion của dung dịch đất – SGK trang 22

Câu 13: Tác dụng của biện pháp cày sâu dần kết hợp bón tăng phân hữu cơ và bón phân hóa học hợp lí ở cải tạo đất xám bạc màu?

A. Tăng độ phì nhiêu cho đất

B. Cung cấp chất dinh dưỡng và tăng vi sinh vật trong đất

C. Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho đất

D. Làm tầng đất mặt dày lên, tăng độ phì nhiêu cho đất

Đáp án: B. Cung cấp chất dinh dưỡng và tăng vi sinh vật trong đất

Giải thích: Biện pháp cày sâu dần kết hợp bón tăng phân hữu cơ và bón phân hóa học hợp lí ở cải tạo đất xám bạc màu giúp cung cấp chất dinh dưỡng và tăng vi sinh vật trong đất.

Câu 14: Đặc điểm của đất sói mòn mạnh trơ sỏi đá?

A. Đất xấu, nghèo dinh dưỡng

B. Hình thái phẫu diện không hoàn chỉnh, cát sỏi chiếm ưu thế

C. Đất chua, nghèo dinh dưỡng

D. Hình thái phẫu diện không hoàn chỉnh, đất chua, rất nghèo dinh dưỡng và mùn

Đáp án: D. Hình thái phẫu diện không hoàn chỉnh, đất chua, rất nghèo dinh dưỡng và mùn

Giải thích: Đặc điểm của đất sói mòn mạnh trơ sỏi đá: Hình thái phẫu diện không hoàn chỉnh, đất chua, rất nghèo dinh dưỡng và mùn – SGK trang 29

Câu 15: Đất mặn sau khi bón vôi một thời gian cần:

A. Trồng cây chịu mặn.

B. Bón nhiều phân đạm, kali.

C. Bón bổ sung chất hữu cơ.

D. Tháo nước để rửa mặn.

Đáp án: D. Tháo nước để rửa mặn.

Giải thích: Đất mặn sau khi bón vôi một thời gian cần tháo nước để rửa mặn. Sau khi rửa mặn cần bón bổ sung chất hữu cơ cho đất – SGK trang 33

Câu 16: Biện pháp cải tạo không phù hợp với đất mặn:

A. Lên liếp (làm luống) hạ thấp mương tiêu mặn.

B. Tháo nước rửa mặn.

C. Bón vôi.

D. Đắp đê, xây dựng hệ thống mương máng, tưới tiêu hợp lí.

Đáp án: A. Lên liếp (làm luống) hạ thấp mương tiêu mặn.

Giải thích: Biện pháp cải tạo đất mặn: biện pháp thủy lợi, bón vôi, trồng cây chịu mặn – SGK trang 32, 33

Câu 17: Đối với đất hình thành tại chỗ, tầng nào là tầng bề mặt trên cùng của phẫu diện đất?

A. Tầng tích tụ sản phẩm rửa trôi

B. Tầng rửa trôi

C. Tầng thảm mục

D. Tầng mẫu chất

Đáp án: C. Tầng thảm mục

Giải thích: Đối với đất hình thành tại chỗ, phẫu diện đất gồm các tầng:

+ Tầng thảm mục

+ Tầng rửa trôi

+ Tầng tích tụ sản phẩm rửa trôi

+ Tầng mẫu chất

+ Tầng đá mẹ - SGK trang 36

Câu 18: Đối với đất hình thành tại chỗ, phẫu diện đất gồm mấy tầng?

A. 4

B. 5

C. 6

D. 7

Đáp án: B. 5

Giải thích: Đối với đất hình thành tại chỗ, phẫu diện đất gồm 5 tầng:

+ Tầng thảm mục

+ Tầng rửa trôi

+ Tầng tích tụ sản phẩm rửa trôi

+ Tầng mẫu chất

+ Tầng đá mẹ - SGK trang 36

Câu 19: Phân hóa học là loại phân:

A. Được sản xuất theo quy trình công nghiệp.

B. Có chứa các loài VSV.

C. Loại phân sử dụng tất cả các chất thải.

D. Loại phân hữu cơ vùi vào đất.

Đáp án: A. Được sản xuất theo quy trình công nghiệp.

Giải thích: Phân hóa học là loại phân được sản xuất theo quy trình công nghiệp – SGK trang 38

Câu 20: Chọn câu trả lời đúng:

A. Phân hoá học chứa nhiều nguyên tố dinh dưỡng nhưng tỉ lệ dinh dưỡng thấp.

B. Phân hoá học chứa ít nguyên tố dinh dưỡng nhưng tỉ lệ dinh dưỡng cao.

C. Phân hoá học dễ tan nên dùng để bón lót là chính.

D. Phân hoá học khó tan nên dùng bón lót là chính.

Đáp án: B. Phân hoá học chứa ít nguyên tố dinh dưỡng nhưng tỉ lệ dinh dưỡng cao

Giải thích: Phân hoá học chứa ít nguyên tố dinh dưỡng nhưng tỉ lệ dinh dưỡng cao – SGK trang 39

Câu 21: VSV phân giải lân khó hòa tan → lân dễ hòa tan dùng để sản xuất phân:

A. Azogin.

B. Nitragin.

C. Photphobacterin.

D. lân hữu cơ vi sinh.

Đáp án: D. lân hữu cơ vi sinh.

Giải thích:VSV phân giải lân khó hòa tan → lân dễ hòa tan dùng để sản xuất phân lân hữu cơ vi sinh – SGK trang42

Câu 22: Loại phân bón nào dưới đây chứa VSV cố định đạm sống cộng sinh với cây họ đậu:

A. Phân lân hữu cơ vi sinh.

B. Nitragin.

C. Photphobacterin.

D. Azogin.

Đáp án: B. Nitragin.

Giải thích:Loại phân bón chứa VSV cố định đạm sống cộng sinh với cây họ đậu Nitragin – SGK trang 42

Câu 23: Trong thực hành trồng cây trong dung dịch, dùng dung dịch nào được sử dụng?

A. Knôp

B. H2SO4

C. NaOH

D. Cả A, B, và C

Đáp án: A. Knôp

Giải thích: Trong thực hành trồng cây trong dung dịch, dùng dung dịch Knôp để trồng cây – SGK trang 44

Câu 24:Trong bài thực hành trồng cây trong dung dịch, không nên chọn bình:

A. có nắp đậy

B. có đục lỗ

C. trong suốt

D. màu tối

Đáp án: C. trong suốt

Giải thích: Trong bài thực hành trồng cây trong dung dịch, không nên chọn bình trong suốt để ánh sáng không xuyên qua – SGK trang 44

Câu 25: Nguồn sâu bệnh hại:

A. Sâu non.

B. Trứng, bào tử.

C. Nhộng, bào tử, Vi khuẩn.

D. Trứng, bào tử, Nhộng, VSV.

Đáp án: D. Trứng, bào tử, Nhộng, VSV.

Giải thích: Nguồn sâu bệnh hạ gồm trứng, bào tử, Nhộng, VSV – SGK trang 47

Câu 26: Bệnh hại cây trồng do:

A. Nấm

B. Vi khuẩn

C. Vi rút

D. Nấm, Vi khuẩn, Vi rút.

Đáp án: D. Nấm, Vi khuẩn, Vi rút.

Giải thích: Bệnh hại cây trồng do: Nấm, Vi khuẩn, Vi rút

Câu 27: Bệnh bạc lá lúa do loại nào sau đây gây nên?

A. Vi khuẩn

B. Vi rút

C. Tuyến trùng

D. Đáp án khác

Đáp án: A. Vi khuẩn

Giải thích: Bệnh bạc lá lúa do vi khuẩn gây ra – SGK trang 52

Câu 28: Điều kiện thời tiết như thế nào thích nghi cho loại bệnh bạc lá lúa phát sinh phát triển?

A. Thời mát, có nhiều sương muối

B. Thời tiết nóng ẩm, nhiều mưa bão trong mùa hè

C. Tiết trời mát mẻ, khô ráo

D. Trời âm u

Đáp án: B. Thời tiết nóng ẩm, nhiều mưa bão trong mùa hè

Giải thích: Thời tiết nóng ẩm, nhiều mưa bão trong mùa hè là điều kiện thích hợp cho loại bệnh bạc lá lúa phát sinh phát triển

Câu 29: Nguyên lí nào sau đây không đúng trong phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng?

A. Sử dụng giống khỏe

B. Bón thật nhiều dinh dưỡng cho cây

C. Thăm đồng thường xuyên

D. Nông dân trở thành chuyên gia

Đáp án: B. Bón thật nhiều dinh dưỡng cho cây

Giải thích: Nguyên lí không đúng trong phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng là bón thật nhiều dinh dưỡng cho cây – SGK trang 54

Câu 30: Biện pháp nào sau đây là biện pháp kĩ thuật trong phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng?

A. Gieo trồng đúng thời vụ

B. Sử dụng giống kháng bệnh

C. Sử dụng thuốc hóa học

D. Bắt bằng vợt

Đáp án: A. Gieo trồng đúng thời vụ

Giải thích: Biện pháp là biện pháp kĩ thuật trong phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng là gieo trồng đúng thời vụ - SGK trang 54

Câu 31: Trình tự pha chế dung dịch booc đô là:

A. Đổ dung dịch vôi vào đồng sunphát

B. Đổ từ từ dung dịch vôi vào dung dịch đồng sunphát

C. Đổ từ từ dung dịch đồng sunphát vào dung dịch vôi

D. Đổ từ từ dung dịch đồng sunphát vào vôi

Đáp án: C. Đổ từ từ dung dịch đồng sunphát vào dung dịch vôi

Giải thích: Trình tự pha chế dung dịch booc đô là: Đổ từ từ dung dịch đồng sunphát vào dung dịch vôi, vừa đổ vừa khuấy đều – SGK trang 57

Câu 32: Hòa dung dịch đồng sunphát như thế nào để pha booc đô 1%?

A. Hòa 15 g đồng sunphát vào 800ml nước

B. Hòa 10 g đồng sunphát vào 800ml nước

C. Hòa 10 g đồng sunphát vào 200ml nước

D. Hòa 15 g đồng sunphát vào 200ml nước

Đáp án: B. Hòa 10 g đồng sunphát vào 800ml nước

Giải thích: Hòa 10 g đồng sunphát vào 800ml nước để pha booc đô 1% - SGK trang 57

Câu 33: Vì sao sử dụng thuốc hóa học có ảnh hưởng xấu đến quần thể sinh vật?

A. Thuốc có phổ độc rất rộng

B. Thuốc đặc hiệu

C. Thuốc bị phân huỷ nhanh trong môi trường

D. Thuốc có thời gian cách li ngắn

Đáp án: A. Thuốc có phổ độc rất rộng

Giải thích:Sử dụng thuốc hóa học có ảnh hưởng xấu đến quần thể sinh vật do thuốc có phổ độc rất rộng – SGK trang 58

Câu 34: Ảnh hưởng xấu của thuốc hóa học đến môi trường là:

A. Thuốc bị phân huỷ trong nông sản

B. Thuốc tồn dư trong đất và đi qua các sinh vật khác cuối cùng vào con người

C. Thuốc bị phân huỷ nhanh trong môi trường

D. Sử dụng thuốc có nguồn gốc từ tự nhiên

Đáp án: B. Thuốc tồn dư trong đất và đi qua các sinh vật khác cuối cùng vào con người

Giải thích: Ảnh hưởng xấu của thuốc hóa học đến môi trường là: Thuốc tồn dư trong đất và đi qua các sinh vật khác cuối cùng vào con người – SGK trang 59

Câu 35: Chế phẩm virut được sản xuất trên cơ thể:

A. Sâu trưởng thành

B. Sâu non

C. Nấm phấn trắng

D. Côn trùng

Đáp án: B. Sâu non

Giải thích: Chế phẩm virut được sản xuất trên cơ thể: Sâu nôn – SGK trang 61

Câu 36: Sâu bị nhiễm chế phẩm Bt, thì cơ thể sẽ:

A. Trương phồng lên, nứt ra bộc lộ lớp bụi trắng như bi rắc bột

B. Bị tê liệt, không ăn uống rồi chết

C. Cứng lại và trắng ra như bị rắc bột rồi chết

D. Mềm nhũn rồi chết

Đáp án: B. Bị tê liệt, không ăn uống rồi chết

Giải thích: Sâu bị nhiễm chế phẩm Bt, thì cơ thể sẽ: Bị tê liệt, không ăn uống rồi chết – SGK trang 60

Câu 37: Các yếu tố nào sau đây ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát dục của vật nuôi?

A. Thức ăn

B. Chăm sóc quản lý

C. Môi trường sống

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án: D. Cả 3 đáp án trên

Giải thích: Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát dục của vật nuôi: Thức ăn. Chăm sóc quản lý. Môi trường sống - SGK trang 67

Câu 38: Chu kỳ động dục của trâu là:

A. 20 ngày

B. 21 ngày

C. 25 ngày

D. 28 ngày

Đáp án: C. 25 ngày

Giải thích: Chu kỳ động dục của trâu là: 25 ngày

Câu 39: Điền vào chỗ trống: Khả năng sinh sản và phát dục của vật nuôi là tốc độ tăng khối lượng cơ thể và .................. đồng thời có sự ................................ biểu hiện rõ sự phù hợp và độ tuổi từng giống.

A. Mức độ tiêu tốn thức ăn / sự thành thục tính dục

B. Thức ăn của vật nuôi / lớn lên

C. Thức ăn của vật nuôi / sự thành thục tính dục

D. Mức độ tiêu tốn thức ăn / lớn lên

Đáp án: A. Mức độ tiêu tốn thức ăn / sự thành thục tính dục

Giải thích: Khả năng sinh sản và phát dục của vật nuôi là tốc độ tăng khối lượng cơ thể và mức độ tiêu tốn thức ăn đồng thời có sự sự thành thục tính dục biểu hiện rõ sự phù hợp và độ tuổi từng giống - SGK trang 69

Câu 40: Các chỉ tiêu cơ bản để đánh giá chọn lọc vật nuôi là :

A. Ngoại hình thể chất, Khả năng sinh trưởng và phát dục, Chu kỳ động dục

B. Ngoại hình thể chất, Khả năng sinh trưởng và phát dục, Sức sản xuất

C. Ngoại hình thể chất, Chu kỳ động dục, Sức sản xuất

D. Tất cả đều sai

Đáp án: B. Ngoại hình thể chất, Khả năng sinh trưởng và phát dục, Sức sản xuất

Giải thích: Các chỉ tiêu cơ bản để đánh giá chọn lọc vật nuôi là : Ngoại hình thể chất, Khả năng sinh trưởng và phát dục, Sức sản xuất – SGK trang 68,69

Câu 41: Lai kinh tế phức tạp là lai……:

A. từ 2 giống trở lên

B. từ 3 giống trở lên

C. từ 4 giống trở lên

D. từ 5 giống trở lên

Đáp án: B. từ 3 giống trở lên

Giải thích: Lai kinh tế phức tạp: là lai từ 3 giống trở lên – SGK trang 75

Câu 42: Các giống vật nuôi và thuỷ sản năng suất cao đều tạo ra từ:

A. Lai kinh tế

B. Lai phức hợp

C. Lai tổ hợp

D. Tất cả đều sai

Đáp án: B. Lai tổ hợp

Giải thích: Các giống vật nuôi và thuỷ sản năng suất cao đều tạo ra từ: Lai tổ hợp – SGK trang 76

Câu 43: Bước thứ 3 trong quy trình sản xuất cá giống là :

A. Chọn lọc và nuôi dưỡng cá bố mẹ.

B. Chọn cá đẻ (tự nhiên và nhân tạo)

C. Chọn lọc và chuyển sang nuôi giai đoạn sau

D. Ấp trứng và ương nuôi cá bột, cá hương, cá giống

Đáp án: D. Ấp trứng và ương nuôi cá bột, cá hương, cá giống

Giải thích: Bước thứ 3 trong quy trình sản xuất cá giống là : Ấp trứng và ương nuôi cá bột, cá hương, cá giống – SGK trang 78

Câu 44: Có bao nhiêu công đoạn trong quy trình sản xuất gia súc giống?

A. 2

B. 4

C. 3

D. 5

Đáp án: B. 4

Giải thích: Có 4 công đoạn trong quy trình sản xuất gia súc giống – SGK trang 78

Câu 45: Chọn bò nhận phôi mang những đặc điểm nào sau đây ?

A. Mang đặc tính di truyền mong muốn .

B. Khả năng sinh sản bình thường.

C. Có sức khoẻ tốt.

D. Chăm sóc con tốt.

Đáp án: B. Khả năng sinh sản bình thường.

Giải thích: Chọn bò nhận phôi mang đặc điểm: Khả năng sinh sản bình thường - Hình 27.1 SGK trang 80

Câu 46: Chọn bò cho phôi mang đặc điểm nào sau đây:

A. Đặc tính di truyền tốt.

B. Sức khoẻ tốt.

C. Năng suất cao.

D. Khoẻ mạnh và sinh sản bình thường.

Đáp án: A. Đặc tính di truyền tốt.

Giải thích: Chọn bò cho phôi mang đặc điểm: Đặc tính di truyền tốt - Hình 27.1 SGK trang 80

Câu 47: Tiêu chuẩn ăn của vật nuôi được biểu thị bằng :

A. Chất xơ, axit amin

B. Thức ăn tinh, thô

C. Loại thức ăn

D. Chỉ số dinh dưỡng

Đáp án: D. Chỉ số dinh dưỡng

Giải thích: Tiêu chuẩn ăn của vật nuôi được biểu thị bằng: Chỉ số dinh dưỡng – SGK trang 82

Câu 48: Xây dựng tiêu chuẩn ăn cho vật nuôi phụ thuộc vào yếu tố nào?

A. Loài, giống

B. Lứa tuổi.

C. Đặc điểm sinh lý

D. Tất cả phương án trên

Đáp án: D. Tất cả phương án trên

Giải thích: Xây dựng tiêu chuẩn ăn cho vật nuôi phụ thuộc vào : Loài, giống . Lứa tuổi. Đặc điểm sinh lý – SGK trang 82

icon-date
Xuất bản : 24/11/2021 - Cập nhật : 24/11/2021