logo

Trắc nghiệm Công nghệ 10 học kì 1 có đáp án (Phần 1)

Câu 1: Một trong những phương hướng và nhiệm vụ phát triển nông, lâm, ngư nghiệp nước ta hiện nay là:

A. Xây dựng cơ sở bảo quản, chế biến sau thu hoạch

B. Xây dựng nền nông nghiệp sinh thái

C. Tăng cường sản xuất lương thực để xuất khẩu

D. Mở rộng khu chăn nuôi, trồng trọt

Đáp án: B. Xây dựng nền nông nghiệp sinh thái

Giải thích: (Một trong những phương hướng và nhiệm vụ phát triển nông, lâm, ngư nghiệp nước ta hiện nay là: Xây dựng một nền nông nghiệp tăng trưởng nhanh và bền vững theo hướng nông nghiệp sinh thái – SKG trang 8)

Câu 2:Thành tựu nổi bật nhất của ngành nông, lâm, ngư nghiệp nước ta trong những năm gần đây là:

A. Sản xuất lương thực tăng liên tục

B. Sản phẩm của ngành nông, lâm, ngư nghiệp đã được xuất khẩu ra thị trường quốc tế

C. Đáp ứng được nhu cầu sản xuất công nghiệp

D. Hình thành một số vùng sản xuất hàng hóa tập trung

Đáp án: A. Sản xuất lương thực tăng liên tục

Giải thích:(Thành tựu nổi bật nhất của ngành nông, lâm, ngư nghiệp nước ta trong những năm gần đây là: Sản xuất lương thực tăng liên tục – SGK trang 7)

Câu 3: Khảo nghiệm giống cây trồng có ý nghĩa quan trọng trong việc đưa giống mới vào:

A. Sản xuất.

B. Trồng, cấy.

C. Phổ biến trong thực tế.

D. Sản xuất đại trà.

Đáp án: D. Sản xuất đại trà.

Giải thích: Để đưa giống mới vào sản xuất đại trà cần khảo nghiệm giống cây trồng

Câu 4: Giống mới nếu không qua khảo nghiệm sẽ như thế nào?

A. Không sử dụng và khai thác tối đa hiệu quả của giống mới.

B. Không được công nhận kịp thời giống.

C. Không biết được những thông tin chủ yếu về yêu cầu kĩ thuật canh tác.

D. Không biết sự sinh trưởng, phát triển và năng suất của giống.

Đáp án: C. Không biết được những thông tin chủ yếu về yêu cầu kĩ thuật canh tác.

Giải thích: Giống mới nếu không qua khảo nghiệm sẽ không biết được những thông tin về đặc tính và yêu cầu kĩ thuật của giống – SGK trang 9

Câu 5: Mục đích của công tác sản xuất giống cây trồng:

A. Sản xuất hạt giống SNC

B. Đưa giống mới phổ biến nhanh vào sản xuất.

C. Đưa giống tốt phổ biến nhanh vào sản xuất.

D. Tạo ra số lượng lớn cần thiết để cung cấp cho sản xuất đại trà

Đáp án: D. Tạo ra số lượng lớn cần thiết để cung cấp cho sản xuất đại trà

Giải thích: Mục đích của công tác sản xuất giống cây trồng: Tạo ra số lượng lớn cần thiết để cung cấp cho sản xuất đại trà – SGK trang 12

Câu 6: Quá trình hạt giống được cơ quan chọn tạo giống nhà nước cung cấp đến khi nhân được số lượng lớn hạt giống phục vụ cho sản xuất đại trà phải trải qua các giai đoạn sản xuất hạt giống sau:

A. Từ hạt tác giả → hạt siêu nguyên chủng → hạt nguyên chủng → hạt xác nhận

B. Giống thoái hóa → hạt siêu nguyên chủng → hạt nguyên chủng → hạt xác nhận

C. Giống nhập nội → hạt siêu nguyên chủng → hạt nguyên chủng → hạt xác nhận

D. Hạt giống siêu nguyên chủng → hạt nguyên chủng →hạt xác nhận

Đáp án: D. Hạt giống siêu nguyên chủng → hạt nguyên chủng →hạt xác nhận

Giải thích:Quá trình hạt giống được cơ quan chọn tạo giống nhà nước cung cấp đến khi nhân được số lượng lớn hạt giống phục vụ cho sản xuất đại trà phải trải qua các giai đoạn sản xuất hạt giống sau: Hạt giống siêu nguyên chủng → hạt nguyên chủng →hạt xác nhận – SGK trang 12

Câu 7: Các giống nhập nội, các giống bị thoái hóa (không còn giống siêu nguyên chủng) thì quy trình sản xuất hạt giống được tiến hành theo quy trình nào?

A. Sơ đồ phục tráng.

B. Hệ thống sản xuất giống.

C. Sản xuất giống cây thụ phấn chéo.

D. Sơ đồ duy trì

Đáp án: A. Sơ đồ phục tráng.

Giải thích:Các giống nhập nội, các giống bị thoái hóa (không còn giống siêu nguyên chủng) thì quy trình sản xuất hạt giống được tiến hành theo sơ đồ phục tráng – SGK trang 14

Câu 4: Quy trình sản xuất giống ở cây trồng tự thụ theo phương thức duy trì và phục tráng khác nhau ở :

A. Chọn lọc hỗn hợp qua thí nghiệm so sánh

B. Thời gian chọn lọc dài

C. Vật liệu khởi đầu

D. Quy trình chọn lọc và vật liệu khởi đầu.

Đáp án: D. Quy trình chọn lọc và vật liệu khởi đầu.

Giải thích: Quy trình sản xuất giống ở cây trồng tự thụ theo phương thức duy trì và phục tráng khác nhau ở quy trình chọn lọc và vật liệu khởi đầu – SGK trang 13,14

Câu 9: Nuôi cấy mô, tế bào là phương pháp

A. Tách rời tế bào, mô giâm trong môi trường có chất kích thích để mô phát triển thành cây trưởng thành.

B. Tách rời tế bào TV nuôi cấy trong môi trường dinh dưỡng thích hợp giống như trong cơ thể sống, giúp tế bào phân chia, biệt hóa thành mô, cơ quan, phát triển thành cây hoàn chỉnh.

C. Tách mô, nuôi dưỡng trong môi trường có chất kích thích tạo chồi, rễ, phát triển thành cây mới.

D. Tách tế bào TV nuôi cấy trong môi trường cách li để tế bào TV sống, phát triển thành cây hoàn chỉnh.

Đáp án: B. Tách rời tế bào TV nuôi cấy trong môi trường dinh dưỡng thích hợp giống như trong cơ thể sống, giúp tế bào phân chia, biệt hóa thành mô, cơ quan, phát triển thành cây hoàn chỉnh.

Giải thích: Nuôi cấy mô, tế bào là phương pháp tách rời tế bào TV nuôi cấy trong môi trường dinh dưỡng thích hợp giống như trong cơ thể sống, giúp tế bào phân chia, biệt hóa thành mô, cơ quan, phát triển thành cây hoàn chỉnh. – SGK trang 19

Câu 10 :Cơ sở khoa học của phương pháp nuôi cấy mô tế bào là........của tế bào thực vật.

A. Tính đa dạng.

B. Tính ưu việt.

C. Tính năng động.

D. Tính toàn năng.

Đáp án: D. Tính toàn năng.

Giải thích: Cơ sở khoa học của phương pháp nuôi cấy mô tế bào là tính toàn năng của tế bào thực vật _ SGK trang 19

Câu 11: Nhờ khả năng trao đổi ion trong đất mà?

A. Chất dinh dưỡng trong đất ít bị rửa trôi.

B. Phản ứng dung dịch đất luôn ổn định.

C. Nhiệt độ đất luôn điều hòa.

D. Cây trồng được cung cấp đẩy đủ và kịp thời chất dinh dưỡng.

Đáp án: D. Cây trồng được cung cấp đẩy đủ và kịp thời chất dinh dưỡng.

Giải thích: Nhờ khả năng trao đổi ion trong đất làm cơ sở cho sự trao đổi dinh dưỡng giữa đất và cây trồng.

Câu 12: Khả năng hấp phụ của đất phụ thuộc vào yếu tố nào?

A. Thành phần cơ giới

B. Số lương keo đất.

C. Số lượng hạt sét

D. Phản ứng dung dịch đất

Đáp án: B. Số lượng keo đất.

Giải thích: Khả năng hấp phụ của đất là khả năng giữ lại các chất dinh dưỡng, các phân tử nhỏ như hạt limon, hạt sét…, hạn chế sự rửa trôi và chúng phụ thuộc vào số lương keo đất – SGK trang 23

Câu 13: Ở Việt Nam, có khoảng bao nhiêu % diện tích đất tự nhiên ở vùng đồi núi?

A. 50%.

B. 60%.

C. < 60%.

D. 70%.

Đáp án: D. 70%.

Giải thích: Ở Việt Nam, có khoảng 70% diện tích đất tự nhiên ở vùng đồi núi – SGK trang 27

Câu 14: Tác dụng của biện pháp bón vôi ở cải tạo đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá?

A. Giảm độ chua của đất

B. Tăng độ phì nhiêu

C. Khử phèn

D. Rửa mặn

Đáp án: A. Giảm độ chua của đất

Giải thích: Biện pháp bón vôi ở cải tạo đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá giúp giảm độ chua của đất

Câu 15: Đất mặn chứa nhiều ion Na+ sử dụng biện pháp nào là quan trọng nhất?

A. Trồng cây chịu mặn.

B. Bón vôi, rửa mặn.

C. A và B

D. Xây dựng hệ thống thủy lợi.

Đáp án: C. A và B

Giải thích: Đất mặn chứa nhiều ion Na+ nên sử dụng biện pháp: trồng cây chịu mặn, bón vôi, rửa mặn để làm giảm lượng natri trong đất – SGK trang 33

Câu 16: Ở Việt Nam, đất mặn được hình thành ở...........và cây trồng phát thích hợp trên đất mặn là..........:

A. vùng đồng bằng ven biển ; cây Cói.

B. vùng đồng bằng Bắc Bộ; cây Súng, Sen.

C. vùng đồng bằng sông Hồng; cây Vẹt.

D. vùng trung du miền núi; cây Bạch đàn, cây Keo.

Đáp án: A. vùng đồng bằng ven biển ; cây Cói.

Giải thích: Ở Việt Nam, đất mặn được hình thành ở vùng đồng bằng ven biển và cây trồng phát thích hợp trên đất mặn là cây Cói – SGK trang 31, 33

Câu 17: Nguyên nhân hình thành đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá?

A. Chặt phá rừng bừa bãi

B. Địa hình dốc

C. Tác động của dòng sông và sóng biển trong suốt quá trình lấn biển của vùng cửa sông.

D. Tất cả ý trên đều sai

Đáp án: B. Địa hình dốc

Giải thích: Nguyên nhân hình thành đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá là do: lượng mưa lớn và địa hình dốc – SGK trang 28

Câu 18: Đặc điểm, tính chất của đất xám bạc màu

A. Tầng đất mặt mỏng, đất thường khô hạn

B. Nghèo dinh dưỡng, nghèo mùn

C. Số lượng VSV ít và hoạt động yếu

D. Tất cả ý trên đều đúng

Đáp án: D. Tất cả ý trên đều đúng

Giải thích: Đặc điểm, tính chất của đất xám bạc màu:

+ Tầng đất mặt mỏng, đất thường khô hạn

+ Nghèo dinh dưỡng, nghèo mùn

+ Số lượng VSV ít và hoạt động yếu – SGK trang 28

Câu 19: Vì sao không nên sử dụng phân hóa học quá nhiều?

A. Dễ tan.

B. Dễ tan cây không hấp thụ hết.

C. Không có tác dụng cải tạo đất.

D. Dễ tan, cây không hấp thụ hết → gây lãng phí, không có tác dụng cải tạo đất còn làm đất chua.

Đáp án: D. Dễ tan, cây không hấp thụ hết → gây lãng phí, không có tác dụng cải tạo đất còn làm đất chua.

Giải thích: Không nên sử dụng phân hóa học quá nhiều – SGK trang 39

Câu 20: Khi bón nhiều phân đạm và bón liên tục nhiều năm sẽ gây hiện tượng gì cho đất?

A. Đất sẽ kiềm hơn.

B. Đất sẽ mặn hơn.

C. Đất sẽ chua hơn.

D. Đất trung tính.

Đáp án: C. Đất sẽ chua hơn.

Giải thích: Khi bón nhiều phân đạm và bón liên tục nhiều năm sẽ gây đất bị hoá chua – SGK trang 40

Câu 21: Loại phân nào có tác dụng chuyển hóa lân hữu cơ thành lân vô cơ:

A. Phân lân hữu cơ vi sinh.

B. Nitragin.

C. Photphobacterin.

D. Azogin.

Đáp án: C. Photphobacterin.

Giải thích: Loại phân có tác dụng chuyển hóa lân hữu cơ thành lân vô cơ là Photphobacterin – SGK trang 42

Câu 22: VSV phân giải lân hữu cơ → lân vô cơ dùng để sản xuất phân:

A. Azogin.

B. Nitragin.

C. Photphobacterin.

D. Lân hữu cơ vi sinh.

Đáp án: C. Photphobacterin.

Giải thích: VSV phân giải lân hữu cơ → lân vô cơ dùng để sản xuất phân Photphobacterin –SGK trang 42

Câu 23: Dung dịch dinh dưỡng Knôp không chứa thành phần nào?

A. Ca(NO3)2

B. CaCl

C. MgSO4.7H2O

D. KH2PO4

Đáp án: B. CaCl

Giải thích: Dung dịch dinh dưỡng Knôp gồm: (g/lít nước cất

+ Ca(NO3)2 : 1,0

+ KH2PO4: 0,25

+ MgSO4.7H2O: 0,25

+ KCl: 0,0125

+ FeCl3: 0,0125 – Thông tin bổ sung – SGK trang 47

Câu 24: Dựa vào đâu để điều chỉnh độ pH của dung dịch dinh dưỡng?

A. Dùng máy đo pH

B. Dùng dung dịch H2SO4

C. Tất cả phương án trên đều đúng

D. Tất cả phương án trên đều sai

Đáp án: B. Dùng dung dịch H2SO4

Giải thích: Nếu pH của dung dịch dinh dưỡng chưa phù hợp với từng loại cây trồng thì dùng H2SO4 hoặc NaOH để điều chỉnh – SGK trang 45

Câu 25: Điều kiện để sâu, bệnh phát triển thành dịch:

A. Có ổ dịch, đủ thức ăn, nhiệt độ, độ ẩm.

B. Đủ thức ăn, độ ẩm thích hợp.

C. Đủ thức ăn, nhiệt độ thích hợp.

D. nhiệt độ, độ ẩm thích hợp.

Đáp án: A. Có ổ dịch, đủ thức ăn, nhiệt độ, độ ẩm.

Giải thích: Điều kiện để sâu, bệnh phát triển thành dịch là có ổ dịch, đủ thức ăn, nhiệt độ, độ ẩm – SGK trang 49

Câu 26: Điều kiện để sâu, bệnh phát sinh:

A. Có nguồn bệnh, đủ thức ăn, khí hậu thuận lợi, chăm sóc mất cân đối.

B. Đủ thức ăn, độ ẩm thích hợp.

C. Có nguồn bệnh, nhiệt độ thích hợp.

D. Nhiệt độ, giống bị nhiễm bệnh.

Đáp án: A. Có nguồn bệnh, đủ thức ăn, khí hậu thuận lợi, chăm sóc mất cân đối.

Giải thích:Điều kiện để sâu, bệnh phát sinh là có nguồn bệnh, đủ thức ăn, khí hậu thuận lợi, chăm sóc mất cân đối – SGK trang 49

Câu 27: Biểu hiện của ruộng lúa bị bạc lá?

A. Vết bệnh có đường viền gợn sóng màu nâu đậm.

B. Bệnh gây hại trên phiến lá lúa

C. Phần lá mắc bệnh bị chết làm cho lá khô trắng

D. Tất cả ý trên

Đáp án: D. Tất cả ý trên

Giải thích:Biểu hiện của ruộng lúa bị bạc lá:

+ Vết bệnh có đường viền gợn sóng màu nâu đậm ngăn cách phần bệnh và phần khỏe.

+ Bệnh gây hại trên phiến lá lúa.

+ Phần lá mắc bệnh bị chết làm cho lá khô trắng – SGK trang 52

Câu 28: Giai đoạn nào của sâu cuốn lá nhỏ gây hại nặng nhất cho cây lúa?

A. Giai đoạn sâu non

B. Giai đoạn nhộng

C. Giai đoạn sâu trưởng thành

D. Giai đoạn bướm

Đáp án: A. Giai đoạn sâu non

Giải thích: Giai đoạn sâu non sẽ nhả tơ cuốn lá lúa thành một bao thẳng đứng hoặc bao tròn gập lại, sâu non ở trong ăn lá – SGK trang 51

Câu 29: Biện pháp điều hòa là biện pháp...

A. Giữ cho dịch hại phát triển ở một mức độ nhất định

B. Dùng ánh sáng, bẫy, mùi, vị để phòng trừ dịch hại

C. Sử dụng các loài thiên địch để phòng trừ dịch hại

D. Chọn và trồng các loại cây khỏe mạnh

Đáp án: A. Giữ cho dịch hại phát triển ở một mức độ nhất định

Giải thích: Biện pháp điều hòa là biện pháp giữ cho dịch hại phát triển ở một mức độ nhất định – SGK trang 55

Câu 30: Phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng là:

A. Cải tạo đất, gieo trồng đúng thời vụ

B. Phun thuốc bảo vệ thực vật thường xuyên

C. Chọn tạo các giống cây trồng khỏe mạnh

D. Sử dụng phối hợp các biện pháp phòng trừ một cách hợp lý

Đáp án: D. Sử dụng phối hợp các biện pháp phòng trừ một cách hợp lý

Giải thích: Phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng là sử dụng phối hợp các biện pháp phòng trừ một cách hợp lý – SGK trang 54

Câu 31: Thuốc booc đô đạt chuẩn là

A. Màu xanh lá chuối non và phản ứng hơi kiềm

B. Màu vàng, phản ứng kiềm

C. Màu xanh nước biển, phản ứng kiềm

D. Màu tím, phản ứng kiềm

Đáp án: C. Màu xanh nước biển, phản ứng kiềm

Giải thích: Thuốc booc đô đạt chuẩn là: Màu xanh nước biển và phản ứng (pH) kiềm – SGK trang 57

Câu 32: Quy trình pha chế dung dịch Boóc đô phòng, trừ nấm hại gồm mấy bước?

A. 4

B. 5

C. 6

D. 7

Đáp án: B. 5

Giải thích: Quy trình pha chế dung dịch Boóc đô phòng, trừ nấm hại gồm 5 bước:

+ Bước 1: Cân 10g đồng sunphat, 15g vôi tôi

+ Bước 2: Hòa 15g vôi tôi trong 200ml nước cất

+ Bước 3: Hòa 10 g đồng sunphát vào 800ml nước

+ Bước 4: Đổ từ từ dung dịch đồng sunphát vào dung dịch vôi, vừa đổ vừa khuấy đều

+ Bước 5: Kiểm tra chất lượng sản phẩm – SGK trang 56, 57

Câu 33: Trường hợp nào sau không phải là biện pháp hạn chế ảnh hưởng xấu của thuốc hoá học?

A. Sử dụng thuốc có tính chọn lọc cao và phân giải nhanh

B. Dùng đúng loại thuốc, đúng nồng độ và liều, đúng thời điểm

C. Đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường

D. Cứ xuất hiện sâu, bệnh là dùng thuốc hoá học

Đáp án: D. Cứ xuất hiện sâu, bệnh là dùng thuốc hoá học

Giải thích: Trường hợp không phải là biện pháp hạn chế ảnh hưởng xấu của thuốc hoá học là cứ xuất hiện sâu, bệnh là dùng thuốc hoá học- SGK trang 59

Câu 34: Tác hại của thuốc bảo vệ thực vật là:

A. Gây ô nhiễm đất, nước, không khí, phá vỡ cân bằng sinh thái, phát sinh những dòng đột biến có lợi. Gây bệnh hiểm nghèo cho người

B. Gây ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nông sản, bảo vệ những loài sinh vật có ích. Gây bệnh hiểm nghèo cho người

C. Gây ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nông sản, phát sinh đột biến kháng thuốc, diệt trừ các quần thể sinh vật có ích. Gây bệnh hiểm nghèo cho người

D. Rau màu xanh tốt, chất lượng sản phẩm nâng cao, nhưng ô nhiễm môi trường, phá vỡ cân bằng sinh thái

Đáp án: C. Gây ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nông sản, phát sinh đột biến kháng thuốc, diệt trừ các quần thể sinh vật có ích. Gây bệnh hiểm nghèo cho người

Giải thích: Tác hại của thuốc bảo vệ thực vật là: Gây ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nông sản, phát sinh đột biến kháng thuốc, diệt trừ các quần thể sinh vật có ích. Gây bệnh hiểm nghèo cho người – SGK trang 59

Câu 35: Quy trình nào sau đây để sản xuất chế phẩm Bt theo công nghệ lên men hiếu khí?

A. Chuẩn bị môi trường – Khử trùng sâu – Cấy giống sản xuất– Ủ và theo dỏi quá trình lên men – Thu hoạch và tạo dạng chế phẩm

B. Chuẩn bị môi trường – Khử trùng môi trường – Ủ và theo dỏi quá trình lên men – Thu hoạch và tạo dạng chế phẩm

C. Chuẩn bị môi trường – Khử trùng môi trường – Cấy giống sản xuất– Ủ và theo dỏi quá trình lên men – Thu hoạch và tạo dạng chế phẩm

D. Chuẩn bị môi trường – Cấy giống sản xuất– Ủ và theo dỏi quá trình lên men – Thu hoạch và tạo dạng chế phẩm

Đáp án: C. Chuẩn bị môi trường – Khử trùng môi trường – Cấy giống sản xuất– Ủ và theo dỏi quá trình lên men – Thu hoạch và tạo dạng chế phẩm

Giải thích: Quy trình nào để sản xuất chế phẩm Bt theo công nghệ lên men hiếu khí: Chuẩn bị môi trường – Khử trùng môi trường – Cấy giống sản xuất– Ủ và theo dỏi quá trình lên men – Thu hoạch và tạo dạng chế phẩm – Hình 20.1 SGK trang 61

Câu 36: Quy trình nào sau đây để sản xuất chế phẩm vi rút trừ sâu?

A. Nuôi sâu hàng loạt – Nhiễm bệnh vi rút cho sâu - Sấy khô - Kiểm tra chất lượng - Pha chế chế phẩm - Đóng gói

B. Nuôi sâu hàng loạt – Nhiễm bệnh vi rút cho sâu - Pha chế chế phẩm - Sấy khô - Kiểm tra chất lượng - Đóng gói

C. Nuôi sâu hàng loạt - Pha chế chế phẩm – Nhiễm bệnh vi rút cho sâu- sấy khô - Kiểm tra chất lượng - Đóng gói

D. Nuôi sâu hàng loạt – Nhiễm bệnh vi rút cho sâu - Pha chế chế phẩm - Kiểm tra chất lượng - Đóng gói

Đáp án: B. Nuôi sâu hàng loạt – Nhiễm bệnh vi rút cho sâu - Pha chế chế phẩm - Sấy khô - Kiểm tra chất lượng - Đóng gói

Giải thích: Quy trình để sản xuất chế phẩm vi rút trừ sâu: Nuôi sâu hàng loạt – Nhiễm bệnh vi rút cho sâu - Pha chế chế phẩm - Sấy khô - Kiểm tra chất lượng - Đóng gói – Hình 20.2 SGK trang 61

Câu 37: Trong quá trình phát triển của vật nuôi, sự sinh trưởng, phát dục của vật nuôi diễn ra ….. nhưng không đồng đều.

A. Theo trình tự phát dục trước, sinh trưởng sau

B. Theo trình tự sinh trưởng trước, phát dục sau

C. Không đồng thời

D. Đồng thời

Đáp án: D. Đồng thời

Giải thích: Trong quá trình phát triển của vật nuôi, sự sinh tr¬ưởng, phát dục của vật nuôi diễn ra đồng thời như¬ng không đồng đều – SGK trang 66

Câu 38: Nghiên cứu quy luật sinh trưởng phát dục theo chu kỳ có ý nghĩa gì trong chăn nuôi ?

A. Thụ tinh nhân tạo đạt kết quả cao

B. Hiệu suất chăn nuôi cao

C. Vận dụng tốt các chu kỳ của vật nuôi

D. Tất cả đều đúng

Đáp án: D. Tất cả đều đúng

Giải thích: Nghiên cứu quy luật sinh trưởng phát dục theo chu kỳ có ý nghĩa trong chăn nuôi là: Giúp chăm sóc, nuôi dưỡng phù hợp với chu kỳ sống của con vật để có hiệu suất chăn nuôi cao: Thụ tinh nhân tạo đạt kết quả cao thì phải nắm vững chu kỳ động dục của vật nuôi, sử dụng con vật cày kéo, tiết sữa, đẻ trứng… phải vận dụng tốt chu kỳ hưng phấn - ức chế của hệ thần kinh, chu kỳ ngày – đêm…

Câu 39: Mục tiêu của chọn lọc bản thân là:

A. Đánh giá ngoại hình, thể chất con vật.

B. Đánh giá nguồn gốc của con vật.

C. Đáp án A hoặc đáp án B

D. Đáp án A và đáp án B

Đáp án: A. Đánh giá ngoại hình, thể chất con vật.

Giải thích: Mục tiêu của chọn lọc bản thân là: đánh giá con vật theo các chỉ tiêu chọn lọc (kiểm tra năng suất cá thể) sau đó chọn ra những cá thể có kết quả tốt làm giống - SGK trang 69

Câu 40: Quá trình chọn lọc cá thể gồm ... bước.

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Đáp án: B. 3

Giải thích: Chọn lọc cá thể là hình thức nhà chọn giống chọn lọc theo kiểu gen của mỗi cá thể riêng biêt, quá trình gồm 3 bước: Chọn lọc tổ tiên-Chọn lọc bản thân-Kiểm tra đờì sau – SGK trang 69,70

Câu 41: Người ta dùng phương pháp nào để nhân giống ?

A. Thuần chủng

B. Nhóm

C. Lai giống

D. Cả A và C đúng

Đáp án: D. Cả A và C đúng

Giải thích: Tuỳ mục đích nhân giống mà người ta dùng phương pháp: Nhân giống thuần chủng hay lai giống – SGK trang 74

Câu 42: Lai kinh tế là phương pháp lại cho ra sản phẩm:

A. Tạo giống mới

B. Không làm giống

C. Thuần chủng

D. Tất cả đều sai

Đáp án: B. Không làm giống.

Giải thích: Lai kinh tế là phương pháp lại cho ra sản phẩm: Không làm giống – SGK trang 75

Câu 43: Điều kiện chọn lọc và nuôi dưỡng gia súc bố mẹ :

A. Đầy đủ dinh dưỡng

B. Cho vật nuôi vận động hợp lí

C. Sử dụng con bố(phối giống) và con mẹ(sinh đẻ) hợp lí

D. Tất cả đáp án trên

Đáp án: D. Tất cả đáp án trên

Giải thích:Điều kiện chọn lọc và nuôi dưỡng gia súc bố mẹ : Đầy đủ dinh dưỡng. Cho vật nuôi vận động hợp lí. Sử dụng con bố(phối giống) và con mẹ(sinh đẻ) hợp lí

Câu 44: Dựa vào giá trị của các đàn giống, phân chia các đàn vật nuôi trong hệ thống nhân giống vật nuôi thành:

A. Đàn hạt nhân, đàn nhân giống, đàn thương phẩm.

B. Đàn hạt nhân, đàn thuần chủng, đàn thương phẩm.

C. Đàn hạt nhân, đàn nhân giống, đàn thuần chủng

D. Tất cả đều sai

Đáp án: A. Đàn hạt nhân, đàn nhân giống, đàn thương phẩm.

Giải thích: Dựa vào giá trị của các đàn giống, phân chia các đàn vật nuôi trong hệ thống nhân giống vật nuôi thành: Đàn hạt nhân, đàn nhân giống, đàn thương phẩm – SGK trang 77

Câu 45: Công nghệ cấy truyền phôi có tạo ra giống vật nuôi mới hay không?

A. Không tạo ra giống mới.

B. Tạo ra giống mới.

C. Mang đặc điểm của giống cho phôi và nhận phôi.

D. Không mang đặc điểm của giống nào cả.

Đáp án: A. Không tạo ra giống mới.

Giải thích: Công nghệ cấy truyền phôi không tạo ra giống vật nuôi mới mà chỉ đưa phôi từ cơ thể mẹ này sang cơ thể mẹ khác – SGK trang 79

Câu 46: Bê sinh ra từ công nghệ cấy truyền phôi mang đặc điểm của con bò nào?

A. Bò nhận phôi .

B. Cả bò cho phôi và bò nhận phôi.

C. Một giống khác.

D. Bò cho phôi.

Đáp án: D. Bò cho phôi.

Giải thích: Bê sinh ra từ công nghệ cấy truyền phôi mang đặc điểm của con: Bò cho phôi – Hình 27.1 SGK trang 80

Câu 47: Protein có tác dụng:

A. Trao đổi chất

B. Tổng hợp các hoạt chất sinh học

C. Tính bằng UI

D. Tổng hợp protit

Đáp án: B. Tổng hợp các hoạt chất sinh học

Giải thích:Protein có tác dụng: Tổng hợp các hoạt chất sinh học - SGK trang 82

Câu 48: Ví dụ nào thể hiện khẩu phần ăn của vật nuôi:

A. Năng lượng 3000Kcalo

B. P 13g, Vitamin A

C. Tấm 1.5kg, bột sắn 0.3 kg

D. Fe 13g, NaCl 43g

Đáp án: C. Tấm 1.5kg, bột sắn 0.3 kg

Giải thích: Ví dụ nào thể hiện khẩu phần ăn của vật nuôi: Tấm 1.5kg, bột sắn 0.3 kg - SGK trang 83

icon-date
Xuất bản : 24/11/2021 - Cập nhật : 24/11/2021