logo

Trắc nghiệm Công nghệ 10 Bài 15 (có đáp án): Điều kiện phát sinh, phát triển của sâu, bệnh hại cây trồng - Đề số 1

Câu hỏi Trắc nghiệm Công nghệ 10 Bài 15 (có đáp án): Điều kiện phát sinh, phát triển của sâu, bệnh hại cây trồng chọn lọc, hay nhất. Tuyển tập loạt Câu hỏi Trắc nghiệm Công nghệ 10 có đáp án được giải thích chi tiết, đầy đủ, rõ ràng.


Câu hỏi trắc nghiệm Công nghệ 10 Bài 15

Câu 1: Điều kiện để sâu, bệnh phát triển thành dịch:

  1. Có ổ dịch, đủ thức ăn, nhiệt độ, độ ẩm.

  2. Đủ thức ăn, độ ẩm thích hợp.

  3. Đủ thức ăn, nhiệt độ thích hợp.

  4. nhiệt độ, độ ẩm thích hợp.

Câu 2: Điều kiện để sâu, bệnh phát sinh:

  1. Có nguồn bệnh, đủ thức ăn, khí hậu thuận lợi, chăm sóc mất cân đối.

  2. Đủ thức ăn, độ ẩm thích hợp.

  3. Có nguồn bệnh, nhiệt độ thích hợp.

  4. Nhiệt độ, giống bị nhiễm bệnh.

Câu 3: Nguồn sâu bệnh hại:

  1. Sâu non.

  2. Trứng, bào tử.

  3. Nhộng, bào tử, Vi khuẩn.

  4. Trứng, bào tử, Nhộng, VSV.

Câu 4: Bệnh hại cây trồng do:

  1. Nấm

  2. Vi khuẩn

  3. Vi rút

  4. Nấm, Vi khuẩn, Vi rút.

Câu 5: Tác dụng của việc ngâm đất trong công tác ngăn ngừa sâu, bệnh hại cây trồng?

  1. Làm mất nơi cư trú.

  2. Cản trở, gây khó khăn cho sự phát triển của sâu, bệnh hại.

  3. Ngăn ngừa sâu, bệnh phát triển.

  4. Diệt sâu non, trứng, nhộng,...

Câu 6: Yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến sâu, bệnh hại cây trồng?

  1. Gió.

  2. Nhiệt độ.

  3. Độ ẩm, lượng mưa.

  4. Nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa.

Câu 7: Câu nào không đúng khi nói về ảnh hưởng của độ ẩm, lượng mưa đến sâu hại?

  1. Lượng nước trong cơ thể côn trùng không thay đổi theo độ ẩm không khí và lượng mưa.

  2. Lượng nước trong cơ thể côn trùng thay đổi theo độ ẩm không khí và lượng mưa.

  3. Lượng nước trong cơ thể côn trùng giảm khi độ ẩm không khí và lượng mưa giảm.

  4. Lượng nước trong cơ thể côn trùng tăng khi độ ẩm không khí và lượng mưa tăng.

Câu 8: Ổ dịch là:

  1. Nơi xuất phát của sâu, bệnh để phát triển rộng ra đồng ruộng.

  2. Nơi có nhiều sâu, bệnh hại.

  3. Nơi cư trú của sâu, bệnh hại.

  4. Có sẵn trên đồng ruộng.

Câu 9: Những loại đất nào dễ phát sinh sâu bệnh?

  1. Đất thiếu dinh dưỡng

  2. Đất thừa dinh dưỡng

  3. Đất chua

  4. Đất thiếu hoặc thừa dinh dưỡng

Câu 10: Vì sao bón nhiều đạm làm tăng khả năng nhiễm bệnh?

  1. Làm bộ lá phát triển.

  2. Thừa chất dinh dưỡng.

  3. Làm đất có độ pH thấp.

  4. Là nguồn thức ăn của côn trùng.


Đáp án trắc nghiệm Công nghệ 10 Bài 15

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Đáp án

A

A

D

D

D

D

A

A

A

D

 


Hướng dẫn giải chi tiết

Câu 1:

Điều kiện để sâu, bệnh phát triển thành dịch là có ổ dịch, đủ thức ăn, nhiệt độ, độ ẩm – SGK trang 49

Câu 2:

Điều kiện để sâu, bệnh phát sinh là có nguồn bệnh, đủ thức ăn, khí hậu thuận lợi, chăm sóc mất cân đối – SGK trang 49

Câu 3:

Nguồn sâu bệnh hạ gồm trứng, bào tử, Nhộng, VSV – SGK trang 47

Câu 4:

Bệnh hại cây trồng do: Nấm, Vi khuẩn, Vi rút

Câu 5:

Tác dụng của việc ngâm đất trong công tác ngăn ngừa sâu, bệnh hại cây trồng là Diệt sâu non, trứng, nhộng,..

Câu 6:

Yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến sâu, bệnh hại cây trồng là nhiệt độ, Độ ẩm, lượng mưa – SGK trang 48

Câu 7:

Câu không đúng khi nói về ảnh hưởng của độ ẩm, lượng mưa đến sâu hại là: Lượng nước trong cơ thể côn trùng không thay đổi theo độ ẩm không khí và lượng mưa – SGK trang 48

Câu 8:

Ổ dịch là nơi xuất phát của sâu, bệnh để phát triển rộng ra đồng ruộng – SGK trang 49

Câu 9:

Những loại đất dễ phát sinh sâu bệnh: Đất thiếu hoặc thừa dinh dưỡng – SGK trang 48

Câu 10:

Bón nhiều đạm làm tăng khả năng nhiễm bệnh vì làm bộ lá phát triển mạnh, là nguồn thức ăn phong phú, tạo điều kiện cho sâu, bệnh phát triển – SGK trang 49

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021