logo

Đọc hiểu Công cha như núi Thái Sơn/Bà già đi chợ Cầu Đông/Con cò mà đi ăn đêm

Tuyền tập các câu Trả lời câu hỏi Đọc hiểu Công cha như núi Thái Sơn/Bà già đi chợ Cầu Đông/Con cò mà đi ăn đêm. Các câu hỏi và trả lời đọc hiểu đều có đáp án đầy đủ. Mời các thầy cô, quý phụ huynh các em học sinh tham khảo. 


Câu hỏi đọc hiểu Bà già đi chợ Cầu Đông

1. 

Bà già đi chợ Cầu Đông 

Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng? 

Thầy bói gieo quẻ nói rằng: 

Lợi thì có lợi nhưng răng chẳng còn! 

2. 

Con cò mà đi ăn đêm, 

Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao. 

Ông ơi! Ông vớt tôi nao, 

Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng. 

Có xáo thì xáo nước trong, 

Đừng xáo nước đục đau lòng cò con. 

3. 

Công cha như núi Thái Sơn, 

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. 

Một lòng thờ mẹ, kính cha, 

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con. 

Thực hiện yêu cầu:

Câu 1: Trong 3 bài thơ lục bát trên có mấy cặp lục bát? 

Câu 2: Chỉ ra vần của 3 bài thơ trên? 

Câu 3: Chỉ ra thanh điệu của 3 bài thơ trên? (gồm: Thanh bằng; Thanh trắc; Câu tám).

Câu 4: Chỉ ra nhịp của 3 bài thơ trên? Từ đó, xác định bài thơ nào là thể thơ lục bát biến thể?


Trả lời câu hỏi

Trả lời câu hỏi đọc hiểu Bà già đi chợ Cầu Đông

Câu 1: Trong 3 bài thơ lục bát trên:

- Bài thơ một có: 2 cặp lục bát.

- Bài thơ hai có: 3 cặp lục bát.

- Bài thơ một có: 2 cặp lục bát.

→ Tổng 3 bài thơ có 7 cặp thơ lục bát.

Câu 2: 

- Ở bài thơ lục bát thứ nhất:

+ Trong cặp lục bát đầu tiên: Vần ông (Đông - chồng).

+ Vần ăng: chăng - rằng - chẳng. 

- Ở bài thơ lục bát thứ hai:

+ Vần ong: trong - lòng

+ Vần ao: ao - nao.

- Ở bài thơ lục bát thứ ba:

+ Vần a: cha - là; ra - cha.

Câu 3: Thanh điệu của 3 bài thơ trên:

- Thanh điệu của bài thơ lục bát thứ nhất là:

Bà già đi chợ Cầu Đông

  B     B      B    T    B    B

Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng? 

T      B     T      T   T      B      T     B

Thầy bói gieo quẻ nói rằng:

  B      T    B     T     T    B

Lợi thì có lợi nhưng răng chẳng còn! 

T    B  T  T     B        B        T       B

- Thanh điệu của bài thơ lục bát thứ hai là:

   Con cò mà đi ăn đêm, 

B    B  B   B   B    B 

Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao. 

T     T       B     B       T   T    T      B

Ông ơi! Ông vớt tôi nao, 

B  B     B   T     B  B

Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng. 

B    T    B     B     B    T     T      B

Có xáo thì xáo nước trong,

T  T      B   T    T        T

Đừng xáo nước đục đau lòng cò con. 

B       T       T     T     B     B    B  B

- Thanh điệu của bài thơ lục bát thứ ba là:

 Công cha như núi Thái Sơn, 

B      B     B     T     T     B

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. 

T     B     B     T       B       B         T   B

Một lòng thờ mẹ, kính cha, 

T   B       B  T      T     B

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con. 

B     B    T      T      T  B   T     B

Câu 4: 

Nhịp của 3 bài thơ trên:

- Nhịp bài thơ lục bát nhất là:

+ 2/2/2

+ 4/4

+ 2/2/2

+ 4/2/2

- Nhịp bài thơ lục bát hai là:

+ 2/4

+ 4/4

+ 2/2/2

+ 4/4

+ 2/2/2

+ 4/4

- Nhịp bài thơ lục bát ba là:

+ 2/2/2

+ 2/2/4

+ 4/2

+ 2/2/4

→ Trong 3 bài thơ lục bát trên, bài thơ lục bát biến thể là bài thơ lục bát thứ nhất 

icon-date
Xuất bản : 19/11/2022 - Cập nhật : 01/07/2023