logo

Đọc hiểu Truyện cổ nước mình

Tuyển tập các đề Đọc hiểu Truyện cổ nước mình hay nhất. Các câu hỏi và trả lời đọc hiểu được sưu tầm từ các đề thi có đáp án đầy đủ. Mời các thầy cô, quý phụ huynh các em học sinh tham khảo. 


Đọc hiểu Truyện cổ nước mình - Đề số 1

Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi: 

Tôi yêu truyện cổ nước tôi 

Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa 

Thương người rồi mới thương ta 

Yêu nhau dù mấy cách xa cũng tìm 

Ở hiền thì lại gặp hiền 

Người ngay thì được phật, tiên độ trì. 

Mang theo truyện cổ tôi đi 

Nghe trong cuộc sống thầm thì tiếng xưa 

Vàng cơn nắng, trắng cơn mưa 

Con sông chảy có rặng dừa nghiêng soi. 

Đời cha ông với đời tôi 

Như con sông với chân trời đã xa 

Chỉ còn chuyện cổ thiết tha 

Cho tôi nhận mặt ông cha của mình 

(Trích Truyện cổ nước mình, Lâm Thị Mỹ Dạ – SGK Tiếng Việt 4, tập 1) 

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên là gì? 

Câu 2: Nêu nội dung chính của đoạn thơ? 

Câu 3: Hãy liệt kê ít nhất hai câu tục ngữ, ca dao được gợi ra trong đoạn thơ trên 

Câu 4: Anh/ chị có đồng tình với quan niệm của tác giả trong hai câu thơ: Chỉ còn chuyện cổ thiết tha Cho tôi nhận mặt ông cha của mình? Vì sao?

Trả lời câu hỏi đọc hiểu

Câu 1: 

Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên là biểu cảm.

Câu 2: 

Nội dung chính của đoạn thơ là: Tình cảm của tác giả dành cho truyện cổ nước ta và những thấm thía về bài học qua mỗi câu chuyện.

Câu 3: 

Hai câu tục ngữ, ca dao được gợi ra trong đoạn thơ trên là: 

+ Ở hiền thì lại gặp hiền 

+ Thương người rồi mới thương ta 

+ Yêu nhau dù mấy cách xa cũng tìm 

Câu 4: 

Em có đồng tình với quan niệm của tác giả trong hai câu thơ: Chỉ còn chuyện cổ thiết tha Cho tôi nhận mặt ông cha của mình. Vì thông qua chuyện cổ, ta có thể thấy được bức tranh về cuộc sống và con người ngày xưa. Ngoài ra, chuyện cổ còn là kỉ vật để kết nối các thế hệ với nhau.


Đọc hiểu Truyện cổ nước mình - Đề số 2

Đọc hiểu Truyện cổ nước mình

Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi: 

Tôi yêu truyện cổ nước tôi

Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa

Thương người rồi mới thương ta

Yêu nhau dù mấy cách xa cũng tìm

Ở hiền thì lại gặp hiền

Người ngay thì được phật, tiên độ trì.

Mang theo truyện cổ tôi đi

Nghe trong cuộc sống thầm thì tiếng xưa

Vàng cơn nắng, trắng cơn mưa

Con sông chảy có rặng dừa nghiêng soi.

Đời cha ông với đời tôi

Như con sông với chân trời đã xa

Chỉ còn truyện cổ thiết tha

Cho tôi nhận mặt ông cha của mình.

Rất công bằng, rất thông minh

Vừa độ lượng lại đa tình, đa mang

Thị thơm thị giấu người thơm

Chăm làm thì được áo cơm, cửa nhà

Đẽo cày theo ý người ta

Sẽ thành khúc gỗ, chẳng ra việc gì

Tôi nghe truyện cổ thầm thì

Lời cha ông dạy cũng vì đời sau.

(Truyện cổ nước mình - Lâm Thị Mỹ Dạ)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Vì sao tác giả yêu truyện cổ nước ta?

Câu 2. Em hiểu ý hai dòng thơ "Tôi nghe truyện cổ thầm thì/Lời ông cha dạy cũng vì đời sau" như thế nào?

Câu 3. Nêu cảm nghĩ của anh/chị sau khi đọc văn bản trên? 

Trả lời câu hỏi đọc hiểu

Câu 1. 

Tác giả yêu truyện cổ nước ta vì:

- Truyện cổ vừa nhân hậu vừa tuyệt vời sâu xa.

- Ngoài ra, truyện cổ nước mình chứa đựng nhiều bài học quý báu đối với nhiều thế hệ.

Câu 2. 

Em hiểu ý hai dòng thơ "Tôi nghe truyện cổ thầm thì/Lời ông cha dạy cũng vì đời sau" là: qua những câu chuyện cổ, ta có thể thấy được nhiều bài học quý giá mà cha ông muốn truyền đạt lại cho con cháu.

Câu 3. 

Đoạn thơ trên của Lâm Thị Mỹ Dạ đã cho ta thấy được nhiều ý nghĩa của truyện cổ nước ta mang lại. Ngoài là thú vui giải trí, truyện cổ còn là thứ kết nối các thế hệ lại với nhau và cho con cháu được nhận mặt cha ông mình. Dù là truyện cổ tích, hay truyện ngụ ngôn, tục ngữ hay ca dao đều gửi gắm vào trong đó một bài học của cha ông. 


Đọc hiểu Truyện cổ nước mình - Đề số 3

Đọc hiểu Truyện cổ nước mình (ảnh 2)

Tôi yêu truyện cổ nước tôi

Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa

Thương người rồi mới thương ta

Yêu nhau dù mấy cách xa cũng tìm

Ở hiền thì lại gặp hiền

Người ngay thì gặp người tiên độ trì

Mang theo truyện cổ tôi đi

Nghe trong cuộc sống thầm thì tiếng xưa

Vàng cơn nắng, trắng cơn mưa

Con sông chảy có rặng dừa nghiêng soi

Đời cha ông với đời tôi

Như con sông với chân trời đã xa

Chỉ còn truyện cổ thiết tha

Cho tôi nhận mặt ông cha của mình

Rất công bằng, rất thông minh

Vừa độ lượng lại đa tình, đa mang.

Thị thơm thì giấu người thơm

Chăm làm thì được áo cơm cửa nhà

Đẽo cày theo ý người ta

Sẽ thành khúc gỗ chẳng ra việc gì.

Tôi nghe truyện cổ thầm thì

Lời cha ông dạy cũng vì đời sau.

Đậm đà cái tích trầu cau

Miếng trầu đỏ thắm nặng sâu tình người.

Sẽ đi qua cuộc đời tôi

Bấy nhiêu thời nữa chuyển dời xa xôi.

Nhưng bao truyện cổ trên đời

Vẫn luôn mới mẻ rạng ngời lương tâm.

(1789, Lâm Thị Mỹ Dạ, Truyện Cổ Nước Mình)

Thực hiện các yêu cầu sau

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của bài thơ trên là gì? Tìm thêm những truyện cổ khác thể hiện lòng nhân hậu của người Việt Nam ta?

Câu 2. Phân biệt 2 từ độ trì và độ lượng.

Câu 3. Nhà thơ đã khẳng định những giá trị, ý nghĩa gì của truyện cổ?

Câu 4. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong hai câu thơ:

Thương người rồi mới thương ta

Yêu nhau dù mấy cách xa cũng tìm

Trả lời câu hỏi đọc hiểu

Câu 1. 

Phương thức biểu đạt chính của bài thơ trên là biểu cảm.

Những truyện cổ khác thể hiện lòng nhân hậu của người Việt Nam ta là:

+ Sự tích trầu cau.

+ Cây tre trăm đốt.

+ Duyên nợ ba sinh.

+ Tấm cám.

+ Đẽo cày giữa đường.

Câu 2. 

- Độ trì: Được tiên hoặc phật hay bụt (những nhân vật hư cấu trong truyện cổ tích) cứu giúp và che chở.

- Độ lượng: Thái độ rộng rãi, dễ tha thứ cho người khác.

Câu 3. 

Nhà thơ khẳng định những giá trị, ý nghĩa của truyện cổ là:

+ Là thứ kết nối các thế hệ với nhau

+ Thông qua truyện cổ, ông cha ta đã dạy cho ta những bài học ý nghĩa ở đời.

+ Truyện cổ cũng ca ngợi các truyền thống tốt đẹp của con người Việt Nam.

Câu 4. 

Thương người rồi mới thương ta

Yêu nhau dù mấy cách xa cũng tìm

Biện pháp tu từ trong hai câu thơ này là:

+ Điệp ngữ: thương.

→ Tác dụng: Khẳng định truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta: thủy chung, tương thân tương ái,…

----------------------------------

Trên đây Toploigiai đã mang tới cho các bạn những kiến thức bổ ích qua bài Đọc hiểu Truyện cổ nước mình. Hi vọng những kiến thức trên sẽ giúp các bạn đạt được kết quả cao trong học tập. Mời các bạn đến với câu hỏi tiếp theo.

icon-date
Xuất bản : 29/11/2022 - Cập nhật : 29/06/2023