logo

Tóm tắt văn bản Bánh chưng bánh giầy bằng sơ đồ


Tóm tắt văn bản Bánh chưng bánh giầy bằng sơ đồ - Mẫu 1

Tóm tắt văn bản Bánh chưng bánh giầy bằng sơ đồ - Mẫu 1

Tóm tắt văn bản Bánh chưng bánh giầy bằng sơ đồ - Mẫu 2

Sự việc 1: Vua Hùng đã già, muốn tìm người tài để nối ngôi.
 
Sự việc 2: Vua Hùng có 10 người con, không biết phải chọn ai, nên đã đưa ra thử thách.
 
Sự việc 3: Các Lang ra sức tìm kiếm những món ngon quý hiếm để làm hài lòng vua cha.
 
Sự việc 4: Lang Liêu là người con thiệt thòi nhất của Vua Hùng, chỉ có lúa gạo là nhiều, nên rất buồn phiền không biết lấy gì dâng lên vua cha.
 
Sự việc 5: Thần hiển linh, mách bảo Lang Liêu lúa gạo là thứ quý giá nhất, và dạy anh làm bánh chưng, bánh giày.
 
Sự việc 6: Bánh của Lang Liêu được vua cha chọn ra dâng lên cúng Tiên Vương và mời triều thần. Từ đó, Lang Liêu được nối ngôi vua cha

Tóm tắt văn bản Bánh chưng bánh giầy bằng sơ đồ - Mẫu 3

Tóm tắt văn bản Bánh chưng bánh giầy bằng sơ đồ - Mẫu 3

Tóm tắt văn bản Bánh chưng bánh giầy bằng sơ đồ - Mẫu 4

Tóm tắt văn bản Bánh chưng bánh giầy bằng sơ đồ - Mẫu 4

Tóm tắt văn bản Bánh chưng bánh giầy bằng sơ đồ - Mẫu 5

Tóm tắt văn bản Bánh chưng bánh giầy bằng sơ đồ - Mẫu 5

Tóm tắt văn bản Bánh chưng bánh giầy bằng sơ đồ - Mẫu 6

Tóm tắt văn bản Bánh chưng bánh giầy bằng sơ đồ - Mẫu 6

Tóm tắt văn bản Bánh chưng bánh giầy bằng sơ đồ - Mẫu 7

Tóm tắt văn bản Bánh chưng bánh giầy bằng sơ đồ - Mẫu 7

Tóm tắt văn bản Bánh chưng bánh giầy bằng sơ đồ - Mẫu 8

Tóm tắt văn bản Bánh chưng bánh giầy bằng sơ đồ - Mẫu 8

Một số mẫu Tóm tắt văn bản Bánh chưng bánh giầy


Mẫu số 1

      Vua Hùng Vương thứ sáu khi về già muốn tìm một người vừa có tài vừa có đức để kế vị mình. Nhân dịp lễ Tiên Vương, vua Hùng đã ra điều kiện: Không kể con trưởng hay con thứ, chỉ cần tìm được thức ngon vật lạ vừa ý vua để đặt lên bàn thờ tổ tiên thì vua sẽ truyền lại ngôi cho người đó. Các lang ai ai cũng háo hức thi nhau sắm thật nhiều cỗ lễ quý hiếm để dâng lên tổ tiên, duy chỉ có Lang liêu - người con thứ 18 là buồn nhất, vì chàng mất mẹ từ sớm nên từ nhỏ chỉ quanh quẩn làm việc đồng áng, giờ đây không biết phải làm thế nào. Một đêm đang ngủ, Lang Liêu nằm mơ được thần mách bảo rằng hãy lấy gạo nếp, thịt lợn, đậu xanh và nặn thành hai thứ bánh. Bánh hình tròn sẽ tượng trưng cho trời, còn bánh hình vuông thì tượng trưng cho đất. Đến ngày lễ, tất thảy các hoàng tử đều dâng lễ vật nhưng chẳng ai làm vua cha hài lòng. Đến lượt Lang Liêu dâng lễ, vua cha rất ngạc nhiên khi trông thấy hai loại bánh này. Người thử thì thấy bánh vừa ngon lại ý nghĩa nên đã chọn lễ vật của Lang Liêu làm lễ vật tế lễ đồng thời chàng cũng được vua cha truyền lại ngôi. Kể từ đó việc gói bánh chưng, bánh giầy cũng trở truyền thống tươi đẹp của người Việt Nam vào mỗi ngày lễ Tết, qua đó nhằm thể hiện thành lòng kính với tổ tiên.


Mẫu số 2

    Vua Hùng Vương thứ sáu muốn tìm trong số hai mươi người con trai một người thật tài đức để nối ngôi nên đã ra điều kiện: không nhất thiết là con trưởng, ai làm vừa ý nhà vua trong lễ Tiên vương sẽ được truyền ngôi.

    Các lang đua nhau sắm lễ thật hậu, thật ngon. Lang Liêu, người con trai thứ mười tám, rất buồn vì nhà nghèo, chỉ quen với việc trồng khoai trồng lúa, không biết lấy đâu ra của ngon vật lạ làm lễ như những lang khác. Sau một đêm nằm mộng, được một vị thần mách nước, chàng bèn lấy gạo nếp, đậu xanh và thịt lợn làm thành hai thứ bánh, loại hình tròn, loại hình vuông dâng lên vua cha. Vua thấy bánh ngon, lại thể hiện được ý nghĩa sâu sắc nên lấy hai thứ bánh ấy lễ Trời, Đất và lễ Tiên vương, đặt tên bánh hình tròn là bánh giầy, bánh hình vuông là bánh chưng và truyền ngôi cho Lang Liêu.

    Từ đó, việc gói bánh chưng và bánh giầy cúng lễ tổ tiên trở thành phong tục không thể thiếu trong ngày Tết của người Việt Nam.

icon-date
Xuất bản : 04/11/2021 - Cập nhật : 19/08/2023