logo

Cách hình dung và miêu tả đất, trời trong câu “đất phẳng như cái mâm vuông, trời trùm lên như cái bát úp, ...” trong truyện Thần Trụ trời gợi cho bạn nhớ đến truyền thuyết nào của người Việt Nam?

Câu hỏi: Cách hình dung và miêu tả đất, trời trong câu “đất phẳng như cái mâm vuông, trời trùm lên như cái bát úp, ...” trong truyện Thần Trụ trời gợi cho bạn nhớ đến truyền thuyết nào của người Việt Nam? Hãy tóm tắt truyền thuyết ấy và chỉ ra điểm tương đồng giữa hai tác phẩm.

Lời giải 

- Gợi cho em nhớ đến truyền thuyết “Sự tích bánh chưng, bánh dày”.

- Tóm tắt: Vì muốn tìm một người tài đức để truyền ngôi trong số 20 người con, vua Hùng thứ 06 đã ra điều kiện tìm được lễ vật cúng Tiên Vương. Ai nấy đều cho người lên rừng, xuống biển tìm của con vật lạ, sắm lễ thịnh soạn. Tuy nhiên, chỉ có người con thứ 18 của vua Hùng – Lang Liêu vì gia cảnh nghèo, chỉ quen với việc trồng khoai lúa, không biết tìm đâu ra của ngon vật lạ giống các vị hoàng tử khác. Trong một đêm ngủ say, anh được thần báo mộng “Con hãy nên lấy gạo nếp làm bánh hình tròn và hình vuông, để tượng hình Trời và Đất. Hãy lấy lá bọc ngoài, đặt nhân trong ruột bánh, để tượng hình Cha Mẹ sinh thành”. Anh vội vàng tỉnh dậy, chọn thứ gạo nếp ngon nhất để làm ra hai thứ bánh hình vuông và hình tròn tượng trưng cho trời đất. Kết quả, bánh của chàng vì lạ mắt nên đã thu hút sự chú ý của nhà vua. Sau khi ăn xong, lập tức, chàng được vua truyền ngôi.

- Điểm tương đồng:

+ Đều là câu chuyện hư cấu, không có thực.

+ Đều nói về hình dáng của trời (hình tròn) và đất (hình vuông). 

+ Đều có vị thần.

Cách hình dung và miêu tả đất, trời trong câu “đất phẳng như cái mâm vuông, trời trùm lên như cái bát úp, ...” trong truyện Thần Trụ trời gợi cho bạn nhớ đến truyền thuyết nào của người Việt Nam?

>>> Xem trọn bộ: Bài Thần Trụ Trời  SGK 10 trang 13, 14 - Văn Chân trời sáng tạo

icon-date
Xuất bản : 29/08/2022 - Cập nhật : 03/12/2022