logo

Tóm tắt truyện Uncle Tom's cabin


Tóm tắt truyện Uncle Tom's cabin

      TÚP LỀU BÁC TÔM – nguyên tác “Uncle Tom's Cabin” là tác phẩm rất đặc biệt của nữ văn sỹ Mỹ gốc Âu – Harriet Beecher Stowe [1811–1896], xuất bản lần đầu năm 1852 ở Hoa Kỳ trong khi chế độ nô lệ đang thịnh hành. Sách vừa phát hành đã bán được 10.000 bản rồi lên đến 300.000 bản trong năm đầu tiên, một hiện tượng vào thời đó mặc dù sách bị cấm ở các bang miền Nam.

      Tại Anh, ấn bản được bán ra còn cao hơn. Chỉ hai năm sau, đến năm 1854, sách của bà được dịch ra 60 ngôn ngữ. Trong thế kỷ 19, “Túp lều bác Tôm” là cuốn sách bán chạy chỉ sau Kinh Thánh. Harriet Beecher Stowe được dựng tượng bán thân tại “Sảnh Vinh danh Vĩ nhân Mỹ”. Ngôi nhà Harriet Beecher Stowe sống 23 năm cuối đời đã thành thư viện được mở cửa cho công chúng tại Connecticut.

      Thoạt đầu, từ năm 1851, Harriet Beecher Stowe bắt đầu có các truyện ngắn từng kỳ trên tờ The National Era ở Cincinnati dưới tên “Uncle Tom's Cabin” “Life Among the Lowly”, sau đó mới xuất bản thành hai tập sách năm 1852.

      Cuốn sách đã có ảnh hưởng sâu sắc đến quan điểm đối với những người Mỹ gốc Phi và tình cảnh nô lệ ở Hoa Kỳ khi đó. Người ta tin rằng cuốn sách đã là động lực cho cuộc đấu tranh bãi nô.

Tóm tắt truyện Uncle Tom's cabin

Dưới đây là bản tóm tắt nôi dung cuốn truyện Túp lều bác Tom, mời bạn đọc tham khảo.


Tóm tắt truyện Uncle Tom's cabin 

      Túp lều bác Tom lể về cuộc đời thống khổ của một người nô lệ da đen là bác Tom với chuỗi ngày đen tối, đầy tủi nhục. Bác phải lìa bỏ vợ con, bị bán từ nơi này sang nơi khác, bị đánh đập tàn nhẫn. Cuối cùng do bảo vệ nhân phẩm của mình, bác bị đánh chết trong đồn điền trồng bông khủng khiếp ở miền Nam nước Mỹ, đây cũng là nơi chôn vùi bao cuộc đời lầm than như cuộc đời bác.

      Bác Tom có thể nói là một con người đại diện cho những người da màu, dù bị đối xử rất tệ, nhưng vẫn giữ vững một lòng trong sạch, thà chịu đòn, đau đớn chứ nhất định không vấ bẩn lương tâm. Bác chính là điểm sáng trong câu chuyện. Ban đầu bác xuất hiện như một “điểm mù” – một nhân vật khác nhạt nhoà. Nhưng sau đó, bác lại chính là người truyền tải rất rõ những thông điệp của tác giả. Bác là một người mô lệ nhưng bác không mang một trái tim bị xiềng xích. Bác có một tâm hồn rộng mở, sẵn sàng đi qua những trang Kinh thánh, học những điều tử tế tốt đẹp của đời và mang trên mình một trái tim ấm nóng, luôn quan tâm và yêu thương hết thảy những con người lương thiện, và luôn chung thuỷ một lòng với người chủ cũ – gia đình Shelby của mình.

      Sau tất cả bao nhiêu biến cố, với sự tốt bụng và hướng thiện của mình dẫu cho cuộc sống đầy khắc nghiệt, bác đã dạy dỗ cô bé, giúp cô bé có được những quan niệm sống và hơn hết là lối sống yêu thương, đối xử công bằng và quan tâm đến mọi người hơn. Sau này, khi những chuyện không hay xảy ra và bác bị một ông chủ đồn điền miền Nam “mua về”, những chuỗi ngày khắc nghiệp là cứ thế tiếp diễn. Những đồ đặc của bác bị vứt bỏ bớt đi và dù cho bị đánh đập, bất công, bác vẫn giữ tâm ngay thẳng. Dù cho kẻ ấy với tâm can độc ác muốn hành hạ đến cùng, bác vẫn không hề bị khuất phục. Bác có thể nói, là một người làm việc rất siêng năng, nhưng vì với lòng tốt của mình, giúp đỡ một người làm, tên chủ đâm ra căm ghét bác. Hắn lấy cớ hành hạ bác, và cả những lí do khác nữa. Hễ có dịp, hắn lại đánh bác đến không đi nổi, và những vết thương bị nhiễm trùng ngày một nặng thêm. Chỉ những ấy thôi, những người như bác Tom đã phải sống khắc nghiệt nhưng họ vẫn ngay thẳng, tâm trong sạch, cũng đủ để ta dành ra một phút giây nào đó nhìn nhận lại chính mình.

      Nhân vật: cô bé Eva. Eva thực sự là một thiên thân dưới trần thế.  Xinh xắn thánh thiện từ vẻ ngoài đến tâm hồn, có cảm giác tâm hồn em chẳng hề tì vết, yêu thương tất cả những người nô lệ đáng thương, tâm hồn bé nhỏ mong manh luôn day dứt cho 1 chế độ bạo tàn.  Nhưng cuối cùng, Chúa cũng không để em lại lâu dưới trần gian mà đã vội vã mang em về lại bên Người. Một nhân vật nữa, đó là bố của Eva St Clare, một tâm hồn phải chịu những vết sẹo trong 1 cuộc hôn nhân chẳng hề hạnh phúc.  Người không ủng hộ chế độ nô lệ nhưng cũng không biết làm cách nào để thoát khỏi nó. Người cao quý tuyệt vời không bao giờ đánh đập nô lệ, yêu con hơn mọi thứ trên đời. Tâm hồn anh cũng nhạy cảm, và luôn quan sát , biết điều phải trái.

      Có thể nói, quá trình chuyển hoá một tâm hồn người da trắng trở nên biết cảm thông, và một cô bé da đen vốn rất tinh nghịch vì hiểu rằng mình chẳng được tôn trọng, trở nên tình cảm hơn là một quá trình rất tuyệt vời. Ban đầu người cô của Eva- cô Ophélia đã cố gắng để dạy dỗ một cô bé da đen trong gia đình là Topsy. Thế nhưng, Topsy dù học rất nhanh, nhưng lại hay bướng bỉnh nên thường có ý định chống đối lại cô chủ của mình. Trong một khoảng thời gian sau ấy, khi Eva phải trải qua những nỗi đau, và một bi kịch đau lòng với một người lương thiện như vậy, cô Ophélia đã nhận thấy những điều đẹp đẽ trong tâm hồn của cô, đặc biệt ở cách đối xử với những người nô lệ, với mọi người xung quanh. Và cô bé Topsy, là một sự “sang trang”- bắt đầu một giai đoạn mới, khi một người da đen có thể nhận, học, được đối xử công bằng và tử tế.

      Gia đình chị Elisa- những người nô lệ đấu tranh cho chính mình và anh George Shelby- những người da trắng đấu tranh cho sự công bằng của mọi người dân.

      Xã hội Mỹ khi ấy là một xã hội đầy rẫy những bất công: người da trắng thì cứ lập ra, tuân theo những điều luật cấm người da đen; còn những người da màu, họ chẳng được xem là con người mặc dù điều đó phải luôn được công nhận.Có thể nói, ở đầu truyện, khi mà anh George- chồng chị Elisa, quyết định với vợ rằng sẽ lên đường đấu tranh vào một ngày nào đó, ta cũng thấy rằng, nỗi khao khát lấy lại công bằng cứ âm ỉ chảy trước đây nay đã thành ngọn lữa mạnh mẽ cháy rực trong đêm tối của những bi quan và tàn khốc. Chị Elisa, trong cuộc trốn chạy khỏi những bất công và đau khổ sắp tới, đã thể hiện phần nào, khao khát cho tự do của chính mình và cả tình thương dành cho người chồng, người con thật mãnh liệt. Trên con đường chạy thoát khỏi những tên buôn nô lệ ấy, chị đã gặp nhiều người: những con người tốt bụng sẵn lòng giúp đỡ những người nô lệ lên đường sang Canada để được giải phóng, người buôn nô lệ nhận thức rồi thay đổi chính mình… Những con người ấy chính là ánh sáng đang lớn dần, có thể đem lại cuộc sống mới cho những người nô lệ.Bên cạnh đó, vào giây phút bác Tom từ biệt gia đình người chủ cũ, có một khoảnh khắc rằng, anh George Shelby đã chạy theo và đeo lên cổ bác một sợi dây chuyền, có một đồng tiền nhỏ. Giá trị nó chẳng lớn gì với anh đâu, nhưng là một “gia sản” lúc ấy với bác. Lời hứa khi ấy, đã thực hiện được, nhưng dù là hơi trễ so với chuyện đáng tiếc xảy ra khi ấy, vẫn làm cho vững tin hơn rằng, chừng nào vẫn còn người đấu tranh, vẫn còn niềm tin thì chuyện dù tưởng chừng đen tối nhất cũng có thể thay đổi được.

      Ở Túp lều bác Tom, mỗi người đọc có thể tìm thấy đâu đó trong cái xã hội tối tăm ấy vẫn tràn ngập tình yêu thương con người, nơi người ta sống trong chế độ nô lệ nhưng không bị nó làm hoen ố tâm hồn. Mỗi nhân vật đều có những vẻ đẹp tâm hồn đáng ngưỡng mộ, và tất cả họ vẽ nên một cuộc sống thanh bình đẹp đẽ. Những người nô lệ, dù là thân phận nô lệ, họ vẫn có quyền hạnh phúc với thân phận của họ. Tuy nhiên, hiện thực tàn khốc vẫn ùa đến không bỏ sót một ai, khiến chúng ta ngậm ngùi thương cảm trong xót xa.

Ý nghĩa của tác phẩm

     Túp lều bác Tom ca ngợi những người nô lệ da đen là những người trung thực, biết tôn trọng phẩm giá con người như bác Tom, những người mẹ dũng cảm như Elida, những thanh niên cương nghị, tha thiết với tự do như George. Đồng thời tác phẩm cũng lên án đanh thép chế độ nô lệ với những chủ nô lệ, các tay sai, các con buôn vô cùng tàn bạo. Lên án Pháp luật nước Mỹ khi đó đã bênh vực chế độ nô lệ, cho phép đánh đập xiềng xích, giết chết những người da đen vô tội và trừng trị những ai che chở người nô lệ. Với tác phẩm của mình, nhà văn đã đóng góp một phần vào công cuộc giải phóng nô lệ ở nước Mỹ, tố cáo thống thiết chế độ vô nhân đạo, khích lệ những người Mỹ có lương tâm đấu tranh để tiêu diệt nó.

icon-date
Xuất bản : 31/07/2021 - Cập nhật : 31/07/2021