"Số đỏ" là một tiểu thuyết châm biếm nổi tiếng của nhà văn Vũ Trọng Phụng, một trong những tác giả lừng danh của văn học Việt Nam. Tiểu thuyết được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1936 và được coi là một tác phẩm kinh điển của văn học Việt.
Tiểu thuyết "Số đỏ" của Vũ Trọng Phụng gồm tổng cộng 20 chương. Mỗi chương kể về những tình huống hài hước, châm biếm trong cuộc đời của nhân vật chính Xuân Tóc Đỏ, qua đó phê phán sâu sắc xã hội Việt Nam thời bấy giờ.
Chương 1: Lúc ấy vào độ 3 giờ chiều, một ngày thứ năm...Đuổi người ta như thế mà đành lòng!
Chương 2: Sau khi đi qua một cái sân vắng ngắt.....chứ không phải là hiệu bánh Tây của bà quảnh ở nhà.
Chương 3: Sau mấy tiếng còi un un dữ dội nghe như tiếng gầm....đã bị khinh bỉ như một nhà đạo đức chân chính đã bị khinh bỉ.
Chương 4: Theo lời dặn của bà Phó tám giờ sáng hôm ấy, Xuân Tóc Đỏ lảng vảng không dám vào hỏi....Ấy thế là Xuân Tóc Đỏ bắt đầu dự vào cuộc cải cách xã hội.
Chương 5: Ông chủ, bà chủ đã cùng với mấy bà tân thời và....cách bí mật cũng như những người mọc sừng khác.
Chương 6: Ba người cùng đứng ở cửa sổ nhìn xuống sân.....thì chính là nó tập đi đến khoa học và do thế đến sự phú quý.
Chương 7: Cụ Hồng lúc ấy đã nhắm nghiền hai mắt lại.....Thế người ta giận thì nhà này có người ốm thì ai đến chữa cho nữa
Chương 8: Ðã hai tuần lễ nay, phòng trào Bình dân toàn thắng.....Từ đấy trở đi, Tuyết và Xuân còn nói nhiều, một bên thì lấy tư cách bình dân, bên kia thì lấy tư cách phụ nữ tân tiến.
Chương 9: Về phía tây thành Hà Nội có một cái hồ mà người ta chịu khó ngăn đôi thành một con đường cho nó thành ra hai cái hồ.........Nó đã hiểu Tuyết là một bán sử nữ hoàn toàn đáng mặt đàn bà nước Nam vào thế kỷ hai mươi, chứ không phải sự thường.
Chương 10: Sau khi ra phòng ăn để tiêu thụ một bữa cơm tây rất sang trong y như những người Việt Nam....Xuân Tóc Ðỏ phải từ giã cảnhBồng Lai, cuốc bộ về hiệu Âu Hoá.
Chương 11: Buổi khánh thành cái sân quần riêng của bà Phó Ðoan trong vườn hoa nhà thật là một ngày đáng ghi vào lịch sử thể thao của nước Việt Nam.....Cụ Hồng đã nói như một người nghiện đứng đắn trong một cơn thịnh nộ đúng giờ và đúng bữa
Chương 12: Buổi sáng hôm ấy, lúc chuông đồng hồ báo thức theo hai cái kim chỉ 8 giờ mà kêu ran lên....Nó chỉ còn phải gánh vác cái trách nhiệm nặng nề là làm hại nốt một vị quả phụ đã thủ tiết luôn với hai đời chồng nữa mà thôi.
Chương 13: Khi ông đốc tờ Trực Ngôn đã lên gác trên thăm bệnh cho cậu Phước thì Xuân còn lảng vảng ở nhà dưới với bọn gia nhân....bằng những lý luận hùng hồn của một vị sư tân thời và chân tướng công.
Chương 14: Tại hiệu may Âu Hoá cũng như tại nhà cụ cố Hồng, người ta bàn ra tán vào rất nhiều về việc ông Xuân Tóc Ðỏ của chúng ta......Những người khác chê Xuân vì thù riêng mà quên mất lương tâm nhà nghề, thế là một ông đốc tờ không xứng đáng, vân vân...
Chương 15: Ba hôm sau, ông cụ già chết thật......Nó nắm tay cho khỏi có người nom thấy, rồi đi tìm cụ Tăng Phú lạc trong đám ba trăm người đương buồn rầu và đau đớn về những điều sơ suất của khổ chủ.
Chương 16: Trông thấy Xuân rồi, Văn Minh nghĩ thầm: “Ừ, cái mặt thằng này thế mà cũng đỡ ma cà bông rồi đâý....Hai thầy cảnh binh gật gù, bắt tay hai người và không biên phạt nữa, và, do thế, té ra đã làm tròn bổn phận của những người cảnh binh đúng luật.
Chương 17: Rất cảm động, Tuyết nói như một phụ nữ lãng mạn chân chính:......Bà Phó Ðoan khỏi mang tiếng thất tiết với hai đời chồng cũ của bà. Xuân Tóc Ðỏ khỏi bị mấy chục năm tù, mà sở cảnh sát chỉ điếm hộ thứ 18 cũng đỡ phải điều tra rất lôi thôi.
Chương 18: Xuân Tóc Ðỏ ở sân quần bước ra......Sau khi từ giã ba người, Xuân Tóc Ðỏ vui vẻ trả tiền bữa tiệc ở két, và không thấy ông thầy số đâu nữa.
Chương 19: Hai giờ chiều hôm ấy, dân Hà Thành và dân Bắc Kỳ đứng chật ních hai bên hè những phố từ ga lên phủ Toàn Quyền.....vì bà đã lẳng lơ theo đúng nghĩa lý sách vở của thánh hiền, nghĩa là bà được mừng thầm rằng mình đã trót hư hỏng một cách có tính chất khoa học.
Chương 20: Tuy giá vé vào cửa là ba đồng hạng bét, số công chúng sáng hôm sau ấy, cũng trên ba nghìn.....- Biết rồi! Biết rồi! Khổ lắm!... Nói mãi!!!
Số đỏ là tiểu thuyết kể về cuộc đời của Xuân Tóc Đỏ. Xuân là đứa trẻ mồ côi, lang thang đầu đường xó chợ. Cậu phải trèo me, trèo sấu để kiếm sống. Chính vì thế nên Xuân sớm bị tha hoá và bị cớm bắt giam. Sau khi may mắn được bà Phó Đoan – một mụ me Tây dâm đãng cứu và giới thiệu công việc cho Xuân. Xuân làm nhân viên phụ cho cửa hàng Âu Hoá chuyên cắt may quần áo cho vợ chồng Văn Minh. Xuân Tóc Đỏ nhận danh hiệu “ Sinh viên trường thuốc”, “đốc tờ Xuân”. Hắn được gia nhập vào giới thượng lưu, mở rộng quan hẹ với những người có quyền thế. Xuân được cô Tuyết, em của Văn Minh, con gái cụ cố Hồng yêu say đắm. Xuân càng ngày càng được mọi người kính trọng. Hắn vô tình gây ra cái chết của cụ cố tổ và được cả gia đình họ biết ơn. Gia đình cụ cố Hồng chuẩn bị và tổ chức đám tang rất long trọng và nhộn nhịp. Vợ chồng Văn Minh rất yêu quý Xuân và còn định gả cô Tuyết cho vì cô Tuyết vốn cũng là người hư hỏng. Sau đám tang, Xuân đăng kí tham gia giải quần vợt nhân dịp vua Xiêm sang Bắc Kinh. Bằng thủ đoạn của mình, Xuân trờ thành người duy nhất đấu với quán quân của nước Xiêm. Xuân cố tình thua vì giữ mối quan hệ giao hảo giữa hai nước. Chính vì thế hằn càng được tung hô và trở thành vĩ nhân. Xuân được tham gia vào hiều hội và trở thành con rể của cụ cố Hồng.
Số Đỏ là một trong những tiểu thuyết làm nên tên tuổi và sự thành công trong sự nghiệp văn học của Vũ Trọng Phụng. Tác phẩm như một tiếng cười mỉa mai trước thói đời bạc bẽo, để rồi in sâu vào tâm trí người đọc một cái nhìn sâu sắc về hiện thực khốc liệt. Tiểu thuyết này kể về cuộc đời “may mắn” của Xuân - biệt danh là Xuân Tóc đỏ. Hắn là một đứa trẻ mồ côi. Cuộc sống nay đây mai đó, đầu đường xó chợ đã xây dựng cho hắn một bản tính lưu minh, tinh ranh và đê tiện. Thế mà, cuộc đời Xuân Tóc đỏ lại thăng hoa chỉ vì “số đỏ”. Xuân Tóc Đỏ từng bị bắt vào tù vì sự vô giáo dục, nhìn trộm người ta thay váy. Nhưng cũng nhờ thế, hắn đã được bà Phó Đoan - một mẹ Tây dâm đãng - để mắt và giúp đỡ. Bà ta đã giúp hắn ra tù và giới thiệu công việc cho hắn. Từ đó, Xuân đặt chân vào giới thượng lưu. Với sự tinh ranh của mình, hắn trở thành một “sinh viên trường y” và được mọi người gọi một cách kính nể là “đốc tờ Xuân”. Cũng vì thế mà hắn được giao trọng trách chữa bệnh cho cụ cố Hồng, nhưng đó cũng chính là nhiệm vụ giết cụ để hợp pháp di chúc của cụ. Chỉ với một câu nói, hắn khiến cụ cố Hồng chết và trở thành ân nhân nhà cụ Cố. Không chỉ thế, hắn còn thành công lấy được sự kính nể, trọng vọng của mọi người, đặc biệt là cô Tuyết - em gái Văn Minh. Chuyện không dừng lại ở đó khi hắn được bà Phó Đoan tiếp tục o bế để trở thành một người có tiếng nói trong giới thượng lưu. Thời vận lên như diều gặp gió, hắn lại một lần nữa đăng ký thi quần vợt trong dịp vua Xiêm tới Bắc Kỳ. Bằng thủ đoạn hèn hạ, sự đê tiện “hơn người”, hắn trở thành người duy nhất đấu với quán quân của Xiêm. Sau khi thua trong thi đấu, hắn biện minh việc thua là cuộc hi sinh lớn. Xuân lại được người ta tung hô là anh hùng, là vĩ nhân. Cái số đỏ của hắn tiếp tục giúp hắn nhận huân chương Bắc Đẩu Bội Tinh và tham gia vào Hội Khai trí tiến đức. Kết truyện, hắn trở thành con rể của cụ cố Hồng và có một cánh cửa tương lai với tiền đồ rộng mở. Thế là, một kẻ lang bạt, vô giáo dục như Xuân Tóc Đỏ lại nghiễm nhiên trở thành một người có tầm ảnh hưởng lớn, trở thành anh hùng của dân tộc và được người người kính nể.
Xuân Tóc Đỏ là một đứa bẻ mồ côi cha mẹ từ nhỏ, lang thang đầu đường xó chợ, phải kiểm sống bằng đủ thứ nghề như trèo me, trèo sấu, thổi kèn, quảng cáo thuốc lậu, nhặt banh ở sân quần vợt,... Bởi vì thiếu đi sự giáo dục, Xuân bị tha hóa. Vào một lần Xuân Tóc Đỏ nhìn trộm một cô đầm thay đồ nên bị cảnh sát bắt.
Cuộc đời của Xuân thay đổi từ khi được bà Phó Đoan - một mụ me Tây dâm đãng bảo lãnh, Được bảo lãnh ra, Xuân Tóc Đỏ lại được bà Phó Đoan giới thiệu đến làm việc ở tiệm may Âu hóa của vợ chồng Văn Minh. Từ đây, Xuân Tóc Đỏ đã tham dự vào công cuộc "cải cách xã hội". Nhờ thuộc lòng những bài quảng cáo thuốc lậu, Xuân được vợ chồng Văn Mình gọi là "sinh viên trường thuốc", "đốc tở Xuân". Dưới sự tâng bốc của gia đình cổ Hồng, ông Typn, hẳn còn trở thành thì sĩ Xuân, giáo sư quần vợt, nhà cái cách xã hội. Em gái của vợ chồng Văn Minh là cô Tuyết dù đã có vị hôn phu nhưng vẫn mê đắm Xuân. Xuân cử như thế từng bước gia nhập xã hội thượng lưu, mở rộng mối quan hệ với người giàu và có thể lực.
Đặc biệt, việc gây ra cái chết cho cụ Hồng - cụ tố nhà Văn Mình đã giúp Xuân Tóc Đó trở thành ân nhân của đại gia đình cụ Hồng vì sau khi cụ mất, bản di chúc sẽ được hợp pháp hóa. Vì ân nghĩa của Xuân Tóc Đỏ, Văn Mình dẫn Xuân đi xóa bỏ lý lịch trước kia.
Trong lúc thời vận đang lên, nhân dịp vua Xiêm tới bắc kỳ, Xuân đăng ký tham gia thì quần vợt. Bằng thủ đoạn gian xảo, trước ngày thi đấu, Xuân Tóc Đỏ khiến hai quán quân bị bắt. Hẳn được dịp thì tài với quán quân Xiêm. Xuân đã thua theo lệnh nhằm giữ tỉnh giao hảo giữa hai nước. Khi bị người dân phản đối, hẳn diễn thuyết cho đám đông hiểu hành động hy sinh vì tổ quốc của mình. Với cái hùng biện của một người đã thối loa cho những hiệu thuốc lậu, với cái tự nhiên của một anh lính cờ chạy hiệu rạp hát, lại được ông Văn Minh vặn đĩa kèn, Xuân Tóc Đỏ đã chinh phục quần chúng như một nhà chính trị đại tài của Tây phương. Mấy nghìn người bị gọi là mi, không những đã chẳng tức giận chút nào, lại còn vô cùng cảm phục, cho rằng người ta "phải thế nào" người ta mới dám tự do ngôn luận như thế! Cho nên Xuân Tóc Đỏ diễn thuyết vừa xong, tiếng vỗ tay của nhân dân ran lên như mưa rào, thiên hạ sốt sắng hoan hô. Tên tuổi của Xuân Tóc Đỏ càng được củng cố khi được mời vào hội Khai tiến trí thức, được nhận huân chương Bắc Đấu bội tỉnh. Kết truyện, Xuân Tóc Đỏ lấy Tuyết, trở thành con rể cụ Hồng.