logo

Tóm tắt truyện Thạch Sanh ngắn gọn, hay nhất

Truyện cổ tích là những câu chuyện nhân văn, đầy triết lí làm người và trong số đó không thể bỏ qua truyện Thạch Sanh. Những dòng tóm tắt truyện Thạch Sanh dưới đây sẽ cho ta thấy rõ hơn, nắm chi tiết cụ thể của câu chuyện một cách dễ dàng.


Dàn ý Tóm tắt truyện Thạch Sanh hay nhất

Mở đầu truyện:

- Truyện xảy ra vào đời Hùng vương thứ sáu, ở làng Gióng, tỉnh Bắc Ninh (cũ), nay thuộc ngoại thành Hà Nội.

- Cậu bé làng Gióng có công đánh đuổi giặc Ân, được nhân dân suy tôn là Thánh Gióng.

Diễn biến của truyện:

- Hai vợ chổng già không có con.

- Một hôm bà vợ ra đổng, thấy vết chân lạ rất to, liền dặt bàn chân vào ướm thử.

- Bà thụ thai, sinh ra một đứa con trai.

- Lên ba tuổi, đứa bé không biết đi, không biết nói.

- Giặc Ân xâm phạm bờ cõi nước ta.

- Vua sai sứ giả tìm người tài giỏi cứu nước.

- Cậu bé chợt cất tiếng nói, bảo mẹ gọi sứ giả vào, nhờ sứ giả tâu với vua cấp cho mình giáp sắt, roi sắt, ngựa sắt để đi đánh giặc.

- Cậu bé lớn nhanh như thổi, cả làng góp gạo nuôi cậu.

- Sứ giả mang các thứ đến. Cậu bé vươn vai thành tráng sĩ, cưỡi ngựa sắt xõng lên đánh đuổi quản thù. Roi sắt gãy, cậu nhổ tre đánh tiếp.

- Đuổi giặc đến chân núi Sóc, tráng sĩ cởi giáp sắt bỏ lại, cưỡi ngựa bay lên trời.

Kết thúc truyện:

- Vua ghi nhớ công lao cứu nước của Gióng, phong cho là Phù Đổng Thiên vương và lập đến thờ.

- Tháng tư hằng năm, làng mở hội lớn.

- Tre ở làng Gióng có màu vàng óng là vì ngựa sắt phun lửa.

- Ao hồ liên tiếp là do vết chân ngựa phi để lại.

- Một làng có tên là làng Cháy do lửa từ miệng ngựa phun ra.

Tóm tắt truyện Thạch Sanh | Văn mẫu 6 hay nhất (ảnh 1)

Các mẫu tóm tắt truyện Thạch Sanh ngắn gọn


Mẫu số 1

Hai vợ chồng người nông dân nọ sống ở quận Cao Bình. Gia cảnh của họ vốn khó khăn, túng thiếu, hàng ngày lên rừng chặt củi về đổi lấy gạo sống qua ngày. Mãi họ chẳng có được một đứa con mặc dù tuổi đã cao. Sự lương thiện, tốt bụng của hai vợ chồng được Ngọc Hoàng nhìn thấy nên đã sai thái tử xuống đầu thai làm con của họ. Người chồng mất khi vợ mang thai chưa bao lâu, sau khi hạ sinh cậu bé trai thì người vợ cũng từ giã cõi trần. Cậu con trai lớn khôn, mồ côi sống trong túp lều cũ dưới gốc được mọi người gọi là Thạch Sanh.

Thạch Sanh hàng ngày dùng nó lên rừng đốn củi sống qua ngày với chiếc lưỡi búa của cha để lại. Một hôm Lý Thông – con trai nhà cất rượu ghé qua gốc đa, thấy Thạch Sanh có sức khỏe nên đã lập mưu lợi dụng cậu ấy. Hắn đã làm quen, đòi kết nghĩa anh em và Thạch Sanh cảm động nên đã đồng ý. Khi đó trong vùng xuất hiện một con Chằn tinh với nhều phép biến hóa thần kì, bắt người ăn thịt nên mỗi năm phải khấn cho nó một mạng người tránh cho nó phá phách. Năm ấy đến được Lý Thông nhưng hắn đã lừa để Thạch Sanh thay mình. Sau đó Thạch Sanh với sức mạnh cùng chiếc búa đã hạ giệt được con chằn tinh và đem bộ cung tên bằng vàng của nó xách về. Lý Thông tiếp tục lừa Thạch Sanh và nhận công lao về mình nên được nhà vua phong cho làm đô đốc.

Công chúa đến tuổi lấy chồng nhưng chưa tìm được ai xứng đáng, do đó vua tổ chức ngày hội tuyển chọn bằng cách công chúa trên lầu ném quả cầu may. Khi đó Đại Bàng là một con yêu tinh nhiều phép thần dị đi qua trông thấy đã bắt  công chúa. Thạch Sanh đi lần theo nên đã tìm được chỗ của con quái vật. Lí Thông nhờ Thạch Sanh cứu công chúa, sau đó hắn đã lấy công lao về mình và đẩy Lý Thông trong hang chiến đấu với con yêu quái. Thạch Sanh sau khi tiêu diệt được yêu quái thì phát hiện và cứu con của vua Thủy Tề, chàng được tặng một cây đàn thần.

Sau lần cứu thoát trở về thì công chúa bỗng dưng im lặng không nói cũng không cười. Thạch Sanh lúc này bị hồn của chằng tinh và đại bàng trả thù nên đã bị nhốt vào ngục. Nhờ tiếng đàn chàng đánh từ cây đàn thần mà công chúa khỏi bệnh, nhà vua biết được hết sự thật về Lý Thông. Được vua giao cho xử lý mẹ con Lý Thông nhưng chàng đã tha cho họ, khi trở về họ đã bị sét đánh chết hóa kiếp thành bọ hung.

Về sau Thạch Sanh đã được vua cha nhường ngôi vị.


Mẫu số 2

Ngày xưa ở quận Cao Bình có hai vợ chồng đã nhiều tuổi mà chưa có con. Thấy họ tốt bụng Ngọc Hoàng sai thái tử xuống đầu thai làm con. Cậu bé sinh ra đã mồ côi cha, về sau người mẹ cũng qua đời. Từ đó, cậu sống lủi thủi trong gốc đa, cả gia tài chỉ có lưỡi búa cha để lại, người ta gọi cậu là Thạch Sanh. Thấy Thạch Sanh có sức khỏe, Lí Thông mới lân la gợi chuyện để hai người kết nghĩa anh em. Bấy giờ, trong vùng có một con chằn tinh hung dữ, nó bắt dân làng mỗi năm phải nộp cho nó một mạng người. Năm ấy, đến lượt nhà Lý Thông, hắn bèn nghĩ kế lừa Thạch Sanh đi nộp mạng thay mình. Thạch Sanh giết chết chằn tinh nhưng khi trở về lại bị Lí Thông lừa gạt phải trốn đi. Trong ngày kén rể, công chúa bị đại bàng khổng lồ quắp đi. Thạch Sanh cứu được công chúa, nhưng lại bị Lí Thông nhốt dưới hang đại bàng. Ở đây, Thạch Sanh đã cứu con vua Thủy Tề, được đối đãi rất hậu và đưa về quê nhà. Khi trở về, chàng bị hồn của chằn tinh và đại bàng mưu hại nên bi bắt giam. Trong ngục, chàng lấy cây đàn được vua Thủy Tề tặng ra đánh để bày tỏ nỗi oan khuất. Vua lấy làm lạ cho Thạch Sanh đến gặp, chàng kể hết mọi oan khuất. Lí Thông bị trừng trị còn Thạch Sanh được gả công chúa cho. Thạch Sanh còn đánh bại các nước chư hầu. Về sau, vua không có con trai nên đã truyền ngôi cho Thạch Sanh.


Mẫu số 3

Ngày xưa, ở quận Cao Bình có vợ chồng Lục ông làm nghề đốn củi hiền lành, giàu lòng thương người. Ngọc Hoàng thương tình vợ chồng Lục ông hiếm hoi bèn cho Thế tử xuống trần đầu thai. Lục bà mang thai, nhưng đã nhiều năm vẫn chưa sinh nở. Rồi Lục ông qua đời… Mãi mấy năm sau, người mẹ già mới sinh được đứa con trai rất khôi ngô, đặt tên là Thạch Sanh. Chẳng bao lâu sau, mẹ hiền cũng qua đời. Thạch Sanh bơ vơ, lấy gốc đa làm nhà, kiếm củi độ thân. Ngọc Hoàng rất thương, bèn sai Thiên thần xuống trần dạy Thạch Sanh võ nghệ, các phép thần thông biến hoá, và cho búa thần làm vũ khí.

Gần vùng có Lý Thông làm nghề bán rượu. Hắn đã đón Thạch Sanh về nhà kết nghĩa làm anh em. Năm ấy, đến lượt Lý Thông phải nộp mình cho Trằn tinh, hắn bèn lập mưu để Thạch Sanh đi giết quái vật thay mình, cắt đầu và xả xác quái vật, Thạch Sanh được bộ cung tên thần bằng vàng. Xách đầu Trăn tinh về, Thạch Sanh đập cửa gọi. Hai mẹ con họ Lý hoảng hồn… Nhưng khi mở cửa, Lý Thông nhìn thấy cái đầu khổng lồ của Trăn tinh, hắn bèn dọa Thạch Sanh giết chết báu vật của vua nuôi, phải mau mau trốn đi. Thạch Sanh lại trở về gốc đa chốn cũ. Lý Thông đem đầu chằn tinh dâng nộp triều đình và hắn được vua phong tước Quận công.

Trong lễ hội kén chọn phò mã, công chúa đã bị Đại bàng khổng lồ quắp đi. Thạch Sanh đang nằm nghỉ dưới gốc đa chợt thấy con chim lạ bay về hang ở. Nhà vua hứa gả công chúa cho người tài nào cứu được nàng. Lý Thông tìm gặp "đứa em kết nghĩa". Thạch Sanh theo dấu máu tìm đến hang ổ đại bàng, ác điểu chống trả quyết liệt chàng dũng sĩ, nhưng nó đã bị chàng dùng cung tên vàng bắn mù cả hai mắt, dùng búa thần chém đứt vuốt sắc, bổ làm đôi đầu quái vật. Dòng dây đưa nàng công chúa thoát khỏi hang sâu, Lý Thông lại sai quân lính vần đá lấp cửa hang hãm hại Thạch Sanh. Chàng đã đi khắp hang lạnh, khám phá. Thạch Sanh lại dùng cung tên thần bắn tan cũi sắt, cứu thoát Thái tử con vua Thuỷ tề đang bị Đại bàng giam hãm. Thạch Sanh được Thái tử mời xuống chơi thuỷ phủ. Nhà vua hậu đãi chàng dũng sĩ cõi trần. Để đền ơn ân nhân, vua Thuỷ tề tặng Thạch Sanh một cây đàn thần. Thạch Sanh lại trở về gốc đa. Hồn của đại bàng và chằn tinh căm thù hãm hại Thạch Sanh nên đã cùng bàn mưu bị hạ ngục!

Công chúa sau khi được cứu thoát đã bị câm. Các quan ngự y đều bó tay. Lý Thông vô cùng nóng ruột. Nằm trong ngục, Thạch Sanh lấy đàn thần ra gảy. Tiếng đàn lúc thì ai oán não nùng, lúc, thì hờn căm uất hận. Nghe tiếng đàn thần, công chúa tự nhiên nói được, nàng xin vua cha được gặp người đánh đàn.

Gặp ân nhân, công chúa vui mừng khôn xiết kể lại câu chuyện dưới hang sâu. Nhà vua tức giận bắt giam Lý Thông và giao cho Thạch Sanh xét xử. Chàng đã tha tội cho cả hai mẹ con về quê. Nhưng đến giữa đường cả hai mẹ con Lý Thông đều bị sét đánh chết, hoá kiếp thành bọ hung.

Vua cho Thạch Sanh làm phò mã. Mười tám nước chư hầu bất bình kéo quân vây đánh kinh đô. Thạch Sanh lại dùng đàn thần lui giặc. Hàng vạn tướng sĩ chư hầu được Thạch Sanh đãi một niêu cơm thần bé xíu mà ăn mãi chẳng hết. Mấy năm sau, vua già yếu, nhường ngôi báu cho Thạch Sanh.

>>> Xem thêm: Nêu cảm nghĩ của em về nhân vật Thạch Sanh


Các mẫu tóm tắt truyện Thạch Sanh hay nhất


Mẫu số 1

Ở quận Cao Bình có hai vợ chồng tuổi đã già mà chưa có con. Thấy họ tốt bụng Ngọc Hoàng bèn sai Thái tử xuống đầu thai làm con. Cậu vừa chào đời thì mẹ mất, cậu sống lủi thủi trong túp lều cũ nát. Người ta gọi cậu là Thạch Sanh. Cậu được dạy đủ các môn võ nghệ và mọi phép thần thông.

Thạch Sanh bị Lý Thông lợi dụng rủ về sống chung. Nhưng Lý Thông độc ác mang Thạch Sanh nộp mạng thay mình cho Chằn tinh. Lý Thông cướp công giết Chằn tinh được vua khen ngợi phong làm quận công. Đại bàng đến quắp công chúa đi. Thạch Sanh bèn dùng cung tên bắn đuổi theo, cứu công chúa. Lý Thông lại lần nữa hãm hại Thạch Sanh.

Nhận ra Lý Thông hại mình, chàng chỉ xin một cây đàn rồi trở về gốc đa quy ẩn. Chàng và công chúa kết hôn, các nước chư hầu cùng thán phục tài năng của chàng.


Mẫu số 2

Xưa, có hai vợ chồng già sống nhân hậu mà vẫn chưa có con. Ngọc Hoàng cho thái tử xuống trần đầu thai làm con hai vợ chồng già ấy. Thạch Sanh mồ côi cha mẹ, sống ở gốc đa và được các thiên tướng dạy cho võ nghệ. Lí Thông dỗ Thạch Sanh kết nghĩa anh em với mình. Bấy giờ, trong vùng có một con chằn tinh hung dữ, nó bắt dân làng mỗi năm phải nộp cho nó một mạng người. Năm ấy, đến lượt nhà Lí Thông. Hắn đã lừa Thạch Sanh đi thế mạng với lí do đi canh miếu thờ.

Thạch Sanh đã giết chết Chằn Tinh, đốt xác nó và được cây cung vàng. Thế nhưng, chàng bị Lí Thông cướp công, lại trở về gốc đa sống. Lí Thông đem đầu chằn tinh vào nộp cho vua để lĩnh thưởng, được vua phong làm Quận công. Nhà vua có công chúa đến tuổi kén chồng. Trong ngày hội lớn, công chúa bị đại bàng khổng lồ quắp đi. Lí Thông lại nhờ Thạch Sanh giết đại bàng cứu công chúa, Thạch Sanh xuống hang, giao chiến với Đại bàng và cứu được công chúa nhưng sau khi đưa được công chúa lên khỏi hang.

Lí Thông đã lấp hang để giết Thạch Sanh. Chàng lại cứu được con vua Thuỷ Tề và được vua Thuỷ Tề tặng cho cây đàn thần. Từ khi được cứu về, công chúa không cười không nói. Hồn chằn tinh và đại bàng trả thù, vu vạ cho Thạch Sanh khiến chàng bị nhốt vào ngục. Chàng đánh đàn, công chúa nghe thấy liền khỏi bệnh câm. Thạch Sanh được vua cho gọi lên. Chàng kể lại rõ mọi việc. Vua giao cho chàng xử tội mẹ con Lí Thông. Được chàng tha bổng nhưng hai mẹ con trên đường về đã bị sét đánh chết, hoá kiếp thành bọ hung.

Thái tử mười tám nước nước chư hầu vì không được vua gả con gái cho, đã kéo quân sang đánh nước ta. Nhờ có tiếng đàn và niêu cơm thần, Thạch Sanh đã đánh bại mười tám nước chư hầu.


Mẫu số 3

Ở một ngôi làng nọ, có hai vợ chồng già nhưng mãi chưa có con. Ngọc Hoàng thấy họ ăn ở phúc đức liền cho Thái Tử xuống trần, đầu thai làm con hai vợ chồng ấy, lấy tên là Thạch Sanh. Nhưng do tuổi cao, chẳng mấy cả hai người đều qua đời. Từ đó, Thạch Sanh một mình sống dưới gốc đa, làm nghề đốn củi và giỏi võ nghệ nhờ được một ông Tiên chỉ dạy.

Lý Thông làm nghề bán rượu. Một ngày đi qua gốc đa thấy Thạch Sanh khỏe mạnh, cường tráng lại ở một mình, có thể lợi dụng được nên giả vờ kết nghĩa anh em và rủ chàng về sống chung. Năm đó, đến lượt Lý Thông phải nộp mạng cho Chằn Tinh, hắn khiếp sợ, bày mưu để cho Thạch Sanh đi nộp mạng thay mình. Sau khi Thạch Sanh giết được Chằn Tinh, Lý Thông cướp công, dâng lên vua và được phong làm Quận công.

Vua có một cô công chúa đã đến tuổi lấy chồng. Nhưng không may mắn rằng, đúng ngày tuyển chọn phò mã, công chúa lại bị đại bàng quắp đi. Nhà vua rất sức buồn rầu và treo thưởng sẽ gả con gái cho ai cứu được công chúa. Một lần nữa, Lý Thông lại tìm đến Thạch Sanh. Sau khi cứu được công chúa ra khỏi hang, chàng bị Lý Thông nhốt dưới hang sâu.

Nhờ cứu được con vua Thủy Tề, Thạch Sanh được tặng một cây đàn. Tiếng đàn ấy đã đến được tai công chúa đang bị câm. Nàng bỗng nói được và nói với vua muốn tìm người đánh đàn. Thạch Sanh được giải oan, mẹ con Lý Thông phải nhận lại quả báo, bị sét đánh chết trên đường về nhà.

Với tài năng của mình, Thạch Sanh được làm phò mã và giúp vua trong việc trị vì đất nước.


Mẫu số 4

Thạch Sanh vốn là thái tử, được Ngọc Hoàng sai xuống trần đầu thai làm con của đôi vợ chồng người nông dân lương thiện nhưng mãi chưa có con. Người mẹ mang thai suốt mấy năm trời mới sinh ra được Thạch Sanh. Sau khi sinh chàng, cha mẹ đều mất để lại chàng một mình sống dưới gốc đa, tài sản chỉ có một chiếc rìu của người cha để lại. Khi lớn lên, Thạch Sanh được các thiên thần trên trời xuống dạy cho võ công và đủ các phép thần thông. Chàng vốn hiền lành, chăm chỉ làm lụng nên bị tên Lý Thông trong làng liền đến lân la để kết nghĩa anh em nhưng thực chất hắn muốn lợi dụng sức vóc của chàng để làm giàu cho mình. Thạch Sanh bị mẹ con Lý Thông lừa đi nộp mạng cho chằn tinh nhưng nhờ trí thông minh cùng sức mạnh, chàng đã giết chết chằn tinh, bị Lý Thông lừa cướp công. Công chúa bị đại bàng cắp đi, Thạch Sanh giương cung bắn rơi đại bàng, cứu công chúa song lại bị Lý Thông bỏ lại dưới hang sâu. Thạch Sanh tự cứu mình và cứu con vua Thủy Tề cũng bị giam dưới đó, được vua trả ơn, chàng chỉ nhận một niêu cơm và một cây đàn. Bị hồn của chăn tinh và đại bàng vu oan tội trộm vàng, Thạch Sanh bị nhốt vào ngục. Tiếng đàn của Thạch Sanh đã chữa bệnh câm cho công chúa, chàng được minh oan và được vua gả công chúa cho. Mẹ con Lý Thông bị Trời trừng phạt, biến thành kiếp con bọ hung. Nhờ niêu cơm ăn mãi không hết và tiếng đàn thần kì, Thạch Sanh đã chiến thắng mười tám nước chư hầu.


Các mẫu tóm tắt truyện Thạch Sanh chi tiết, đặc sắc


Mẫu số 1

Ngày xưa ở một ngôi làng nọ, có một chàng trai khôi ngô, tuấn tú lại cường tráng, khỏe mạnh. Chàng vốn là thái tử trên trời cao, được Ngọc Hoàng phái xuống làm con của một cặp vợ chồng già tuy nghèo nhưng tốt bụng. Mẹ chàng mang thai vài năm, mãi đến chồng chết vẫn chưa sinh. Đến lúc chàng vừa khôn lớn, mẹ chàng cũng bỏ lại chàng một mình.

Thế là Thạch Sanh côi cút sống một mình trong túp lều cũ bên gốc cây đa. Lớn lên, chàng được thiên thần dạy cho đủ môn võ nghệ và phép thần thông. Thế nhưng dù vậy, chàng vẫn sống bình dị trong túp lều cũ của mình.

Một hôm chàng gặp Lý Thông – một tên hàng rượu và bị hắn dụ kết nghĩa huynh đệ, rồi chuyển đến nhà hắn sống. Thực chất là lợi dụng và bóc lột chàng. Rồi sau đó, hắn còn lừa chàng thay hắn đi nộp mạng cho chằn tinh ở miếu thờ. Nhờ có tài nghệ xuất chúng, Thạch Sanh tiêu diệt được chằn tinh, chặt đầu nó mang về nhà, còn có chiến lợi phẩm là một cây cung vàng. Thấy vậy, Lý Thông lại lừa chàng con chằn tinh là của vua nuôi để cướp công. Thế là Thạch Sanh lại trở về lủi thủi một mình ở gốc đa già. Còn mẹ con Lý Thông lại được ăn sung mặc sướng tại chốn kinh thành hào hoa.

Ít lâu sau, Thạch Sanh lại tiêu diệt được một con đại bàng hung ác và cứu được công chúa bị bắt dưới hang sâu. Thế nhưng, một lần nữa Lý Thông lại cướp công chàng. Không những thế, hắn còn lấp kín cửa hang hòng giết hại chàng. Nhờ vậy, cuối cùng chàng cũng nhận ra được bộ mặt độc ác, giả nhân giả nghĩa của hắn. Một mình dưới hang sâu, chàng vẫn không hề bỏ cuộc mà liên tục tìm kiếm một lối ra khác. Trong lúc đó, chàng lại giải cứu được con trai vua Thủy Tề khỏi chiếc cũi sắt. Nhờ vậy, chàng được đưa ra khỏi hang sâu và được thiết đãi linh đình tại thủy cung. Đến lúc ra về, dù được tặng nhiều vàng bạc, châu báu, nhưng chàng chỉ nhận một chiếc đàn mà thôi.

Trở về túp lều năm cũ dưới gốc cây đa già, Thạch Sanh chỉ mong được sống bình yên. Thế nhưng một lần nữa giông tố lại ập đến. Hồn chằn tinh và đại bàng đã cùng nhau hãm hại chàng, khiến chàng bị giam vào ngục tối. Ở đây, nỗi oan khuất, đau khổ không biết tỏ cùng ai, chàng đành gửi nó vào tiếng đàn. Nào ngờ tiếng đàn ấy lại chữa khỏi bệnh câm của công chúa. Thấy vậy, vua cho mời chàng vào cung. Nhìn thấy công chúa, chàng nhận ra đó là cô gái mình đã cứu dưới hang sâu.

Nhìn Lý Thông run rẩy đứng bên kia, chàng vỡ lẽ mọi chuyện. Thế là sự thật được phơi bày. Vua ban chết cho mẹ con Lý Thông, nhưng chúng được Thạch Sanh xin tha mạng, đuổi về quê. Thế nhưng ác giả ác báo, người làm thì trời xem, trên đường đi chúng bị sét đánh chết, biến thành bọ hung, đời đời kiếp kiếp, sống ở chỗ tối tăm, bẩn thỉu. Còn Thạch Sanh thì được cưới công chúa, trở thành phò mã.

Cùng lúc ấy, hoàng tử mười tám nước chư hầu vì không ai được cưới công chúa, tức giận mà đem quân sang đánh. Trước thế giặc, Thạch Sanh xin nhà vua được ra nghênh chiến. Ở đó, chàng dùng tiếng đàn thần làm cho quân địch rã rời, không còn muốn chiến đấu. Lại còn thắng cược với kẻ địch nhờ niêu cơm thần ăn mãi không hết. Thế là, không cần đổ một giọt máu, hi sinh một người lính nào ta vẫn dành chiến thắng. Sau này, nhà vua về già, không có con trai. Lại tin tưởng vào tài năng, đức độ của Thạch Sanh nên đã nhường ngôi báu lại cho chàng.


Mẫu số 2

Thạch Sanh mồ côi cha mẹ, sống ở gốc đa và được các thiên tướng dạy cho võ nghệ. Lí Thông dỗ Thạch Sanh kết nghĩa anh em với mình. Bấy giờ, trong vùng có một con chằn tinh hung dữ, nó bắt dân làng mỗi năm phải nộp cho nó một mạng người. Năm ấy, đến lượt nhà Lí Thông. Hắn đã lừa Thạch Sanh đi thế mạng với lí do đi canh miếu thờ. Thach Sanh đã giết chết Chằn Tinh, đốt xác nó và được cây cung vàng. Thế nhưng, chàng bị Lí Thông cướp công, lại trở về gốc đa sống. Lí Thông đem đầu chằn tinh vào nộp cho vua để lĩnh thưởng, được vua phong làm Quận công.

Nhà vua có công chúa đến tuổi kén chồng. Trong ngày hội lớn, công chúa bị đại bàng khổng lồ quắp đi. Lí Thông lại nhờ Thạch Sanh giết đại bàng cứu công chúa, Thạch Sanh xuống hang, giao chiến với Đại bàng và cứu được công chúa nhưng sau khi đưa được công chúa lên khỏi hang. Lí Thông đã lấp hang để giết Thạch Sanh. Chàng lại cứu được con vua Thuỷ Tề và được vua Thuỷ Tề tặng cho cây đàn thần.

Từ khi được cứu về, công chúa không cười không nói. Hồn chằn tinh và đại bàng trả thù, vu vạ cho Thạch Sanh khiến chàng bị nhốt vào ngục. Chàng đánh đàn, công chúa nghe thấy liền khỏi bệnh câm. Thạch Sanh được vua cho gọi lên. Chàng kể lại rõ mọi việc. Vua giao cho chàng xử tội mẹ con Lí Thông. Được chàng tha bổng nhưng hai mẹ con trên đường về đã bị sét đánh chết, hoá kiếp thành bọ hung.

Thái tử mười tám nước nước chư hầu vì không được vua gả con gái cho, đã kéo quân sang đánh nước ta. Nhờ có tiếng đàn và niêu cơm thần, Thạch Sanh đã đánh bại mười tám nước chư hầu.


Mẫu số 3

Truyện kể về hai vợ chồng nhà nọ làm ăn chăm chỉ làm toàn những việc tốt nhưng lại không sinh được một mụn con nào. Thấy họ tốt bụng, ngọc hoàng đã phái thái tử xuống đầu thai làm con hai vợ chồng. Tuy nhiên bà mang thai hẳn ba năm vẫn không đẻ, ông Thạch ốm yếu qua đời, sau đó ít lâu bà cũng hạ cố được một cậu con trai khỏe mạnh. Thằng bé khôn lớn thì người mẹ cũng đi theo chồng từ giã cõi trần. Thạch Sanh bơ vơ, lấy gốc đa làm nhà, kiếm củi độ thân. Ngọc Hoàng rất thương, bèn sai Thiên thần xuống trần dạy Thạch Sanh võ nghệ, các phép thần thông biến hoá, và cho búa thần làm vũ khí.

Gần vùng có Lý Thông làm nghề bán rượu. Thấy Thạch Sanh trai tráng khỏe mạnh sức vóc nghĩ có thể lợi dụng nên hắn kết nghĩa làm anh em, đón Thạch Sanh về nhà. Năm ấy, đến lượt Lý Thông phải nộp mình cho Trăn tinh, hắn bèn lập mưu để Thạch Sanh đi giết quái vật thay mình . Thạch Sanh giết chết chằn tinh. Lí Thông lại lừa Thạch Sanh bỏ trốn để đem đầu chằn tinh dâng vua lập công. Vua phong Lí Thông làm Quận công. Thạch Sanh trở về với túp lều cũ và tiếp tục đốn củi mưu sinh.

Chẳng may cho nhà vua, người con gái đến tuổi lấy chồng bị đại bàng khổng lồ bắt mất trong lễ hội kén rể. Khi bay qua gốc đa, nơi Thạch Sanh trú ẩn, đại bàng bị Thạch Sanh bắn trúng. Thạch Sanh lần theo vết máu, biết được nơi đại bàng giấu công chúa. Nhà vua sai Lí Thông đi tìm công chúa, hứa gả công chúa và truyền ngôi cho ai tìm được công chúa. Lí Thông lại nhớ đến Thạch Sanh. Y nhờ Thạch Sanh cứu công chúa rồi nhốt chàng dưới hang sâu.Từ khi được cứu về, công chúa không cười không nói. Chàng đánh đàn, công chúa nghe thấy liền khỏi bệnh câm. Thạch Sanh được vua cho gọi lên. Chàng kể lại rõ mọi việc.

Trong kết thúc truyện, mẹ con Lí Thông bị trừng phạt thích đáng, Thạch Sanh cưới công chúa và lên ngôi vua. Qua cách kết thúc có hậu này, nhân dân ta muốn thể hiện niềm tin về công lí, về sức mạnh của cái thiện luôn chiến thắng cái ác, những điều xấu xa và chân lí luôn hiện hữu ” Ở hiền gặp lành”.

Tham khảo thêm: 

Kể truyện Thạch Sanh bằng lời văn của em

Tác phẩm: Thạch Sanh (Hoàn cảnh sáng tác, Tóm tắt, Nội dung, Sơ đồ tư duy)

Dàn ý phân tích bài Thạch Sanh

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 12/08/2022