logo

Tóm tắt quá trình thức tỉnh của Chí Phèo ngắn gọn

Quá trình thức tỉnh của Chí Phèo là nội dung được khắc hạ rõ nét nhất phản ánh tội ác tày trời của xã hội phong kiến xưa, qua đó thể hiện ý nghĩa nhân văn sâu sắc với khát vọng về một cuộc sống tốt đẹp. Hãy cùng tìm hiểu một số mẫu tóm tắt ngắn gọn dưới đây để hiểu hơn về diễn biến tâm trạng nhân vật Chí Phèo nhé!


Tóm tắt quá trình thức tỉnh của Chí Phèo - Mẫu số 1

Bát cháo hành của Thị Nở đã thức tỉnh tâm hồn Chí Phèo với khao khát được làm người

“Chí Phèo” của Nam Cao là tác phẩm đạt nhiều thành công phản ánh đúng hiện thực cuộc sống đương thời của người nông dân Việt Nam. Tác giả không chỉ lột tả bản chất xấu xa của con người mà còn khắc họa lối sống tha hóa bần hàn của xã hội.

Ngay từ đầu tác phẩm ta đã nghe được tiếng chửi lèm bèm say rượu của Chí Phèo. Hắn vừa đi vừa lẩm bẩm chửi, chửi Trời, chửi Đất, chửi cả Làng Vũ Đại, thậm chí hắn còn chửi và oán trách chính cuộc đời của mình. Nhưng chả ai thèm chú ý đến hắn cả, ai cũng nghĩ hắn chửi sẽ trừ mình ra. Qua đó có thể thấy Chí Phèo bị mọi người ruồng bỏ, hắn cô đơn tột cùng. Nỗi cô đơn tủi hổ đó có lẽ chính là tiếng lòng của tác giả thể hiện nỗi oan ức cho phận bèo trôi. Trước đây trước khi bị vu oan bắt vào tù, Chí Phèo cũng là một người lương thiện, được mọi người yêu quý. Ấy thế mà trốn ngục tù tăm tối ấy đã khiến Chí trở thành một con người độc ác, đánh mất nhân tính. Người hắn chằng chịt sẹo to, mọi người trong làng gọi hắn là “con quỷ của làng Vũ Đại”.

Nhưng đâu phải con người ta chỉ có mỗi cái ác chiếm lĩnh, thâm tâm ta vẫn là những con người có trái tim nhân hậu, khát khao mãnh liệt về cuộc sống. Điều đó len lói rồi dần bùng nổ trong con người Chí khi gặp được Thị Nở. Khi gặp được nàng, một con người u ám, lúc nào cũng chìm trong men say nay bỗng cảm nhận được thanh âm của cuộc sống, đó là những âm thanh mà trước đây hắn chưa bao giờ dám nghĩ tới. Chính điều đó đã thức tỉnh hắn về với hiện thực, lúc này Chí nhớ về những ước mơ một thời. Nhưng hiện thực éo le đã quật ngã đi mộng tưởng của Chí, lúc này Chí sợ hãi về nỗi cô đơn còn hơn cả nỗi sợ về sự nghèo đói. 

Chỉ với một bát cháo hành nóng hổi ddax khéo Chí vực dậy khỏi cơn say, cũng khéo con người Chí khát khao trở về ngày còn oanh liệt. Hơi khói của bát cháo hành bốc lên cũng là lúc niềm khát khhao của Chí trào dâng, hắn như một đứa trẻ muốn được cưng chiều, hắn muốn được hòa nhập với cuộc sống thực tại, hắn muốn làm người lương thiện. Tưởng chừng tình yêu thô kệch, xấu xí đó cứu vớt được con người Chí nhưng ông trời lại như muốn trêu đùa với hắn. Chí không ngờ rằng giờ đây đến cả Thị Nở cũng né tránh, đầu hàng trước hắn. Hắn lại tiếp tục cuốn vào luồng xoáy men rượu. Nhưng đắng cay thay, hắn càng uống lại càng tỉnh. Giờ đây men rượu không thể giúp hắn né tránh được thực tại nghiệt ngã, hắn gục ngã, chìm đắm trong nỗi đau cướp đi quyền làm người của mình. Lúc này, hắn đưa ra một quyết định phải đánh đổi bằng cả mạng sống, hắn lao thẳng đến nhà Bá Kiến để trả thù cho mối hận nung nấu bấy lâu nay, hắn đã hạ tay với Bá Kiến và tự kết liễu cuộc đời của mình. Nam Cao đã tinh tế miêu tả bi kịch của Chí Phèo, một kẻ đã phải đi đến bước đường cùng vì bị mất đi quyền được sống. Qua đó, tác giả vạch trần sự thối nát của xã hội phong kiến xưa đồng thời nói lên tiếng lòng thiết tha khẩn cầu sự đấu tranh giành chính nghĩa của người nông dân thiện lành bị buộc phải nhảy vào con đường tha hóa.

Hình tượng nhân vật Chí Phèo và cuộc đời đầy sóng gió, bi thương của hắn đã được Nam Cao miêu tả đầy sống động, thấm đẫm tính nhân văn và hiện thực sâu sắc. Từ đó làm cơ sở cho niềm tin, ý chí quật cường và khát khao mãnh liệt về cuộc sống tươi đẹp.


Tóm tắt quá trình thức tỉnh của Chí Phèo - Mẫu số 2

Nam Cao là một nhà văn tiêu biểu với lối hành văn sắc bén đi sâu vào khai thác nội tâm của nhân vật. Văn của ông mang đậm tính nhân văn và triết lý sâu sắc. Nổi bật là tác phẩm Chí Phèo phản ánh số phận bi đát của người nông dân nghèo thể hiện qua diễn biến quá tình thức tỉnh trong nhân vật Chí Phèo.

Chí Phèo được giới thiệu là một đứa con bị bỏ rơi ở lò gạch cũ. Hắn lớn lên vốn là người nông dân hiền lành, hất phát nhưng vì bị chính sự thối nát đầy áp bức của xã hội phong kiến lúc bấy giờ mà từ một cậu thanh niên hiền lành, chăm chỉ, hắn trở thành “con quỷ dữ của làng Vũ Đại”. Hà cớ gì mà hắn bị như vậy, chính Bá Kiến đã vu oan giá họa đẩy hắn vào tù, chính Bá Kiến đã tạo nên một khuôn mặt chằng chịt vết sẹo của hắn. Hắn suốt ngày chìm trong men rượu, có lẽ hắn mượn rượu để quên đi chính bi kịch của cuộc đời mình. Hắn hận đời, hận cả làng Vũ Đại, hận người đã cướp đi quyền sống của mình. Thậm chí hắn hận cả chính con người mình vì giờ đây hắn nghĩ không còn cơ thể trở lại làm người được nữa.

Tưởng rằng cuộc đời của hắn mãi mãi chìm trong u tối, mịt mù nhưng với trái tim thấu hiểu nghịch cảnh của con người, Nam Cao có lẽ muốn trao cho hắn một cơ hội. Ông đã cho tâm hồn héo mòn đó một ngọn lửa của tình yêu thương và hy vọng. Khoảnh khắc gặp được Thị Nở, con người hắn như được sống lại thành người. Lâu lắm rồi hắn mới thức dậy trong trạng thái tỉnh táo, bát cháo hành của Thị Nở như sưởi ấm con người lạnh lẽo, u uất của hắn, khiến hắn có khát khao được trở lại làm người.

Sự thức tỉnh của nhân vật Chí Phèo đã đem đến cho người đọc cảm nhận được nỗi chua xót của thân phận người nông dân trong xã hội cũ. Qua đó lên án, tố cáo sự tàn bạo của chế độ phong kiến thực dân chèn ép cả vật chất và tinh thần nhân dân lao động. Nam Cao cũng gửi gắm tiếng lòng đồng cảm của mình với nỗi khốn khổ và khát vọng về cuộc sống tốt đẹp hơn của người nông dân.

>>> Tham khảo: Cảm nhận của anh chị về tâm trạng nhân vật chí phèo trong đoạn trích sau bát cháo húp xong rồi

----------------------------

Trên đây là một số mẫu viết tóm tắt quá trình thức tỉnh của Chí Phèo ngắn gọn do Toploigiai biên soạn, rất mong sẽ giúp ích cho quá tình học tập của các bạn. Chúc các bạn học tập thật tốt!

icon-date
Xuất bản : 13/01/2023 - Cập nhật : 15/08/2023