logo

[Sách mới] Lý thuyết Sử 7 Bài 8 Cánh diều: Khái quát lịch sử Ấn Độ thời phong kiến

Tóm tắt Lý thuyết Sử 7 Bài 8 Cánh Diều ngắn nhất. Tổng hợp, tóm lược nội dung Bài 8: Khái quát lịch sử Ấn Độ thời phong kiến trang 27, 28, 29, 30, 31 dễ hiểu.

Bài 8: Khái quát lịch sử Ấn Độ thời phong kiến trang 27, 28, 29, 30, 31 SGK Lịch sử 7 Cánh Diều

>>> Xem thêm: Soạn Sử 7 Bài 8: Khái quát lịch sử Ấn Độ thời phong kiến - Cánh Diều


1. Điều kiện tự nhiên

Tóm tắt Lý thuyết Sử 7 Bài 8 ngắn nhất Cánh Diều

* Từ lược đồ 8, ta có thể rút ra điều kiện tự nhiên của Ấn Độ như sau:

 - Phía Bắc Ấn Độ là những dãy núi cao như bức tường thành. 

- Ấn Độ Dương là nơi tiếp giáp giữa phía Đông Nam Ấn Độ và phía Tây Nam.

- Sông Ấn, sông Hằng là các dòng sông lớn của Ấn Độ.

- Những đồng bằng châu thổ mà mỡ, trù phú được tạo nên bởi sự bồi đắp của sông Ấn và sông Hằng nằm ởPhía Tây và phía Đông Ấn Độ.

- Với nền nhiệt và độ ẩm cao, mưa nhiều, Ấn Độ là nơi có khí hậu thuận lợi.


2. Sự ra đời của các vương triều: Gúp-ta, Hồi giáo Đê-li, Mô-gôn

Tóm tắt Lý thuyết Sử 7 Bài 8 ngắn nhất Cánh Diều
Tóm tắt Lý thuyết Sử 7 Bài 8 ngắn nhất Cánh Diều

- Năm 319, vương triều Gúp-ta được Sanđra Gúp-ta I sáng lập nên. Chống lại sự xâm lấn của các tộc người Trung Á vào Ấn Độ, thống nhất miền Bắc, sau đó tấn công chiếm cao nguyên Đê Can, làm chủ toàn bộ miền Trung Ấn Độ. Vương triều sụp đổ vào năm 467.

- Ra đời năm 1206, vương triều Hồi giáo Đê-li gắn liền với cuộc chinh chiến, xâm lược của người Tuốc – những người theo đạo Hồi vào miền Bắc Ấn Độ.

- Ra đời năm 1526, vương triều Mô-gôn gắn liền với cuộc xâm lược của một bộ phận người Mông Cổ – những người theo Hồi giáo. Sau khi đánh chiếm Đê-li, họ lập ra Vương triều Mô-gôn. Giữa thế kỉ XIX, đế quốc Anh xâm lược và lật đổ vương triều Mô-gôn.


3. Tình hình chính trị

Tóm tắt Lý thuyết Sử 7 Bài 8 ngắn nhất Cánh Diều
Tóm tắt Lý thuyết Sử 7 Bài 8 ngắn nhất Cánh Diều

- Ấn Độ có bộ máy nhà nước do vua đứng đầu, có quyền lực tuyệt đối, theo hình thức cha truyền con nối. Các quan lại, quý tộc và tướng lĩnh là những người giúp việc cho vua.

- Mỗi vị vua có chính sách riêng để cai trị đất nước. Nhưng do tồn tại chế độ đẳng cấp và mâu thuẫn dân tộc, nên tình hình chính trị Ấn Độ thường bất ổn.


4. Tình hình kinh tế

Tóm tắt Lý thuyết Sử 7 Bài 8 ngắn nhất Cánh Diều

 - Về nông nghiệp:

+ Ngành kinh tế chủ đạo của Ấn Độ là nông nghiệp. 

+ Không chỉ trồng lúa, người dân Ấn Độ còn trồng nhiều loại cây khác như dừa, dâu, bông, mía, quế,…

- Về thủ công nghiệp và hoạt động thương nghiệp:

+ Thủ công nghiệp và hoạt động thương nghiệp có bước phát triển.

+ Dệt, chế tác đồ trang sức, luyện kim, đóng thuyền,… là các nghề thủ công được mở rộng, nhiều sản phẩm phong phú và tinh xảo.


5. Tình hình xã hội

Tóm tắt Lý thuyết Sử 7 Bài 8 ngắn nhất Cánh Diều

Từ hình 8.3, ta có thể rút ra tình hình xã hội của Ấn Độ dưới thời các vương triều Gúp ta, Hồi giáo Đê-li, Mô-gôn như sau:

- Chế độ Caxta có nhiêu mâu thuẫn

- Mâu thuẫn giai cấp và mâu thuẫn dân tộc xuất hiện.

- Địa chủ phong kiến và nông dân là hai giai cấp cơ bản dưới thời Gúp-ta.

- Quý tộc Hồi giáo trở thành tầng lớp thống trị vào thời kì Đê-li và Mô-gôn. Nông dân là lực lượng đông đảo nhất trong xã hội, nhận ruộng đất của địa chủ để canh tác và nộp tô.

>>> Xem trọn bộ: Tóm tắt lý thuyết Sử 7 ngắn gọn Cánh Diều

-----------------------------

Trên đây Top lời giải đã cùng các bạn Tóm tắt Lý thuyết Sử 7 Bài 8 Cánh Diều trong bộ SGK Cánh Diều theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Top lời giải đã có đầy đủ các bài soạn cho các môn học trong các bộ sách mới Cánh Diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Top lời giải để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!  

icon-date
Xuất bản : 12/07/2022 - Cập nhật : 22/09/2022