logo

[Sách mới] Lý thuyết Sử 7 Bài 5 Cánh diều: Sự hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu trung đại

Tóm tắt Lý thuyết Sử 7 Bài 5 Cánh Diều ngắn nhất. Tổng hợp, tóm lược nội dung Bài 5: Sự hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu trung đại trang 16, 17 dễ hiểu.

Bài 5: Sự hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu trung đại trang 16, 17 SGK Lịch sử 7 Cánh Diều

>>> Xem thêm: Soạn Sử 7 Bài 5: Sự hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu trung đại - Cánh Diều


1. Những biến đổi chính trong xã hội Tây Âu thời trung đại

- Đã có những biến đổi về kinh tế, xã hội Tây Âu thời hậu kì trung đại như sau:

+ Các nước thuộc địa bị quý tộc, thương nhân châu Âu ra sức vơ vét của cải tài nguyên

+ Ở hầm mỏ châu Âu, châu Mỹ có hàng triệu người da đen châu Phi bị bán làm nô lệ cho các chủ đồn điền. 

+ Nông dân bị quý tộc cướp đoạt ruộng đất, nông nô bị đuổi ra khỏi lãnh địa

+ Ở Tây Âu bắt đầu xuất hiện hình thức kinh doanh Tư bản chủ nghĩa vào đầu thế kỉ XVI.

- Nói hiện tượng “cừu ăn thịt người” ở nước Anh và buôn bán nô lệ là những nhân tố hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa là do: 

+ “Cừu ăn thịt người” là hiện tượng các quý tộc phong kiến cướp đoạt ruộng đất từ tay người nông dân, sau đó cải tạo thành các đồng cỏ để chăn nuôi cừu lấy lông, do lông cừu trên thị trường rất có giá trị. 

+ Một số tiền khổng lồ đã được tích lũy nhờ việc buôn bán nô lệ, tư bản, quý tộc phong kiến. 

Quý tộc và thương nhân đã có được nguồn vốn ban đầu và đông đảo những người làm thuê từ hai việc trên, đó cũng chính là nhân tố hình thành nên quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa.


2. Sự ra đời của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa

Tóm tắt Lý thuyết Sử 7 Bài 5 ngắn nhất Cánh Diều
Tóm tắt Lý thuyết Sử 7 Bài 5 ngắn nhất Cánh Diều

Sự hình thành phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa được hình thành gắn liền với sự xuất hiện của hai giai cấp, cụ thể:

- Trong xã hội phong kiến, lãnh chúa, quý tộc, thương nhân, chủ xưởng,… trở nên giàu có và biến họ thành giai cấp mới, giai cấp tư sản từ việc đã cướp đoạt ruộng đất, tài nguyên của cải, buôn bán nô lệ… với lợi nhuận khổng lồ. 

- Những người nông dân, thợ thủ công, nông nô bị phá sản do mất ruộng đất, tư liệu sản xuất. Nô lệ thì bị bắt và bán đi. Họ trở nên nghèo túng, là tầng lớp thấp kém, phải đi làm thuê và trở thành một giai cấp mới, giai cấp vô sản. 

Mối quan hệ giữa ông chủ- giai cấp tư sản thuê mướn công nhân, thu lợi nhuận là mối quan hệ chủ yếu giữa giai cấp vô sản và tư sản và người lao động làm thuê-giai cấp vô sản.

>>> Xem trọn bộ: Tóm tắt lý thuyết Sử 7 ngắn gọn Cánh Diều

-----------------------------

Trên đây Top lời giải đã cùng các bạn Tóm tắt Lý thuyết Sử 7 Bài 5 Cánh Diều trong bộ SGK Cánh Diều theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Top lời giải đã có đầy đủ các bài soạn cho các môn học trong các bộ sách mới Cánh Diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Top lời giải để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!  

icon-date
Xuất bản : 12/07/2022 - Cập nhật : 22/09/2022