logo

[Sách mới] Lý thuyết Sử 10 Bài 8 Kết nối tri thức: Các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì cận đại

Tóm tắt Lý thuyết Sử 10 Bài 8 ngắn nhất Kết nối tri thức. Tổng hợp, tóm lược nội dung Bài 8: Các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì cận đại trang 71, 72, 73, 74, 75 dễ hiểu.

Bài 8: Các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì cận đại trang 71, 72, 73, 74, 75, SGK Lịch sử 10 - Kết nối tri thức

>>> Xem thêm: Soạn Sử 10 Bài 8: Các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì cận đại - Kết nối tri thức


1. Cách mạng công nghiệp lần thứ ba

a. Bối cảnh lịch sử

- Trên cơ sở kế thừa những bước tiến của khoa học, kĩ thuật, vào đầu thế kỉ XX, cách mạng công nghiệp lần thứ ba đã ra đời. Sự ra đời của lí thuyết nguyên tử hiện đại, đặc biệt là Thuyết tương đối của An-be Anh-xtanh (Đức) đã đặt nền tảng cho các phát minh của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba.

- Nguyên nhân thúc đẩy chính phủ các nước đầu tư vào nghiên cứu khoa học, hoạt động sáng chế để chế tạo ra nhiều loại vũ khílà do nhu cầu phục vụ chiến tranh và chạy đua vũ trang.

- Cách mạng công nghiệp lần thứ ba còn diễn ra trong bối cảnh  của sự vơi cạn của các nguồn tài nguyên, thách thức về bùng nổ dân số và già hóa dân số. Do đó việc đặt ra yêu cầu phải tìm các nguồn năng lượng mới, vật liệu thay thế là rất cần thiết.

b. Thành tựu cơ bản

- Máy tính, máy tự động và hệ thống, người máy, internet, công nghệ thông tin, những vật liệu mới, nguồn năng lượng mới,… là những phát minh lớn về công cụ sản xuất của cách mạng công nghiệp lần thứ 3 

- Thành tựu mà em ấn tượng nhất là sự xuất hiện của máy tính, vì đây là thành tựu vô cùng quan trọng giúp con người lưu trữ được một lượng lớn thông tin và cùng với sự phát triển của internet giúp con người phát triển gần nhau hơn.


2. Cách mạng công nghiệp lần thứ tư

a. Bối cảnh lịch sử

Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư được diễn ra trong bối cảnh lịch sử sau:

- Bắt đầu từ những năm 40 của thế kỉ XX trong bối cảnh nhân loại vừa trải qua nhiều cuộc cách mạng công nghiệp với những tiến bộ lớn về khoa học, kĩ thuật và công nghệ.

- Cuộc Cách mạng diễn ra mạnh mẽ ở nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là những nước phát triển, nơi có trình độ khoa học, kĩ thuật và công nghệ tiên tiến, đặc biệt là cơ sở hạ tầng phát triển.

b. Thành tựu cơ bản

Trí tuệ nhân tạo AI, internet vạn vật, điện toán đám mây, dữ liệu lớn, tự động hóa, đột biến gen,.. là các thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4


3. Ý nghĩa và tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba và lần thứ tư

Ý nghĩa

Tác động

Tích cực

Tiêu cực

Hỗ trợ việc ra quyết định nhanh, chính xác hơn Giải phóng con người khỏi các công việc nguy hiểm Nhiều người có nguy cơ mất việc làm
Năng suất lao động, chất lượng sản phẩm tăng Phân hóa lực lượng lao động Phân hóa giàu-nghèo sâu sắc
Con người tiếp cận gần hơn thương mại toàn cầu Làm việc từ xa, tiết kiệm thời gian Con người bị lệ thuộc nhiều vào các thiết bị thông minh
Thúc đẩy quá trình khu vực hóa, toàn cầu hóa Tìm kiếm, chia sẻ thông tin nhanh chóng Vấn đề bảo mật thông tin, tính chính xác thông tin
Mở rộng và đa dạng hóa các hình thức sản xuất và quản lí Trao đổi, giao tiếp thông qua internet thuận tiện, nhanh chóng Nguy cơ đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc.
  Quá trình giao lưu văn hóa giữa các quốc gia, khu vực diễn ra dễ dàng, thuận tiện  

Ví dụ minh họa:

Để thay thế con người làm các công việc nặng nhọc như sửa đường điện cao thế, sơn tường nhà cao tầng, các hệ thống máy móc, AI, robot, …đã ra đời.

>>> Xem toàn bộ: Tóm tắt lý thuyết Sử 10 ngắn gọn Kết nối tri thức

-------------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Tóm tắt Lý thuyết Sử 10 Bài 8 Kết nối tri thức trong bộ SGK Kết nối tri thức theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Toploigiai đã có đầy đủ các bài soạn cho các môn học trong các bộ sách mới Cánh Diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Toploigiai để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!  

icon-date
Xuất bản : 25/07/2022 - Cập nhật : 21/09/2022