logo

Tóm tắt Lý thuyết Sinh 10 Bài 7 Kết nối tri thức: Tế bào nhân sơ

Tóm tắt Lý thuyết Sinh 10 Bài 7 ngắn nhất Kết nối tri thức. Tổng hợp, tóm lược nội dung Bài 7: Tế bào nhân sơ trang 44, 45, 46, 47 dễ hiểu.

Bài 7: Tế bào nhân sơ trang 44, 45, 46, 47 SGK Sinh học 10 Kết nối tri thức

>>> Xem thêm: Soạn Sinh 10 Bài 7: Tế bào nhân sơ - Kết nối tri thức


I. Đặc điểm chung của tế bào nhân sơ

Các đặc điểm chung của tế bào nhân sơ:

- Cần kính hiển vi mới có thể quan sát được tế bào nhân sơ do kích thước rất nhỏ (từ 1 µm đến 5 µm)

- Cấu tạo tế bào chưa hoàn chỉnh, các tế bào nhân sơ chưa có màng nhân, chưa có các bào quan có màng bao bọc.

- Có nhiều hình dạng khác nhau, phổ biến nhất là hình cầu, hình que, hình xoắn.

- Tốc độ chuyển hóa vật chất và năng lượng và sinh sản nhanh do tỉ lệ S/V nhỏ.

Vì cấu tạo tế bào còn đơn giản, chưa hoàn chỉnh: chưa có nhân, chưa có màng nhân và hệ thống nội màng, chưa có các bào quan có màng bao bọc và bộ khung xương tế bào nên được gọi là tế bào nhân sơ.


II. Cấu tạo của tế bào nhân sơ


1. Lông, roi và màng ngoài

Lông và roi là những cấu trúc dạng sợi dài, nhô ra khỏi màng và thành tế bào. Roi được cấu tạo từ bó sợi protein, có chức năng chính là cơ quan vận động của tế bào. Các tế bào vi khuẩn có thể có một hoặc một vài roi.

Lông ngắn hơn nhưng có số lượng nhiều hơn roi. Lông là bộ phận giúp các tế bào vi khuẩn bám dính, tiếp hợp với nhau hoặc bám vào bề mặt tế bào của sinh vật khác. Ví dụ: Vi khuẩn Helicobacter pylori dùng lông bám dính vào tế bào niêm mạc dạ dày người, gây bệnh viêm loét dạ dày.


2. Thành tế bào và màng tế bào

Hầu hết vi khuẩn đều có thành tế bào. Thành tế bào vi khuẩn có độ dày từ 10 nm đến 20 nm, được cấu tạo bởi peptidoglycan. Dựa vào cấu tạo của thành tế bào, vi khuẩn được chia làm 2 nhóm: vi khuẩn Gram dương (Gr+), có thành dày bắt màu tím khi nhuộm Gram
và vi khuẩn Gram âm (Gr-), có thành mỏng bắt màu đỏ khi nhuộm Gram.

Thành tế bào như một cái khung bên ngoài, có tác dụng giữ ổn định hình dạng và bảo vệ tế bào. Thành tế bào ảnh hưởng đến mức độ mẫn cảm của vi khuẩn đối với kháng sinh. Một số loại thuốc kháng sinh như peniciline diệt vi khuẩn bằng cách ngăn không cho vi khuẩn tạo được thành tế bào, đặc biệt là đối với vi khuẩn Gr+. Thuốc này không có tác dụng phụ với người, vì tế bào người không chứa peptidoglycan.

Bên dưới thành tế bào là lớp màng tế bào hay còn gọi là màng sinh chất. Màng tế bào nhân sơ cũng như tế bào nhân thực đều được cấu tạo bởi hai thành phần chủ yếu là lớp kép phospholipid và protein. Ngoài chức năng trao đổi chất có chọn lọc thì màng tế bào còn là nơi diễn ra các quá trình chuyển hoá vật chất và năng lượng của tế bào.


3. Tế bào chất và vùng nhân

Tế bào chất:

-  Cấu trúc: Gồm nước, các hợp chất hữu cơ và vô cơ khác nhau và các hạt dự trữ (đường, lipid) và nhiều ribosome tạo thành bào tương

- Chức năng:

+ Là nơi diễn ra các phản ứng hóa sinh

+ Đảm bảo duy trì các hoạt động sống của tế bào

Vùng nhân:

-  Cấu tạo: Gồm một phân tử DNA dạng vòng, mạch kép

- Chức năng: Mang thông tin di truyền điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào vi khuẩn

>>> Xem toàn bộ: Tóm tắt lý thuyết Sinh 10 ngắn gọn Kết nối tri thức

-------------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Tóm tắt Lý thuyết Sinh 10 Bài 7 Kết nối tri thức trong bộ SGK Kết nối tri thức theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Toploigiai đã có đầy đủ các bài soạn cho các môn học trong các bộ sách mới Cánh Diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Toploigiai để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!  

icon-date
Xuất bản : 26/07/2022 - Cập nhật : 22/09/2022