logo

Tóm tắt lý thuyết Lịch sử 9 KNTT Bài 20 Châu Á từ năm 1991 đến nay

icon_facebook

Tóm tắt kiến thức lý thuyết Lịch sử 9 bài 20 Châu Á từ năm 1991 đến nay chi tiết, ngắn gọn, bám sát chương trình Sách mới giúp các em hiểu rõ hơn về bài học.


1. Các nước Đông Bắc Á từ năm 1991 đến nay

* Nhật Bản

- Từ năm 1991 đến nay, nền tế Nhật Bản vẫn chưa thoát trì trệ, suy thoái tăng trưởng. Tuy nhiên, Nhật Bản vẫn là một trong những tâm kinh tế-tài chính lớn thế giới:

+ Năm 2010, vị thế nền kinh tế lớn thứ hai thế giới xác lập trong hơn bốn thập kỉ của Nhật Bản đã bị Trung Quốc vượt qua.

+ Nhật Bản vẫn là quốc gia có thu nhập bình quân đầu người cao, đạt hơn 39.000 USD; chì số phát triển con người (HDI) ở mức rất cao, đứng thứ 7 thế giới, tuổi thọ trung bình thuộc nhóm nước cao nhất thế giới (85 tuổi).

* Hàn Quốc

- Từ năm 1991, Hàn Quốc đã trở thành một nước công nghiệp mới (NIC), nhưng tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại. Đã có thay đổi đáng kể trong định hướng sản xuất với mũi nhọn là các ngành công nghệ cao.

- Đầu thế kỉ XXI, nền kinh tế Hàn Quốc duy trì được mức tăng trưởng ổn định, cao hơn mức tăng trưởng trung bình của nền kinh tế thế giới.

- Mức sống, tuổi thọ của người dân không ngừng được nâng cao.

* Trung Quốc

- Sau năm 1991, Trung Quốc chính thức nêu ra mục tiêu xây dựng kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh cải cách mở cửa. 

- Trong 30 năm (1991-2021), Trung Quốc đã đạt được nhiều thành tựu:

+ Tốc độ tăng trưởng GDP của Trung Quốc luôn ở mức cao lớn thứ hai thế giới. Năm 2021, GDP của Trung Quốc chiếm khoảng 17,3% toàn thế giới.

+ Trung Quốc trở thành công xưởng mới của thế giới, trong đó sản xuất công nghệ cao là mũi nhọn.

+ Quá trình đô thị hoá cũng diễn ra với tốc độ nhanh.

+ Mức sống của người dân không ngừng được nâng cao.

- Tuy nhiên, chất lượng tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc vẫn còn thấp và thiếu bền vững do ô nhiễm môi trường và mức độ chênh lệch giàu-nghèo vẫn cao.


2. Quá trình phát triển của ASEAN năm 1991 đến nay

* Từ “ASEAN 6” phát triển thành “ASEAN 10”

- Sau năm 1991, Chiến tranh lạnh chấm dứt, vấn đề Cam-pu-chia được giải quyết, tình hình chính trị của khu vực được cải thiện rõ rệt, tạo điều kiện cho việc mở rộng ASEAN.

+ Tháng 7-1995, Việt Nam chinh thức trở thành thành viên thứ 7 của ASEAN.

+ Tháng 7-1997, Lào và Mi-an-ma cũng gia nhập ASEAN.

+ Tháng 4-1999, Cam-pu-chia được kết nạp và trở thành thành viên thứ 10 của ASEAN.

- Năm 1999, tất cả các nước Đông Nam Á đều cùng đứng trong một tổ chức thống nhất. 

=> ASEAN chuyển trọng tâm hoạt động sang hợp tác kinh tế và xây dựng Đông Nam Á thành khu vực hoà bình, ổn định và phát triển phồn vinh.

+ Năm 1992, ASEAN kí kết Hiệp định về tăng cường hợp tác kinh tế ASEAN và thoả thuận về Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA).

+ Năm 2007, Hiến chương ASEAN ra đời, tạo cơ sở pháp lí để tăng cường liên kết và hợp ASEAN.

+ Năm 2015, Cộng ASEAN chính thức được thành lập, dánh dấu mốc phát triển quan trọng, dưa ASEAN bước vào giai đoạn hợp tác mới.

+ Năm 2020, Hiệp định RCEP được kí kết giữa ASEAN và năm đối tác (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ô-xtrây-li-a và Niu Di-lân) góp phần tạo ra một khu vực thương mại tự do lớn nhất thế giới.

* Cộng đồng ASEAN từ năm 2015 đến nay

- Ngày 31-12-2015, Cộng đồng ASEAN (AC) được thành lập.

- Mục tiêu tổng quát của ASEAN là: xây dựng tổ chức này trở thành một cộng đồng gắn kết về chính trị, kinh tế, chia sẻ trách nhiệm xã hội và hợp tác rộng mở với bên ngoài, hoạt động theo luật lệ và hướng tới người dân.

- Tháng 1-2009, các nhà lãnh đạo ASEAN đã thông qua Lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN (2009-2015) cùng các kế hoạch triển khai với nhiều biện pháp và hoạt động cụ thể.

- Trụ cột của cộng đồng ASEAN:

+ Cộng đồng chính trị-an ninh (APSC): Tạo dựng môi trường hoà bình và an ninh ở khu vực.

+ Cộng đồng kinh tế (AEC): Tạo ra một thị trường duy nhất, có sức cạnh tranh cao, phát triển đồng đều và hội nhập đầy đủ vào nền kinh tế toàn cầu

+ Cộng đồng văn hóa-xã hội (ASCC): Nâng cao chất lượng cuộc sống, tăng cường ý thức cộng đồng và bản sắc chung

* Ý nghĩa:

+ Sự ra đời của Cộng đồng ASEAN là kết quả hợp tác ASEAN trong gần 50 năm, phản ánh mức độ liên kết của ASEAN ngày càng cao, chặt chẽ hơn và có vai trò quan trọng ở khu vực.

+ Cộng đồng vẫn là sự “thống nhất trong đa dạng” vì vẫn còn sự khác biệt khá lớn giữa các nước thành viên.


3. Bảng từ khóa cần nhớ Sử 9 bài 20 Châu Á từ năm 1991 đến nay

Chủ đề Từ khóa
Nhật Bản Nền kinh tế trì trệ, suy thoái tăng trưởng
  Nền kinh tế lớn thứ hai (bị Trung Quốc vượt qua)
  Thu nhập bình quân đầu người cao, HDI cao
  Tuổi thọ trung bình cao (85 tuổi)
Hàn Quốc Nước công nghiệp mới (NIC)
  Tăng trưởng kinh tế chậm lại, mũi nhọn công nghệ cao
  Mức sống và tuổi thọ nâng cao
Trung Quốc Kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa
  Tốc độ tăng trưởng GDP cao nhất thế giới
  Nền kinh tế lớn thứ hai (sau Mỹ)
  Công xưởng mới của thế giới, sản xuất công nghệ cao
  Ô nhiễm môi trường, chênh lệch giàu-nghèo
ASEAN Từ “ASEAN 6” thành “ASEAN 10”
  Việt Nam gia nhập (1995), Lào và Myanmar (1997), Campuchia (1999)
  Hợp tác kinh tế, khu vực hòa bình, ổn định
  Hiệp định AFTA (1992), Hiến chương ASEAN (2007)
  Cộng đồng ASEAN thành lập (2015)
  Hiệp định RCEP (2020)
Cộng đồng ASEAN Mục tiêu gắn kết về chính trị, kinh tế, xã hội
  Trụ cột: APSC, AEC, ASCC
  Thống nhất trong đa dạng
icon-date
Xuất bản : 08/10/2024 - Cập nhật : 08/10/2024

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads