logo

Tóm tắt Lý thuyết Kinh tế Pháp luật 10 Bài 21 ngắn nhất Cánh Diều

Tóm tắt Lý thuyết Kinh tế Pháp luật 10 Bài 21 ngắn nhất Cánh Diều. Tổng hợp, tóm lược nội dung Bài 21: Thực hiện pháp luật trang 128, 129, 130, 131, 132 dễ hiểu.

Bài 21: Thực hiện pháp luật trang 128, 129, 130, 131, 132 Kinh tế Pháp luật 10 Cánh Diều

>>> Xem thêm: Soạn Kinh tế Pháp luật 10 Bài 21: Thực hiện pháp luật


1. Khái niệm thực hiện pháp luật

Mọi hoạt động của cá nhân, tổ chức mà phù hợp với quy định của pháp luật đều được coi là hành vi hợp pháp, là biểu hiện của việc thực hiện pháp luật.

Thực hiện pháp luật là hành vi hợp pháp của các cá nhân, tổ chức phù hợp với quy định của pháp luật, làm cho pháp luật đi vào đời sống xã hội.

Hành vi hợp pháp là hành vi không trái các quy định của pháp luật, phù hợp với quy định của pháp luật, có lợi cho Nhà nước, xã hội và công dân. Đó là hành vi:

+ Làm những việc mà pháp luật cho phép làm.

+ Làm những việc mà pháp luật quy định phải làm.

+ Không làm những việc mà pháp luật cấm.


2. Các hình thức thực hiện pháp luật

Nếu như việc xây dựng và ban hành pháp luật là quá trình đưa đời sống vào pháp luật thì việc thực hiện pháp luật lại là quá trình đưa pháp luật trở lại cuộc sống. Thực hiện pháp luật là việc làm thường xuyên của cá nhân, tổ chức, cơ quan, bao gồm bốn hình thức dưới đây:

Tuân thủ pháp luật: Là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các cá nhân, tổ chức kiểm chế, không làm những việc mà pháp luật cấm (xử sự thụ động)

Thị hành pháp luật: Là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó cá nhân, tổ chức thực hiện nghĩa vụ của mình bằng hành động tích cực, chủ động làm những gì mà pháp luật quy định phải làm (xử sự tích cực)

Sử dụng pháp luật: Là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó cá nhân, tổ chức sử dụng đúng đắn các quyền của mình, làm những gì mà pháp luật cho phép làm.

Đặc điểm của hình thức sử dụng pháp luật chủ thể pháp luật có thể thực hiện hoặc không thực hiện quyền được pháp luật cho phép theo ý chí của mình mà không bị ép buộc phải thực hiện.

Áp dụng pháp luật: Là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó cơ quan, công, chức nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào các quy định của pháp luật, ban hành các quyết định làm phát sinh, thay đổi, đình chỉ hoặc chấm dứt những quan hệ pháp luật cụ thể. Đó là các trường hợp

- Các quyền và nghĩa vụ của công dân phát sinh, thay đổi hoặc chấm đứt thông, qua một văn bản, quyết định áp dụng pháp luật của cơ quan, công chức có thẩm quyền.

- Cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định áp dụng pháp luật bằng hình thức xử lí người vi phạm pháp luật hoặc giải quyết tranh chấp giữa các cá nhân, tổ chức.


3. Công dân thực hiện pháp luật trong đời sống

Pháp luật được Nhà nước ban hành để Nhà nước quản lí xã hội, để bảo về quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Nếu pháp luật được ban hành nhưng không được các tổ chức, cá nhân thực hiện đúng thì pháp luật sẽ chỉ tồn tại trên giấy, Nhà nước không quản lí được xã hội, công dân không thể thực hiện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Để pháp luật thật sự đi vào cuộc sống, mỗi cá nhân, tổ chức khi tham gia vào các quan hệ xã hội cụ thể đều phải lựa chọn cách xử sự phù hợp với quy định của pháp luật, thực hiện đúng các quy định của pháp luật. Mỗi tổ chức, cá nhân cần thực hiện pháp luật một cách chủ động, tự giác, tích cực, làm cho khẩu hiệu “Sống,
làm việc theo Hiến pháp và pháp luật” đi vào đời sống của các cơ quan nhà nước, các tổ chức và mọi công dân Việt Nam.

>>> Xem trọn bộ: Tóm tắt lý thuyết Kinh tế pháp luật 10 Cánh Diều

-----------------------------

Trên đây Top lời giải đã cùng các bạn Tóm tắt Lý thuyết Kinh tế Pháp luật 10 Bài 21 Cánh Diều trong bộ SGK Cánh Diều theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Top lời giải đã có đầy đủ các bài soạn cho các môn học trong các bộ sách mới Cánh Diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Top lời giải để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!  

icon-date
Xuất bản : 14/07/2022 - Cập nhật : 20/09/2022