logo

Sách mới Lý thuyết KTPL 10 Bài 9 Cánh Diều: Dịch vụ tín dụng

Tóm tắt Lý thuyết Kinh tế Pháp luật 10 Bài 9 Cánh Diều: Dịch vụ tín dụng theo chương trình Sách mới ngắn gọn nhất. Tổng hợp lý thuyết Kinh tế Pháp luật 10 trọn bộ chi tiết, đầy đủ.

Bài 9: Dịch vụ tín dụng - Lịch sử 10 Cánh Diều


1. Tín dụng ngân hàng

- Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng bằng tiền tệ giữa một bên là ngân hàng và một bên là các chủ thể kinh tế với nguyên tắc thỏa thuận và có hoàn trả cả gốc và lãi.

- Một số hình thức dịch vụ tín dụng ngân hàng là:

+ Vay thế chấp: là hình thức vay tín dụng cần có tài sản đảm bảo và tài sản đảm bảo phải thuộc quyền sở hữu của người vay , được thẩm định giá trị bởi ngân hàng.

+ Vay tín chấp là hình thức vay tín dụng không cần tài sản đảm bảo mà dựa trên sự uy tín và năng lực trả nợ của người vay.

Hai hình thức vay thế chấp hoặc vay tín chấp có thể được tiến hành theo hình thức truyền thống hoặc theo hình thức trả góp (là hình thức vay tài chính mà số tiền gốc và lãi sẽ được chia thành các phần nhỏ và trả dần trong thời gian vay). Thẻ tín dụng là thẻ do ngân hàng cấp cho người vay tín dụng (chủ thể), cho phép chủ thẻ thực hiện giao dịch chi tiêu qua thẻ trong phạm vi hạn mức tín dụng đã được cấp theo thỏa thuận với ngân hàng phát hành thẻ và phải thanh toán lại cho ngân hàng sau một khoảng thời gian nhất định. Sau thời gian đó, nếu không trả hết số tiền đã vay, khách hàng sẽ phải chịu lãi.


2. Tín dụng thương mại

- Tín dụng thương mại là quan hệ tín dụng giữa các chủ thể sản xuất kinh doanh thông qua các hình thức như mua bán chịu hàng hóa, trả góp hoặc trả chậm.

- Tín dụng thương mại có đặc điểm: Đối tượng huy động, cho vay của tín dụng thương mại là hàng hóa. Người bán chịu là người cho vay, còn người mua chịu là người vay. Công cụ của tín dụng thương mại là giấy chứng nhận mua bán chịu (thương phiếu) Khối lượng áp dụng của tín dụng thương mại thường nhỏ. Thời gian áp dụng của tín dụng thương mại ngắn.

Hiện nay, tín dụng tiêu dùng xuất hiện bên cạnh tín dụng thương mại nhằm kích thích việc tiêu thụ sản phẩm. Loại tín dụng tiêu dùng phổ biến hiện nay là việc bán hàng trả góp của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh; bên cạnh đó, người tiêu dùng cũng có thể đi vay các tổ chức trung gian tài chính (ngân hàng thương mại, công ty tài chính) để thanh toán tiền mua hàng tiêu dùng của các doanh nghiệp.


3. Tín dụng nhà nước

- Tín dụng nhà nước là quan hệ tín dụng giữa Nhà nước với các chủ thể kinh tế, giữa Nhà nước với các nhà nước khác thông qua việc phát hành công trái, trái phiếu.

- Tín dụng nhà nước có đặc điểm:

+ Được Nhà nước đảm bảo khả năng thanh toán;

+ Hoạt động tín dụng nhà nước không vì mục tiêu lợi nhuận;

+ Đối tượng cho vay vốn của tín dụng nhà nước được quy định, chỉ định theo từng thời kì.

+ Lãi suất cho vay tín dụng nhà nước là ưu đãi do Nhà nước quy định.

>>> Xem trọn bộ: Tóm tắt lý thuyết Kinh tế pháp luật 10 Cánh Diều

-----------------------------

Trên đây Top lời giải đã cùng các bạn Tóm tắt Lý thuyết Kinh tế Pháp luật 10 Bài 9 Dịch vụ tín dụng trong bộ SGK Cánh Diều theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Top lời giải đã có đầy đủ các bài soạn cho các môn học trong các bộ sách mới Cánh Diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Top lời giải để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!  

icon-date
Xuất bản : 19/09/2022 - Cập nhật : 20/09/2022
/* */ /* */
/*
*/