logo

[Sách mới] Lý thuyết Kinh tế Pháp luật 10 Bài 16 KNTT: Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong hiến pháp

Tóm tắt Lý thuyết Kinh tế Pháp luật 10 Bài 16 ngắn nhất Kết nối tri thức. Tổng hợp, tóm lược nội dung Bài 16: Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong hiến pháp trang 98, 99, 100, 101, 102 dễ hiểu.

Bài 16: Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong hiến pháp trang 98, 99, 100, 101, 102 SGK Kinh tế Pháp luật Kết nối tri thức

>>> Xem thêm: Soạn Kinh tế Pháp luật 10 Bài 16: Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong hiến pháp - Kết nối TT


1. Nội dung của hiến pháp năm 2013 về quyền con người

Hiến pháp năm 2013 quy định rõ quyền con người như sau: Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá, xã hội (Điều 16); Mọi người đều có quyền sống (Điều 19); Mọi người có quyền bắt khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm; Mọi người có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác theo quy định của luật (Điều 20); Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; Mọi người có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình; Mọi người có quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác (Điều 21):...


2. Nội dung của Hiến pháp năm 2013 về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân

a) Các quyền về chính trị, dân sự

Hiến pháp năm 2013 quy định công dân có các quyền về chính trị, dân sự như: quyền có nơi ở hợp pháp (Điều 22); quyền tự do đi lại và cư trú ở trong nước, có quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước theo luật định (Điều 23); quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình theo luật định (Điều 25), quyền bầu cử khi đủ mười tám tuổi trở lên và quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân khi đủ hai mươi mốt tuổi trở lên (Điều 27); quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước (Điều 28), quyền biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân khi đủ mười tám tuổi trở lên (Điều 29)...

b) Các quyền về kinh tế, văn hóa, xã hội

Hiến pháp năm 2013 quy định công dân có các quyền về kinh tế, văn hoá, xã hội như: quyền bình đẳng về kinh tế, văn hoá, xã hội (Điều 26); quyền được bảo đảm an sinh xã hội (Điều 34); quyền làm việc, lựa chọn nghề nghiệp, việc làm và nơi làm việc (Điều 35); quyền học tập (Điều 39); quyền xác định dân tộc của mình, sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ, lựa chọn ngôn ngữ giao tiếp (Điều 42).

c) Nghĩa vụ cơ bản của công dân

Hiến pháp năm 2013 quy định công dân có các nghĩa vụ cơ bản như: nghĩa vụ học tập (Điều 39); nghĩa vụ bảo vệ môi trường (Điều 43); nghĩa vụ trung thành với Tổ quốc (Điều 44); nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc, nghĩa vụ quân sự và tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân (Điều 45); nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp và pháp luật, tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội và chấp hành những quy tắc sinh hoạt công cộng (Điều 46); nghĩa vụ nộp thuế theo luật định (Điều 47).

>>> Xem toàn bộ: Tóm tắt lý thuyết Kinh tế pháp luật 10 Kết nối tri thức

-------------------------------

Trên đây Top lời giải đã cùng các bạn Tóm tắt Lý thuyết Kinh tế Pháp luật 10 Bài 16 Kết nối tri thức trong bộ SGK Kết nối tri thức theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Top lời giải đã có đầy đủ các bài soạn cho các môn học trong các bộ sách mới Cánh Diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Top lời giải để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!  

icon-date
Xuất bản : 21/07/2022 - Cập nhật : 21/09/2022