logo

[Sách mới] Lý thuyết Kinh tế Pháp luật 10 Bài 15 KNTT: Nội dung cơ bản của Hiến pháp về chế độ chính trị

Tóm tắt Lý thuyết Kinh tế Pháp luật 10 Bài 15 ngắn nhất Kết nối tri thức. Tổng hợp, tóm lược nội dung Bài 15: Nội dung cơ bản của Hiến pháp về chế độ chính trị trang 93, 94, 95, 96, 97 dễ hiểu.

Bài 15: Nội dung cơ bản của Hiến pháp về chế độ chính trị trang 93, 94, 95, 96, 97 SGK Kinh tế Pháp luật 10 - Kết nối tri thức

>>> Xem thêm: Soạn Kinh tế Pháp luật 10 Bài 15: Nội dung cơ bản của Hiến pháp về chế độ chính trị - Kết nối TT


1. Nội dung của hiến pháp năm 2013 về hình thức chỉnh thể và chủ quyền, lãnh thổ của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Hiến pháp năm 2013 khẳng định nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biên và vùng trời. Tổ quốc Việt Nam là thiêng liêng, bất khả xâm phạm. Mọi hành vi chống lại độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, chống lại sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đều bị nghiêm trị (Điều 1, 11, 13).


2. Nội dung của hiến pháp năm 2013 về bản chất nhà nước và tổ chức quyền lực chính trị Việt Nam

Hiến pháp năm 2013 khẳng định bản chất của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyên lập pháp, hành pháp, tư pháp. Các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị được tổ chức và hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật. Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Nhà nước Việt Nam là trụ cột của hệ thống chính trị, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ quản lí xã hội
bằng Hiến pháp và pháp luật. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội là bộ phận của hệ thống chính trị, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của các tầng lớp nhân dân, đồng thời góp phần tham gia quản lí nhà nước và xã hội (Điều 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10)


3. Quy định về đường lối đối ngoại, Quốc kì, quốc huy, quốc ca, quốc khánh và thủ đô của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

a. Quy định về đường lối đối ngoại

Đường lối đối ngoại của nước Cộng hoà chủ xã hội chủ nghĩa Việt Nam được quy định tại Điều 12 của Hiến pháp năm 2013. Theo đó, nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hoà binh, hữu nghị, hợp tác và phát triển; đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập hợp tác quốc tế trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng, cùng có lợi; tuân thủ Hiến chương Liên hợp quốc và điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên: là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng
đồng quốc tế vì lợi ích quốc gia, dân tộc, góp phần vào sự nghiệp hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới.

b. Quy định về Quốc kì, Quốc huy, Quốc ca, Quốc khánh và Thủ đô nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Quốc kì, Quốc huy, Quốc ca, Quốc khánh, Thủ đô là những nội dung quan trọng, gắn liền với thể chế chính trị của quốc gia. Các nội dung này được quy định cụ thể, chi tiết tại Điều 13 Hiến pháp năm 2013.

>>> Xem toàn bộ: Tóm tắt lý thuyết Kinh tế pháp luật 10 Kết nối tri thức

-------------------------------

Trên đây Top lời giải đã cùng các bạn Tóm tắt Lý thuyết Kinh tế Pháp luật 10 Bài 15 Kết nối tri thức trong bộ SGK Kết nối tri thức theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Top lời giải đã có đầy đủ các bài soạn cho các môn học trong các bộ sách mới Cánh Diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Top lời giải để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!  

icon-date
Xuất bản : 21/07/2022 - Cập nhật : 21/09/2022