logo

Tóm tắt lý thuyết KTPL 10 Bài 16 CTST ngắn nhất: Chính quyền địa phương

Tóm tắt Lý thuyết Kinh tế Pháp luật 10 Bài 16 ngắn nhất Chân trời sáng tạo. Tổng hợp, tóm lược nội dung Bài 16: Chính quyền địa phương trang 109, 110, 111, 112, 113, 114, 115 dễ hiểu.

Bài 16: Chính quyền địa phương trang 109, 110, 111, 112, 113, 114, 115 SGK Kinh tế Pháp luật 10 - Chân trời sáng tạo

>>> Xem thêm: Soạn Kinh tế Pháp luật 10 Bài 16: Chính quyền địa phương


Mục lục nội dung

Khái niệm

- Hội đồng nhân dân:

+ Hội đồng nhân dân quyết định các vấn đề của địa phương do luật định; giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương và việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân.

+ Hội đồng nhân dân ở địa phương gồm các đại biểu Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân và các Ban của Hội đồng nhân dân.

+ Hội đồng nhân dân làm việc theo chế độ hội nghị và quyết định theo đa số. Hội đồng nhân dân họp thường lệ mỗi năm ít nhất 2 kì và họp chuyên đề hoặc họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất. Hội đồng nhân dân quyết định các vấn đề tại phiên họp toàn thể bằng hình thức biểu quyết.

Tóm tắt Lý thuyết Kinh tế Pháp luật 10 Bài 16 ngắn nhất Chân trời sáng tạo

- Uỷ ban nhân dân:

+ Uỷ ban nhân dân tổ chức việc thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương; tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân và thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước cấp trên giao.

+ Uỷ ban nhân dân gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các Uỷ viên và cơ quan chuyên môn được tổ chức Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện.

+ Uỷ ban nhân dân hoạt động theo chế độ tập thể, kết hợp với trách nhiệm của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân. Uỷ ban nhân dân họp thường kì mỗi tháng 1 lần và họp chuyên đề hoặc họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất. Uỷ ban nhân dân quyết định các vấn đề tại phiên họp bằng hình thức biểu quyết.

Tóm tắt Lý thuyết Kinh tế Pháp luật 10 Bài 16 ngắn nhất Chân trời sáng tạo

Vận dụng

1. Em hãy thực hiện 1 bài viết (khoảng 300 chữ) bày tỏ về quyền học tập để gửi tới đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện nơi em sinh sống.

* Có thể tham khảo dàn ý sau:

I. Mở bài:

  Giới thiệu chung về quyền học tập: Quyền học tập là một quyền tối quan trọng, là loại quyền trong lĩnh vực văn hóa và liên quan đến tất cả các quyền kinh tế, xã hội. Xét theo khía cạnh nào đó, đây cũng là quyền dân sự và quyền chính trị bởi quyền giáo dục được xem là trung tâm để thực thi một cách có hiệu quả tất cả các quyền trên.

II. Thân bài:

- Trình bày quan điểm về quyền học tập:

 + Học tập là quyền lợi:

Nhà nước luôn tạo mọi điều kiện tốt nhất để mọi công dân đều có thể đi học

Mọi người, thuộc mọi tầng lớp, tôn giáo. lứa tuổi...đều có quyền được học bằng nhiều hình thức khác nhau

Việc học mang đến tri thức cho con người,giúp con người có điều kiện mở mang tầm hiểu biết của mình, tạo được chỗ đứng trong xã hội; đó là đặc quyền xã hội phổ biến nhưng cũng rất quan trọng.

 + Học tập là nghĩa vụ:

Học tập là nhiệm vụ thiết yếu của một công dân để trở thành người tài, góp phần vào công cuộc xây dựng đất nước

Học sinh, sinh viên là những bạn trẻ, có nhiều ước mơ, hoài bão và có đủ trí lực cũng như khả năng học tập tốt.

Học tập là quyền và nghĩa vụ của học sinh sinh viên thể hiện rõ qua các chính sách phát triển giáo dục, chính sách của nhà nước trong việc nâng cao phát triển toàn diện thanh thiếu niên.

- Chỉ ra những nhận xét của bản thân về việc thực hiện quyền học tập ở địa phương:

Vẫn còn nhiều vấn đề cần có sự quan tâm của cả xã hội, của mỗi gia đình trong việc tạo điều kiện cho con em thực hiện quyền học tập: cho trẻ đi học đúng độ tuổi quy định; không bắt trẻ nghỉ học ở nhà để phụ giúp gia đình;…

Quyền được học tập còn được ghi nhận là việc trẻ em học bậc tiểu học trong các cơ sở giáo dục công lập không phải  trả học phí, tuy nhiên hiện tại, trẻ vẫn thường phải tham gia những lớp học thêm do nhà trường tổ chức.

Một số gia đình không ủng hộ quyết định tiếp tục đi học của con cái mà khuyên con nên đi làm hoặc lập gia đình.

III. Kết bài:

- Khẳng định ý nghĩa của quyền học tập đối với sự phát triển của xã hội.

- Tích cực kêu gọi, đề xuất các phương án khắc phục những vấn đề còn tồn tại: Các cấp chính quyền cần có các chỉ đạo kịp thời, sát sao hơn nữa đến công tác giáo dục ở địa phương; Tăng cường tuyên truyền các chính sách pháp luật cho người dân; Tăng cường kiểm tra, có những biện pháp răn đe, xử phạt nghiêm 2đối với những hành vi vi phạm;...

2. Em hãy thiết kế một khẩu hiệu tuyên truyền về thực hiện nghĩa vụ công dân trong bảo vệ và xây dựng chính quyền địa phương.

Gợi ý: Hình thức thiết kế trên infographic, tờ gấp,...

Có thể tham khảo một số khẩu hiệu mẫu sau:

Tóm tắt Lý thuyết Kinh tế Pháp luật 10 Bài 16 ngắn nhất Chân trời sáng tạo

>>> Xem toàn bộ: Tóm tắt lý thuyết Kinh tế pháp luật 10 Chân trời sáng tạo

-------------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Tóm tắt Lý thuyết Kinh tế Pháp luật 10 Bài 16 Chân trời sáng tạo trong bộ SGK Chân trời sáng tạo theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Toploigiai đã có đầy đủ các bài soạn cho các môn học trong các bộ sách mới Cánh Diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Toploigiai để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!  

icon-date
Xuất bản : 27/07/2022 - Cập nhật : 21/09/2022