logo

Tóm tắt lý thuyết KTPL 10 Bài 13 CTST ngắn nhất: Thực hiện pháp luật, đặc điểm, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Tóm tắt Lý thuyết Kinh tế Pháp luật 10 Bài 13 ngắn nhất Chân trời sáng tạo. Tổng hợp, tóm lược nội dung Bài 13: Thực hiện pháp luật, đặc điểm, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trang 78, 79, 80, 81, 82, 83, 84, 85, 86, 87 dễ hiểu.

Bài 13: Thực hiện pháp luật, đặc điểm, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trang 78, 79, 80, 81, 82, 83, 84, 85, 86, 87 SGK Kinh tế Pháp luật 10 - Chân trời sáng tạo

>>> Xem thêm: Soạn Kinh tế Pháp luật 10 Bài 13: Thực hiện pháp luật, đặc điểm, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam


Mục lục nội dung

Khái niệm

- Đặc điểm của bộ máy Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam:

+ Tính thống nhất: Bộ máy Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thể hiện tính thống nhất trong tổ chức và hoạt động. Hệ thống các cơ quan trong bộ máy nhà nước được sắp xếp, tổ chức thống nhất từ trung ương xuống địa phương và đều chịu sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Các cơ quan, cán bộ, công chức, viên chức nhà nước hoạt động vì lợi ích của nhân dân và lợi ích của dân tộc.

+ Tính nhân dân: Bộ máy Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam do nhân dân thành lập nên, được nhân dân uỷ quyền để thực hiện việc quản lí Nhà nước và xã hội. Mọi hoạt động của các cơ quan, cán bộ, công chức, viên chức trong bộ máy nhà nước đều nhằm mục đích phục vụ cho lợi ích của nhân dân và chịu sự kiểm tra, giám sát của nhân dân.

+ Tính quyền lực: Tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam mang tính quyền lực. Điều đó được thể hiện ở việc phân chia quyền lực nhà nước cho các cơ quan nhà nước để thực hiện những chức năng, nhiệm vụ riêng biệt. Đồng thời, thể hiện qua việc các cơ quan, cá nhân ở cấp dưới bắt buộc phải phục tùng, phải thực hiện các nhiệm vụ, quyết định của cấp trên.

+ Tính chế quyền xã hội chủ nghĩa: Bộ máy Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay mang tính pháp chế xã hội chủ nghĩa. Thực hiện quản lí mọi mặt của đời sống xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

- Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

+ Nguyên tắc bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam: Đảm bảo. sự lãnh đạo của Đảng là một nguyên tắc hiến định trong tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước Việt Nam. Sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước được thể hiện qua các phương diện như: Đảng để ra đường lối, chủ trương, phương hướng cho Nhà nước; Đảng chỉ đạo, hướng dẫn, giám sát hoạt động của Nhà nước; Đảng đào tạo, bồi dưỡng các cán bộ, công chức, viên chức nhà nước, giới thiệu nhân sự vào các vị trí quan trọng trong bộ máy nhà nước,...

+ Nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất nhưng có sự phân công, phối hợp, kiểm soát: Tính thống nhất của quyền lực nhà nước Việt Nam được xác định bởi chính chủ thể duy nhất và tối cao của quyền lực là Nhân dân. Quyền lực nhà nước được phân chia thành quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp và được giao cho các cơ quan tương ứng thực hiện một cách độc lập nhưng có sự phối hợp, kiểm soát, giám sát lẫn nhau để thực hiện quyền lực nhà nước, đảm bảo mục tiêu chung phục vụ nhân dân và phục vụ dân tộc.

+ Nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân: Quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân là nguyên tắc quan trọng nhất trong tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nguyên tắc này thiết lập nền tảng để hình thành toàn bộ bộ máy nhà nước. Nội dung nguyên tắc này khẳng định nhân dân Việt Nam là người thành lập ra Nhà nước, trao quyền cho Nhà nước và kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ quan, cán bộ, công chức, viên chức trong bộ máy nhà nước.

+ Nguyên tắc tập trung dân chủ: Bộ máy Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tổ chức, hoạt động trong sự phối kết hợp giữa các yêu tố dân chủ và tập trung với hàng loạt các hình thức và chế độ như: bầu cử, bổ nhiệm kết hợp với phê chuẩn một số chức danh trong bộ máy; mô hình tổ chức hội đồng, uỷ ban để kết hợp chế độ lãnh đạo tập thể, cá nhân phụ trách; thiểu số phục tùng đa số; cấp dưới phục tùng cấp trên; thảo luận dân chủ, quyết định theo đa số,...

+ Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa: Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lí xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật. Pháp luật quy định rõ ràng, cụ thể, minh bạch toàn bộ việc thành lập, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu, hình thức hoạt động của cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức nhà nước và việc tổ chức bộ máy nhà nước phải tuân theo các quy định đó. Cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức nhà nước phải nghiêm chỉnh tuân thủ pháp luật, mọi hành vi vi phạm pháp luật đều bị xử lí.

Tóm tắt Lý thuyết Kinh tế Pháp luật 10 Bài 13 ngắn nhất Chân trời sáng tạo

Vận dụng

1. Em hãy viết một bài luận (khoảng 300 chữ) thể hiện rõ vai trò của học sinh trung học phổ thông trong việc góp phần xây dựng bộ máy Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

* Bài viết tham khảo

  Học sinh trung học phổ thông là những thành viên của Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh - lực lượng nòng cốt, cánh tay đắc lực của Đảng Cộng sản Việt Nam. Chính vì vậy, chúng ta cần phải ý thức được trách nhiệm của mình trong việc xây dựng, bảo vệ bộ máy Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trước tiên, học sinh trung học phổ thông cần tích cực tìm hiểu về cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước để có những hiểu biết nhất định về cơ chế vận hành của Nhà nước. Từ đó, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, lên án, tố cáo những hành vi xuyên tạc chủ trương, đường lối của đất nước, làm giảm uy tín của các cấp chính quyền. Tiếp đó, các Đoàn viên cần tích cực tham gia các hoạt động do Đoàn thanh niên phát động, tham gia đóng góp xây dựng bảo vệ chính quyền nhân dân các cấp. Có ý thức tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện đúng chính sách, pháp luật của Nhà nước. Mỗi học sinh cũng cần tự điều chỉnh hành vi của mình phù hợp với Hiến pháp và pháp luật, đóng góp vào công tác xây dựng bộ máy nhà nước bằng những hành động phù hợp với lứa tuổi, năng lực của mình.

>>> Xem toàn bộ: Tóm tắt lý thuyết Kinh tế pháp luật 10 Chân trời sáng tạo

-------------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Tóm tắt Lý thuyết Kinh tế Pháp luật 10 Bài 13 Chân trời sáng tạo trong bộ SGK Chân trời sáng tạo theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Toploigiai đã có đầy đủ các bài soạn cho các môn học trong các bộ sách mới Cánh Diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Toploigiai để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt! 

icon-date
Xuất bản : 27/07/2022 - Cập nhật : 21/09/2022