logo

Lý thuyết KHTN 7 Bài 4 ngắn nhất: Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học (KNTT)

Tóm tắt Lý thuyết KHTN 7 Bài 4 ngắn nhất Kết nối tri thức. Tổng hợp, tóm lược nội dung Bài 4: Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học trang 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29 ,30, 31 dễ hiểu.

Bài 4. Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học trang 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29 ,30, 31 KHTN 7 Kết nối tri thức


I. Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn

Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học (gợi tắt là bảng tuần hoàn) gồm L18 nguyên tố hoá học, được xây dựng theo nguyên tắc sau:

- Các nguyên tổ hoá học được xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân.

- Các nguyên tố trong cùng một hàng có cùng số lớp electron trong nguyên tử.

- Các nguyên tố trong cùng cột có tính chất gần giống nhau.


II. Cấu tạo bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học


1. Ô nguyên tố

Mỗi nguyên tố hoá học được xếp vào một ô của bảng tuần hoàn, gọi là ô nguyên tố.

Ô nguyên tổ cho biết: kí hiệu hoá học, tên nguyên tố, số hiệu nguyên tử và khối lượng nguyên tử của nguyên tổ đó. Số hiệu nguyễn tử = Số đơn vị điện tích hạt nhân = Số electron trong nguyễn tử. Số hiệu nguyên tử chính là số thứ tự của nguyên tổ trong bảng tuần hoàn.

Tóm tắt Lý thuyết KHTN 7 Bài 4 ngắn nhất Kết nối tri thức

2. Chu kì

Chu kì là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron và được xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần khi đi từ trái qua phải.

Bảng tuần hoàn hiện nay gồm 7 chu kì được đánh số từ 1 đến 7, mỗi chu kì là 1 hàng ngang (riêng chu kì 6 và chu kì 7, mỗi chu kì có thêm 1 hàng xếp tách riêng ở cuối bảng).

Chu kì 1,2, 3 được gọi là các chu kì nhỏ, chu kì 4, 5, 6, 7 được gọi là các chu kì lớn.

Tóm tắt Lý thuyết KHTN 7 Bài 4 ngắn nhất Kết nối tri thức

3. Nhóm

Bảng tuần hoàn gồm 8 nhóm A được đánh số từ 1A đến VIIIA và 8 nhóm B được đánh số từ IB đến VIIIB. Các nguyên tố trong cùng một nhóm A có số electron ở lớp ngoài cùng bằng nhau (trừ trường hợp nguyên tổ He), do vậy chúng có tính chất gần giống nhau.

Trong cùng một nhóm, khi đi từ trên xuống dưới, điện tích hạt nhân của nguyên tử các nguyên tố tăng dần.


III. Vị trí các nhóm nguyên tố kim loại, phi kim và khí kiếm trong bảng tuần hoàn


1. Các nguyên tố kim loại

- Hấu hết các nguyên tố thuộc nhóm IA, nhóm IIA, nhóm IIIA và một số nguyên tố ở các nhóm IVA, VA, VIA.

- Các nguyên tố thuộc nhóm IB đến VIIIB, các nguyên tố lanthanide và các nguyên tố actinide được xếp riêng thành hai hàng ở cuối bảng.


2. Các nguyên tố phi kim

- Hầu hết các nguyên tố thuộc nhóm VIIA, VIA, VA,

- Một số nguyên tố thuộc nhóm IVA, IIIA.

- Nguyên tố H ở nhóm IA.


3. Các nguyên tố khí hiếm

Trong bảng tuần hoàn, nguyên tố khí hiểm nằm ở nhóm VIIIA và được thể hiện bằng màu vàng.

>>> Xem toàn bộ: Tóm tắt lý thuyết KHTN 7 ngắn gọn Kết nối tri thức

-------------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Tóm tắt Lý thuyết KHTN 7 Bài 4 Kết nối tri thức trong bộ SGK Kết nối tri thức theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Toploigiai đã có đầy đủ các bài soạn cho các môn học trong các bộ sách mới Cánh Diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Toploigiai để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!  

icon-date
Xuất bản : 26/07/2022 - Cập nhật : 07/10/2022