Tóm tắt lý thuyết KHTN 7 Bài 14: Nam châm (CD) theo chương trình Sách mới ngắn gọn nhất. Tổng hợp lý thuyết KTHN 7 trọn bộ chi tiết, đầy đủ.
Bài 14: Nam châm - Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều
>>> Tham khảo: Soạn KHTN 7 Bài 14: Nam châm - Cánh diều
Thanh nam châm được treo tự do luôn nằm theo một hướng xác định. Khi được để tự do, thanh nam châm nằm dọc theo hướng nam bắc địa lí. Đầu nam châm hướng về phía cực Bắc của Trái Đất được gọi là cực từ bắc, kí hiệu N (North). Đầu kia của nam châm là cực từ nam, kí hiệu S (South).
1. Nam châm tác dụng lên nam châm
Khi đưa cực từ của hai nam châm lại gần nhau thì chúng hút nhau nêu các cực từ khác tên, đây nhau nếu các cực từ cùng tên. Lực hút hoặc đây giữa các thanh nam châm được gọi là lực từ.
2. Nam châm tác dụng lên các vật
Không chỉ hút được các vật làm bằng sắt, thép, nam châm còn hút được vật làm bằng cobalt, nickel, ...
Sắt, cobalt, nickel, ... được gọi là những vật liệu từ.
Nam châm hầu như không hút các vật được làm từ đồng, nhôm và các kim loại không thuộc vật liệu từ.
>>> Xem trọn bộ: Tóm tắt lý thuyết KHTN 7 ngắn gọn Cánh diều
---------------------------------
Trên đây Top lời giải đã cùng các bạn Tóm tắt lý thuyết KHTN 7 Bài 14: Nam châm (CD) trong bộ SGK Kết nối tri thức theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Top lời giải đã có đầy đủ các bài soạn cho các môn học trong các bộ sách mới Cánh Diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Top lời giải để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!