logo

Lý thuyết Giáo dục quốc phòng 10 Bài 7: Thường thức phòng tránh một số loại bom, mìn, đạn, vũ khí hóa học, vũ khí sinh học, vũ khí công nghệ cao, thiên tai, dịch bệnh và cháy nổ

Tóm tắt Lý thuyết GDQP 10 Bài 7 Kết nối tri thức ngắn nhất. Tổng hợp, tóm lược nội dung Bài 7: Thường thức phòng tránh một số loại bom, mìn, đạn, vũ khí hóa học, vũ khí sinh học, vũ khí công nghệ cao, thiên tai, dịch bệnh và cháy nổ dễ hiểu.

Bài 7: Thường thức phòng tránh một số loại bom, mìn, đạn, vũ khí hóa học, vũ khí sinh học, vũ khí công nghệ cao, thiên tai, dịch bệnh và cháy nổ - Kết nối tri thức

>>> Xem thêm: Soạn GDQP 10 Bài 7: Thường thức phòng tránh một số loại bom, mìn, đạn, vũ khí hóa học, vũ khí sinh học, vũ khí công nghệ cao, thiên tai, dịch bệnh và cháy nổ - Kết nối tri thức


I. Phòng, tránh bom, mìn, đạn, vũ khí hóa học, vũ khí sinh học và vũ khí công nghệ cao 


1. Tác hại

Bom: Là loại đạn dược được ném hay thả từ máy bay để tấn công các mục tiêu trên biểnm đất liền hay dưới mặt nước. Đây là loại vũ khí dùng uy lực của  thuốc nổ, chất cháy, chất độc hóa học, vi trùng, hạt nhân, mảnh của vỏ bom, nhằm sát thương người, phá hoại làng mạc; phá hủy phương tiện, binh khí kĩ thuật; phá hoại các công trình của đối phương. 

Mìn: Mìn là loại đạn dược được bố trí trên cạn hay dưới nước nhằm diệt sinh lực, phá hoại công trình, phương tiện và tạo vật cản chặn cơ động của đối phương.Loại vũ khí nổ này thông thường do chính nạn nhân kích hoạt ví dụ như đè vào, dẫm lên, hay đi qua. Loại này thường có mìn mặt đất và mìn dưới nước

Đạn: Đạn là loại đạn dược được bắn từ các súng, pháo, hay pháo cối để tiêu diệt mục tiêu trong không trung, trên biển, hay trên mặt đất, hay dưới đất theo một yêu cầu nhiệm vụ nhất định.. Đạn được sử dụng để tiêu diệt sinh lực hoặc phá hủy các phương tiện kĩ thuật của đối phương.  

Vũ khí hoá học: Một loại vũ khí huỷ diệt lớn, mà tác dụng sát thương trên cơ sở sử dụng độc tính của các chất độc quân sự để gây độc đối với người, sinh vật và phá huỷ môi trường sinh thái.

Vũ khí sinh học: Một loại vũ khí huỷ diệt lớn, mà tác dụng sát thương dựa trên cơ sở sử dụng các loại vi sinh vật khác nhau để gây bệnh cho người cũng như động vật, cây cối, hoa màu.

Vũ khi công nghệ cao hay còn gọi là vũ khi “thông minh”, vũ khi “tỉnh khôn”, loại vũ khí có độ chinh xác cao, uy lực lớn, tầm hoạt động xa, hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết,...


2. Một số biện pháp phòng, tránh

Tóm tắt lý thuyết GDQP 10 Bài 7 ngắn nhất Kết nối tri thức

Để hạn chế tác hại do bom, mìn của địch gây ra chúng ta cần:

Tổ chức quan sát, phát hiện sớm và thông báo cho mọi người; ngụy trang, nghi binh lừa địch; làm hầm trú ẩn, tận dụng các công trình, kiến trúc hạ tầng để tránh bom; tổ chức sơ tán, huy động toàn dân tham gia đánh trả máy bay ném bom; khắc phục hậu quả sau đánh bom.

Không đến gần nơi bố trí mìn hoặc nghi ngờ có mìn, không đốt lửa trên vùng đất có nhiều mìn; không cưa, đục, tháo gỡ mìn; khi phát hiện mìn, nhanh chóng báo cho cơ quan chức năng để biết và xử lí.

Triệt để lợi dụng địa hình, địa hình và hệ thống công sự, trận địa. 


II. Phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, cháy nổ 


1. Phòng, chống thiên tai

MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG, CHỐNG GIẢM NHẸ THIÊN TAI

Thiên tai

Tác hại

Biện pháp

 

Nên làm

Không nên làm

Lũ lụt

Tác động, ảnh hưởng đến hầu hết các hoạt động kinh tế xã hội, thiết chế hạ tầng ở tất cả các tuyến từ vùng biển đến đồng bằng, trung du và khu vực miền núi gây thiệt hai tài sản, tính mạng và làm xáo trộn đời sống sinh hoạt của người dân.

- Thường xuyên theo dõi thông tin cảnh báo tình hình mưa lũ tại nơi mình đang sống để chủ động đối phó.

- Chuẩn bị thuyền, phao, bè, mảng, vật nổi; gia cố nhà làm gác lửng, lối thoát trên mái nhà để ở tạm, cất giữ đồ đạc đề phòng lũ tiếp tục lên cao.

- Bảo vệ nguồn nước; dự trữ nước uống lương thực, thực phẩm, thuốc men, để đủ dùng ít nhất trong 7 ngày

- Tìm hiểu độ cao của khu nhà của mình đang ở để xác định mức lũ dự báo có khả năng ảnh hưởng đến ngôi nhà của mình hay không.

- Di chuyển cầu dao chính hoặc hộp cầu chì, aptomat và đồng hồ đo điện cao hơn mức lũ được xác định.

- Di chuyển các thiết bị và vật dụng có giá trị ra khỏi các khu vực dễ bị ngập lụt như các tầng thấp hoặc tầng hầm.

- Tìm hiểu cách ngắt điện, gas và nước trong tòa nhà mình ở.

- Chủ động sơ tán khỏi vùng bãi sông, vùng thấp trũng, vùng có nguy cơ sạt lở, lũ quét.

- Lưu giữ các số điện thoại và địa chỉ liên lạc trong trường hợp khẩn cấp.

- Ngay lập tức di tản đến khu vực chú ẩn an toàn có nền đất cao hơn nếu được chính quyền địa phương yêu cầu.

- Tránh xa các khu vực bị ngập lụt, ngay cả khi nước đang rút.

- Đề phòng rắn ở những vùng ngập nước.

- Sử dụng đèn pin thay vì sử dụng thiết bị chiếu sáng bằng ngọn lửa trần (nến, đuốc..) để tìm kiếm đồ trong không gian hạn chế, khu vực bếp gas, vì dễ dẫn đến nguy cơ cháy nổ.

- Hãy đề phòng lũ quét tiềm ẩn.

- Cập nhật những tin tức mới nhất về tình hình mưa lũ thông qua tivi, báo, đài phát thanh…

- Thường xuyên để mắt đến trẻ em, không để chúng nghịch nước tại các nơi như cống thoát nước mưa, khe núi hoặc cống rãnh.

- Trước khi vào lại ngôi nhà bị hư hỏng do lũ, lụt cần ngắt điện ở hộp cầu chì, aptomat hoặc cầu dao chính cho đến khi ngôi nhà của mình được làm khô an toàn; kiểm tra hệ thống gas; kiểm tra và tìm các nguy cơ có thể xảy ra cháy nổ; kiểm tra sàn nhà, cửa ra vào, cửa sổ và tường xem có vết nứt hoặc các hư hỏng khác để đảm bảo ngôi nhà không có nguy cơ bị sập.

- Không sử dụng thực phẩm đã tiếp xúc với nước lũ hoặc thực phẩm đã bị hư hỏng. Sử dụng nước từ các nguồn an toàn (chẳng hạn như nước đóng chai) cho đến khi nguồn nước sinh hoạt của gia đình không còn bị ô nhiễm (đun sôi, khử trùng hoặc chưng cất làm sạch nước).

- Không đi bộ, bơi lội hoặc lái xe qua vùng nước đang


2. Phòng, chống dịch bệnh

Bệnh truyền nhiễm là bệnh lây truyền trực tiếp hoặc gián tiếp từ người hoặc từ động vật sang người do tác nhân gây bệnh truyền nhiễm. Khi xuất hiện bệnh truyền nhiễm với số người mắc bệnh vượt quá số người mắc bệnh dự tính bình thường trong một khoảng thời gian xác định ở một khu vực nhất định thì trở thành dịch bệnh.

Một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm: Bại liệt, bạch hầu, Covid-19, tả, đậu mùa, sốt xuất huyết do vi rút Ebola, than, thủy đậu....
 

Tóm tắt lý thuyết GDQP 10 Bài 7 ngắn nhất Kết nối tri thức

Một số biện pháp phòng, chống dịch bệnh:

Thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống dịch bệnh tới tất cả mọi người. Tiên hành công tác vệ sinh để phòng bệnh truyền nhiễm nơi ở và nơi làm việc. Tổ chức giám sát chặt chẽ các trường hợp mắc bệnh; giám sát tác nhân gây bệnh truyền nhiễm. Sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế để phòng dịch. Khi bùng phát dịch, thực hiện các biện pháp cách li người, khu vực nhiễm bệnh; diệt khuẩn, khử trùng môi trường; phòng hộ cả nhân, vệ sinh cá nhân.


3. Phòng, chống cháy nổ

Tác hại do cháy, nổ gây ra: Gây ô nhiễm và tác động đến hệ sinh thái, ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của con người. Cháy nổ gây thiệt hại về tài sản cũng như tính mạng con người. Để lại hậu quả và gánh nặng cho xã hộ như nhiều người mất cả sản nghiệp, ảnh hưởng đến an ninh kinh tế và an sinh xã hội của địa phương…. Những vụ cháy thường xuất phát do ý thức chủ quan, thiếu cẩn trọng, coi thường mạng sống. Sự lan truyền các hóa chất gây nguy hại nhanh nhất qua môi trường không khí, do bản chất ở dạng khí hoặc dễ bay hơi ngay nhiệt độ thường như Clo, brom, thủy ngân, digoxin, axit nitric, phosgen, amoniac ... đặc biệt là các các chất dùng trong ngành bảo vệ thực vật. Chúng sẽ gây tác hại nhanh và rộng đến cả người và sinh vật, có tính sát thương cao.

* Các biện pháp phòng, chống cháy nổ ở gia đình:

Biện pháp phòng cháy nổ trong gia đình:

Không để nhiều đồ dùng, hàng hóa dễ cháy nơi đun nấu. Không dự trữ xăng, dầu, khí đốt, khí dễ cháy nổ và các chất lỏng dễ cháy ở trong nhà ở, trường hợp cần phải dự trữ số lượng ít nhất và để ở khu vực riêng biệt tránh nhầm lẫn và đổ vỡ.

Ô tô, xe máy, các phương tiện dụng cụ có xăng dầu, chất lỏng dễ cháy để trong nhà ở phải cách xa bếp đun nấu, nguồn sinh nhiệt. Thiết bị chứa, dẫn xăng, dầu ... phải kín. Không để ô tô trong nhà ở phòng ngừa xe tự cháy hoặc khí độc khi nổ máy.

Hạn chế sử dụng gỗ, tấm nhựa, mút xốp... để ốp tường trần, vách ngăn hạn chế cháy lan.

Không sạc điện thoại, thiết bị tiêu thụ điện ban đêm.

Phải lắp đặt thiết bị tự ngắt (aptomat) cho hệ thống điện chung) toàn nhà, từng tầng, từng nhánh từng thiết bị điện tiêu thụ công suất lớn, không để hàng hóa dễ cháy gần bóng điện (dây dẫn, ổ cắm, thiết bị) sát gân các tường, sàn, trần, vách là các vật liệu dễ cháy.

Khi sử dụng bàn là, bếp điện, lò sấy phải có người trông coi, không để trẻ nhỏ, người già mắt kém, người tàn tật, người tâm thần sử dụng các thiết bị điện.

Bố trí nơi thờ cúng hợp lý, tường phía đặt bàn thờ, trần phía trên bàn thờ phải băng vật liệu không cháy. Đèn, hương, nến phải đặt chắc chắn các vật liệu không cháy, cách xa vật liệu dễ cháy, hạn chế tối đa vàng mã, hương, nến để trên bàn thờ. Chỉ đốt đèn, nến, thắp hương khi có người lớn ở nhà trông coi. Khi đốt vàng mã phải trông coi, có che chắn chống cháy lan hoặc bị gió cuốn tàn lửa gây cháy lan.

Trước khi đi ra khỏi nhà và trước khi đi ngủ phải kiểm tra nơi đun nấu, nơi thờ cúng, tắt các thiết bị điện không cần thiết.

Không lắp lồng sắt, lưới sắt ở lan can nhà cao tầng. Trường hợp đã lắp thì có cửa chốt trong và không được khoá. Chuẩn bị sẵn thang, thang dây để thoát nạn khi cháy xảy ra.

Cửa có nhiều khoá nên sử dụng các loại khoá kiểu chìa khác nhau để dễ phân biệt khi mở và quy định nơi để chìa khoá dễ thấy, dễ lấy.

Nhà có trẻ nhỏ, người già, người tàn tật thì phải có biện pháp thoát nạn, cứu người phù hợp và không được khoá cửa phòng của những người nêu trên.

Chuẩn bị sẵn dụng cụ phá dỡ để tạo lối thoát nạn.

Mỗi gia đình nên có dự kiến các tình huống thoát nạn khi có cháy xảy ra. Trang bị dụng cụ trữ nước, xô thùng xách nước để vừa phục vụ sinh hoạt, vừa phục vụ chữa cháy, trang bị bình chữa cháy và mọi người trong gia đình phải học tập để sử dụng thành thạo các dụng cụ chữa cháy đã được trang bị.

Cách chữa cháy nổ trong gia đình:

- Bình tĩnh để suy xét tình hình một cách hợp lí.

- Ngắt hệ thống điện và gọi cứu hỏa.

- Lập tức tìm lối thoát hiểm theo các biển chỉ dẫn, không trốn ở những nơi kín như tủ quần áo, gầm bàn.

- Khom người xuống sát mặt đất khi di chuyển để tránh khói độc.

- Sử dụng chăn, màn, quần áo nhúng nước để choàng lên người, lên đầu.

- Bò sát khu vực gần cửa sổ.

- Kêu gọi sự giúp đỡ từ bên ngoài. 

>>> Xem trọn bộ: Tóm tắt lý thuyết GDQP 10 ngắn gọn Kết nối tri thức

-----------------------------

Trên đây Top lời giải đã cùng các bạn Tóm tắt Lý thuyết GDQP 10 Bài 7 Kết nối tri thức trong bộ SGK Kết nối tri thức theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Top lời giải đã có đầy đủ các bài soạn cho các môn học trong các bộ sách mới Cánh Diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Top lời giải để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!  

icon-date
Xuất bản : 09/07/2022 - Cập nhật : 20/09/2022