logo

Lý thuyết Giáo dục quốc phòng 10 Bài 3: Ma túy, tác hại của ma túy

Tóm tắt Lý thuyết Giáo dục quốc phòng 10 Bài 3 Kết nối tri thức ngắn nhất. Tổng hợp, tóm lược nội dung Bài 3: Ma túy, tác hại của ma túy dễ hiểu.

Bài 3: Ma túy, tác hại của ma túy - Kết nối tri thức

>>> Xem thêm: Soạn GDQP 10 Bài 3: Ma túy, tác hại của ma túy - Kết nối tri thức


I. Quy định của pháp luật về phòng, chống ma túy


1. Thế nào là chất ma túy?

Luật phòng, chống ma tuý của Việt Nam tại điều 2 đã đưa ra một số định nghĩa về ma tuý hoặc có liên quan đến khái niện ma tuý như sau:

- Chất ma tuý là chất gây nghiện, chất hướng thần được quy định trong danh các danh mục do Chính phủ ban hành.

- Chất gây nghiện là chất kích thích hoặc ức chế thần kinh, dễ gây tình trạng nghiện đối với người sử dụng.

- Chất hướng thần là chất kích thích, ức chế thần kinh hoặc gây ảo giác, nếu sử dụng nhiều lần có thể dẫn tới tình trạng nghiện với người sử dụng.

Những dạng tồn tại của chất ma túy: Ma túy có nguồn gốc tự nhiên, ma túy bán tổng hợp và ma túy tổng hợp.

Tiền chất ma túy là hóa chất không thể thiếu trong quá trình điều chế, sản xuất chất ma túy được quy định trong danh mục tiền chất do Chính phủ ban hành. 


2. Các văn bản pháp luật về phòng, chống ma túy

Các tội phạm về ma túy bao gồm năm nhóm hành vi sau:

- Trồng cây thuốc phiện, cây côca, cây cần sa hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy;

- Các hành vi sản xuất trái phép chất ma túy; tàng trữ trái phép ma túy; vận chuyển trái phép chất ma túy; mua bán trái phép chất ma túy; chiếm đoạt chất ma túy; tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy; chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy; cưỡng bức người khác sử dụng trái phép chất ma túy; lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy;

- Tàng trữ, vận chuyển, mua, bán hoặc chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy;

- Sản xuất, tàng trữ, vận chuyển hoặc mua bán phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy;

- Hành vi vi phạm các quy định về quản lý chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần.

Các việc nhà trường đã làm để tuyên truyền về phòng, chống ma túy:

Đẩy mạnh tuyên truyền phòng, chống ma túy trong trường học

Tổ chức các biện pháp tuyên truyền phòng, chống ma túy bằng hình thức sân khấu hóa, chiếu phim lưu động, kể truyện, tài liệu sách vở.

Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, hưởng ứng “Ngày thế giới và ngày toàn dân phòng, chống ma túy”, phát động học sinh sinh viên “Chung tay nói không với ma túy, vì chính bạn và cộng đồng” trong trường học. 


II. Tác hại của ma túy và những hình thức, con đường gây nghiện


1. Tác hại ma túy

Đối với bản thân người nghiện: Gây tổn hại về sức khỏe và thể chất, ảnh hưởng đến tâm thần, hủy hoại đạo đức, nhân cách, có thể thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật do không làm chủ được hành vi của mình

Đối với gia đình người nghiện ma túy: Làm tiêu tốn tài sản gia đình, người thân trọng gia đình luôn trong âu lo, mặc cảm vì người nghiện, thường có sung đột cãi vã, đánh chửi, ảnh hưởng đến giống nòi

Đối với nền kinh tế: Ảnh hưởng trực tiếp đến lực lượng lao động của xã hội, cả số lượng và chất lượng, chi phí cho công tác phòng chống ma túy

Đối với trật tự an toàn xã hội: Người nghiện ma túy có thể gây nên các hành vi vi phạm pháp luật như trộm cắp, cướp của, gây rối trật tự cộng đồng.


2. Đặc điểm và dấu hiệu nhận biết người nghiện ma túy

Đặc điểm và cách nhận biết người nghiện ma túy:

Lo lắng, bất an, buồn bã, cáu gắt, giận dữ

Đau nhức cơ

Buồn nôn hoặc nôn

Ảo giác kiến bò dưới da.

Da nhăn và lở loét

Sụt cân nhanh

Mồ hôi có mùi khai

Hôi miệng

Thường xuyên chảy máu mũi

Quầng thâm mắt rõ rệt.

Nổi da gà, giãn đồng tử.

Rối loạn thần kinh thực vật: sốt cao, vã mồ hôi, trụy tim mạch, có thể dẫn đến tử vong

Mê sảng, kích động hành vi, vùng vẫy, la hét, tự sát


3. Hình thức, con đường nghiện ma túy

Một số hình thức sử dụng trái phép chất ma túy:  nấm thần, có Mỹ, bóng cười, kẹo, tem giấy (bùa lưỡi),...


III. Trách nhiệm của học sinh sinh viên đối với việc phòng, chống ma túy


1. Nhân thức

Nhân thức đầy đủ về hậu quả và các tác hại của ma túy, chủ động bảo vệ bản thân không sử dụng ma túy dưới bất kì hình thức nào.


2. Trách nhiệm cá nhân

Trách nhiệm của học sinh trong phòng, chống ma túy:

Học tập, nghiên cứu nắm vững những quy định của pháp luật phòng, chống ma tuý.

- Không sử dụng ma tuý dưới bất kỳ hình thức nào.

- Không tàng trữ, vận chuyển, mua bán ma tuý.

- Khuyên nhủ bạn học, người thân của mình không sử dụng ma tuý.

- Khi phát hiện những học sinh có biểu hiện sử dụng ma tuý hoặc nghi vấn buôn bán ma tuý phải báo cho thầy, cô giáo.

- Nâng cao cảnh giác tránh bị rủ rê, lôi kéo.

- Tích cực tham gia phong trào phòng, chống ma tuý do nhà trường, Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ phát động.

- Hưởng ứng và tham gia phòng, chống ma tuý tại nơi cư trú.

- Ký cam kết không vi phạm tệ nạn ma tuý.

>>> Xem trọn bộ: Tóm tắt lý thuyết GDQP 10 ngắn gọn Kết nối tri thức

-----------------------------

Trên đây Top lời giải đã cùng các bạn Tóm tắt Lý thuyết GDQP 10 Bài 3 Kết nối tri thức trong bộ SGK Kết nối tri thức theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Top lời giải đã có đầy đủ các bài soạn cho các môn học trong các bộ sách mới Cánh Diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Top lời giải để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!  

icon-date
Xuất bản : 09/07/2022 - Cập nhật : 20/09/2022