logo

Tóm tắt Lý thuyết GDCD 7 Bài 1 ngắn nhất Kết nối tri thức

Tóm tắt Lý thuyết GDCD 7 Bài 1 ngắn nhất Kết nối tri thức. Tổng hợp, tóm lược nội dung Bài 1: Tự hào về truyền thống quê hương trang 5, 6, 7, 8, 9 dễ hiểu.

Bài 1: Tự hào về truyền thống quê hương trang 5, 6, 7, 8, 9 SGK Giáo dục công dân 7 - Kết nối tri thức

>>> Xem thêm: Soạn GDCD 7 Bài 1: Tự hào về truyền thống quê hương


Khái niệm

Tự hào truyền thống quê hương là sự tự tin, hãnh diện về những giá trị mà người dân ở quê hương đã sáng tạo ra và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Mỗi vùng miền, địa phương trên đất nước Việt Nam đều có những truyền thống tốt đẹp về ẩm thực, lễ hội, nghệ thuật, trang phục, tinh thần yêu nước, chống giặc ngoại xâm....

Chúng ta cần tìm hiểu và tự hào về truyền thông tốt đẹp của quê hương, từ đó có những việc làm phù hợp đẻ giữ gìn và phát huy truyền thông đó như: tôn trọng sự đa dạng văn hoá vùng miền; kinh trọng và biết ơn những người có công với quê hương, đất nước; tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa; tham gia các hoạt động sinh hoạt văn hoá của quê hương:...

Cần phê phán, ngăn chặn những việc làm trái ngược gây tổn hại đến những truyền thống tốt đẹp của quê hương.


Vận dụng 

1. Em hãy tìm hiểu về một truyền thống quê hương và viết bài giới thiệu truyền thống đó cho mọi người?

Quê hương em từ xa xưa đã có truyền thống yêu nước và chống giặc ngoại xâm. Ông cha em cũng các chiến sĩ vô cùng dũng cảm, không màng hiểm nguy sẵn sàng chiến đấu với giặc ngoại xâm bảo vệ tổ quốc. Em rất biết ơn ông cha em và những người chiến sĩ, em muốn học tập thật tốt để có thể noi gương ông cha, làm những điều tốt đẹp cho mọi người và cho Tổ quốc.

2. Em hãy cùng các bạn trong nhóm tập một làn điệu dân ca, điệu múa truyền thống hoặc một bài hát ca ngợi truyền thống quê hương để biểu diễn trước lớp

Em hãy cùng các bạn tự thực hành.


Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Truyền thống nào sau đây thể hiện sự kính trọng, biết ơn với những người đã từng dạy dỗ mình?

A. Uống nước nhớ nguồn.

B. Yêu nước chống ngoại xâm.

C. Hiếu thảo.

D. Tôn sư trọng đạo.

Câu 2: “Đờn ca tài tử” là loại hình nghệ thuật truyền thống của khu vực nào ở Việt Nam?

A. Bắc Bộ.

B. Tây Nguyên.

C. Nam Bộ.

D. Tây Bắc.

Câu 3: Truyền thống quê hương là những giá trị vật chất, tinh thần mà người dân ở một vùng đất cụ thể tạo ra và được lưu truyền từ

A. thế hệ này sang thế hệ khác.

B. địa phương này sang địa phương khác.

C. đất nước này sang đất nước khác.

D. người vùng này sang người vùng khác.

Câu 4: Khoanh vào chữ cái trước phương án nói đến truyền thống tốt đẹp của các vùng miền, địa phương. 

A. Yêu nước, chống giặc ngoại xâm

B. Cần cù lao động

C. Trân trọng trang phục truyền thống của đồng bào các dân tộc

D. Thách cưới cao, tổ chức ma chay linh đình, kéo dài nhiều ngày

E. Yêu thích ẩm thực truyền thống của địa phương

Câu 5: “Những giá trị vật chất, tinh thần mà người dân ở một vùng đất cụ thể tạo ra và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác” là nội dung của khái niệm nào sau đây?

A. Truyền thống quê hương.

B. Phong tục tập quán.

C. Truyền thống gia đình.

D. Nét đẹp bản địa.

>>> Xem toàn bộ: Tóm tắt lý thuyết GDCD 7 ngắn gọn Kết nối tri thức

-------------------------------

Trên đây Top lời giải đã cùng các bạn Tóm tắt Lý thuyết GDCD 7 Bài 1 Kết nối tri thức trong bộ SGK Kết nối tri thức theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Top lời giải đã có đầy đủ các bài soạn cho các môn học trong các bộ sách mới Cánh Diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Top lời giải để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!  

icon-date
Xuất bản : 22/07/2022 - Cập nhật : 02/08/2022