logo

Lý thuyết Địa 7 Bài 5: Thiên nhiên châu Á (Chân trời ST)

Tóm tắt Lý thuyết Địa 7 Bài 1 Chân trời sáng tạo ngắn gọn nhất. Tổng hợp, tóm lược nội dung Bài 5: Thiên nhiên châu Á trang 111, 112, 113, 114, 115, 116 dễ hiểu.

Bài 5: Thiên nhiên châu Á trang 111, 112, 113, 114, 115, 116 SGK Địa lí 7 Chân trời sáng tạo

>>> Xem thêm: Soạn Địa 7 Bài 5: Thiên nhiên châu Á - Chân trời sáng tạo


1. Vị trí địa lí, hình dạng và kích thước châu Á

Tóm tắt Lý thuyết Địa 7 Bài 5 Chân trời sáng tạo

- Châu Á có đặc điểm vị trí địa lí như sau:

+ Trên đất liền, châu Á có lãnh thổ kéo dài từ vùng cận cực Bắc tới Xích đạo, một số đảo và quần đảo kéo dài tới vĩ tuyến 10⁰N

+ Tiếp giáp:

Phía tây Châu Á giáp châu Âu; phía tây nam giáp châu Phi qua eo đất Xuy-ê; phía bắc giáp Bắc Băng Dương; phía đông giáp Thái Bình Dương; và phía nam giáo Ấn Độ Dương.

- Châu Á có đặc điểm hình dạng, kích thước:

+ Về hình dạng: Châu Á có dạng hình khối rộng lớn, bờ biển bị chia cắt mạnh, có nhiều bán đảo, vịnh biển…

+ Về kích thước: Với diện tích đất liền là 41,5 triệu km2, Châu Á có kích thước rộng lớn nhất thế giới tính cả các đảo thì diện tích khoảng 44 triệu km2.


2. Đặc điểm tự nhiên châu Á

a. Địa hình, khoáng sản

Tóm tắt Lý thuyết Địa 7 Bài 5 Chân trời sáng tạo

- 2 khu vực địa hình chính của Châu Á là:

+ Khu vực núi, cao nguyên và sơn nguyên.

+ Khu vực đồng bằng.

- Ở châu Á, khu vực phân bố khoáng sản chính:

+ Tây Á, Đông Nam Á phân bố chủ yếu dầu mỏ

+ CN. Trung Xi-bia và khu vực Đông Á phân bố chủ yếu than.

+ Đông Á và Nam Á phân bố chủ yếu sắt.

- Ý nghĩa của đặc điểm địa hình, khoáng sản đối với việc sử dụng và bảo vệ tự nhiên:

+ Chiếm ¾ diện tích lãnh thổ, địa hình núi, cao nguyên, sơn nguyên thuận lợi phát triển chăn nuôi du mục, trồng cây đặc sản; nhưng khai thác cần chú ý chống xói mòn, sạt lở đất,...

+ Đồng bằng thuận lợi cho sản xuất và định cư.

+ Có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của nhiều quốc gia trong châu lục là nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú; nhưng trong quá trình khai thác khoáng sản cần chú ý bảo vệ, sử dụng tiết kiệm hiệu quả, hạn chế tối đa ô nhiễm môi trường.

b. Khí hậu

Châu Á có khí hậu phân hóa đa dạng thành nhiều đới. Mỗi đới khí hậu gồm nhiều kiểu, có sự khác biệt lớn về nhiệt độ, gió, lượng mưa. Kiểu khí hậu gió mùa và khí hậu lục địa là kiểu khí hậu phổ biến.

Đới khí hậu

Kiểu khí hậu

Đới khí hậu cực và cận cực  
Đới khí hậu ôn đới

- Ôn đới lục địa

- Ôn đới gió mùa

- Ôn đới hải dương

Đới khí hậu cận nhiệt

- Cận nhiệt địa trung hải

- Cận nhiệt lục địa

- Cận nhiệt gió mùa

- Núi cao

Đới khí hậu nhiệt đới

- Nhiệt đới khô

- Nhiệt đới gió mùa

Đới khí hậu xích đạo và cận xích đạo  

c. Sông ngòi và hồ

Tóm tắt Lý thuyết Địa 7 Bài 5 Chân trời sáng tạo

- Ở châu Á có một số sông và hồ lớn là:

+ Sông lớn: Ô-bi, Hoàng Hà, Trường Giang, Mê Công, Ấn, Hằng,...

+ Hồ lớn: Ca-xpi, Bai-can, A-ran, Ban-khat,...

- Châu Á có đặc điểm sông ngòi như sau:

+ Tuy phân bố không đều nhưng Châu Á có nhiều hệ thống sông lớn bậc nhất thế giới.

Các khu vực mưa nhiều như Đông Á, Đông Nam Á, Nam Á thì sông có lượng nước lớn, mùa lũ tương ứng mùa mưa, mùa cạn tương ứng mùa khô.

Các khu vực khô hạn như Tây Nam Á, Trung Á có mạng lưới sông thưa thớt, nhiều nơi trong nội địa không có dòng chảy.

+ Châu Á có các điều kiện phát triển thủy điện, du lịch, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, giao thông đường thủy… do có nhiều sông ngòi 

+ Vào mùa mưa thường xảy ra nhiều thiệt hại lớnlũ gây nên.

- Ý nghĩa của sông, hồ đối với việc bảo vệ tự nhiên: Không chỉ cung cấp nước cho cây sinh trưởng và phát triển mà sông hồ còn giúp điều hòa không khí, tạo phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp và là nơi cư trú của nhiều loài sinh vật.

d. Các đới thiên nhiên

Tóm tắt Lý thuyết Địa 7 Bài 5 Chân trời sáng tạo

- Châu Á có 3 đới thiên nhiên và các đới này có sự phân hóa như sau:

Đới lạnh:

+ Phân bố ở phía bắc châu lục.

+ Đới này có thời tiết khắc nghiệt và có gió mạnh.

+ Thực vật phổ biến là các hoang mạc cực, đồng rêu và đồng rêu rừng.

+ Động vật có các loài chịu lạnh, mùa hạ các loài chim di cư từ phương Nam lên.

Đới ôn hòa:

+ Chiếm diện tích lớn nhất trong ba đới thiên nhiên.

+ Càng vào sâu trong nội địa khí hậu càng khô hạn.

+ Thực vật phân hóa từ rừng lá kim sang rừng lá rộng, thảo nguyên rừng và thảo nguyên.

Đới nóng:

+ Đới nóng chủ yếu có khí hậu gió mùa, xích đạo.

+ Thực vật điển hình là rừng nhiệt đới; những nơi khuất gió hoặc khô hạn có rừng thưa, xavan, cây bụi và hoang mạc.

- Việc khai thác và sử dụng các đới thiên nhiên cần chú ý vấn đề bảo vệ và phục hồi rừng nhằm bảo vệ môi trường.

>>> Xem trọn bộ: Tóm tắt lý thuyết Địa 7 ngắn gọn Chân trời sáng tạo

-----------------------------

Trên đây Top lời giải đã cùng các bạn Tóm tắt Lý thuyết Địa 7 Bài 5 Chân trời sáng tạo trong bộ SGK Chân trời sáng tạo theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Top lời giải đã có đầy đủ các bài soạn cho các môn học trong các bộ sách mới Cánh Diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Top lời giải để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!  

icon-date
Xuất bản : 08/07/2022 - Cập nhật : 16/10/2022