logo

[Sách mới] Lý thuyết Địa 10 Bài 12 Cánh diều: Đất và sinh quyển

Tóm tắt Lý thuyết Địa 10 Bài 12 ngắn nhất Cánh Diều. Tổng hợp, tóm lược nội dung Bài 12: Đất và sinh quyển trang 45, 46, 47, 48 dễ hiểu.

Bài 12: Đất và sinh quyển trang 45, 46, 47, 48 SGK Địa 10 - Cánh Diều

>>> Xem thêm: Soạn Địa 10 Bài 12: Đất và sinh quyển - Cánh Diều


1. Đất và lớp vỏ phong hóa

Tóm tắt Lý thuyết Địa 10 Bài 12 ngắn nhất Cánh Diều

- Khái niệm của đất: Đất là lớp vật chất tơi xốp nằm trên cùng của bề mặt lục địa. Đất gồm có các thành phần vỏ cơ, hữu cơ, nước, không khí và được đặc trưng bởi độ phì

- Phân biệt đất và lớp vỏ phong hóa:

Tiêu chí so sánh

Đất

Lớp vỏ phong hóa

Thành phần Các chất vô cơ, hữu cơ, nước, không khí. Sản phẩm phong hóa đá gốc. 
Vị trí Nằm phía trên lớp vỏ phong hóa. Nằm phía dưới lớp đất và phía trên cùng của tầng đá gốc.

2. Các nhân tố hình thành đất

Tóm tắt Lý thuyết Địa 10 Bài 12 ngắn nhất Cánh Diều

Từ hình 12.2, ta có thể thấy vai trò của các nhân tố trong việc hình thành đất như sau:

- Đá mẹ: Có vai trò cung cấp vật chất vô cơ cho đất do đó quyết định thành phần khoáng vật và cơ giới của đất.

- Khí hậu:

+ Nhiệt, ẩm phá hủy đá gốc tạo ra các sản phẩm phong hóa => phong hóa thành đất.

+ Ảnh hưởng của khí hậu đến chế độ nhiệt ẩm của đất, sự hòa tan, rửa trôi hoặc tích tụ vật chất trong các tầng đất.

- Sinh vật: Có vai trò cung cấp chất dinh dưỡng cho đất (thực vật cung cấp chất hữu cơ, vi sinh vật phân giải xác động, thực vật tổng hợp thành mùn).

- Địa hình gồm 4 nhân tố là độ cao, hướng sườn, độ dốc và hình thái địa hình

+ Độ cao: ảnh hưởng đến quá trình hình thành đất.

+ Hướng sườn: ảnh hưởng đến nhiệt ẩm và mùn trong đất.

+ Độ dốc: ảnh hưởng đến độ dày tầng đất và chất dinh dưỡng trong đất.

+ Hình thái địa hình: nơi trũng ngập nước thường xuyên có đất khác với nơi cao ráo thoát nước tốt.

- Thời gian: Là nhân tố biểu hiện sự xảy ra của toàn bộ các hiện tượng quá trình hình thành đất, tác động của các nhân tố hình thành đất.

- Con người: Là nhân tố quan trọng nhất, quyết định hoạt động sản xuất khiến đất tốt lên hay xấu đi.


3. Khái niệm, đặc điểm và giới hạn của sinh quyển

- Khái niệm sinh quyển: Sinh quyển là toàn bộ sinh vật sống trên Trái Đất, tạo thành một quyển của Trái Đất. Hay có thể hiểu, sinh quyển là thế giới của sinh vật sống trên trái đất

- Sinh quyển có giới hạn phụ thuộc vào sự phân bố của sinh vật, gồm toàn bộ thủy quyển, phần thấp của khí quyển, lớp đất và một phần của thạch quyển.

- Đặc điểm của sinh quyển là các cơ thể sống, bao gồm thực vật, động vật và vi sinh vật:

+ Thực vật: Là thành phần không thể thiếu của sinh quyển. Trên Trái Đất, các loài thực vật sống cùng nhau tạo nên thảm thực vật.

+ Động vật: thường sống thành bầy đàn trong các môi trường tự nhiên khác nhau.

+ Vi sinh vật: Là loài có mặt ở khắp nơi trong sinh quyển, có tính thích nghi mạnh và sinh sản nhanh.


4. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố sinh vật.

Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển, phân bố của sinh vật:

- Khí hậu: Ánh sáng, nhiệt độ và độ ẩm không khí tác động trực tiếp đến sự phát triển và phân bố của sinh vật.

+ Ánh sáng là điều kiện sinh tồn quan trọng nhất của cây xanh, nhờ có nhân tố này cây xanh mới thực hiện được quá trình quang hợp.

+ Nhiệt độ: mỗi loài sinh vật thích nghi với 1 giới hạn nhiệt độ nhất định (môi trường đới nóng là nơi ở của các loài ưa nhiệt cao, các loài ưa nhiệt vừa thường ở môi trường đới ôn hòa, các loài ưa nhiệt thấp hoặc chịu lạnh sống ở môi trường đới lạnh.

+ Độ ẩm: cần thiết cho sinh vật phát triển.

- Nước: Là yếu tố cần thiết cho sinh vật sinh trưởng và phát triển.

- Đất: Sự phát triển và phân bố của thực vật chịu sự tác động của các đặc tính lí, hóa và độ phì của đất.

+ Mỗi loài thực vật phát triển trên 1 loại đất nhất định.

+ Một số loài động vật không thích ánh sáng thường trú ẩn trong các hang dưới đất và hoạt động về đêm.

- Địa hình:

+ Độ cao: Độ cao ở mỗi địa hình làm thay đổi nhiệt độ và lượng mưa => các vành đai sinh vật khác nhau.

+ Hướng sườn: hướng sườn khác nhau thường có lượng mưa, ẩm và sự chiếu sáng khác nhau do đó sinh vật phát triển khác nhau.

- Sinh vật:

+ Trong chuỗi thức ăn, thực vật, động vật và vi sinh vật có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.

+ Động vật có mối quan hệ với thực vật về nơi cư trú (nơi thực vật phong phú thường có nhiều loài động vật cư trú).

- Con người: Là nhân tố quan trọng ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển và phân bố của sinh vật.

+ Mở rộng phạm vi phân bố của sinh vật (mang từ nơi này đến nơi khác), đa dạng thêm các loài sinh vật (lai tạo giống).

+ Việc phá rừng, khai thác rừng bừa bãi làm giảm đa dạng sinh học, nhiều loài có nguy cơ tuyệt chủng.

>>> Xem trọn bộ: Tóm tắt lý thuyết Địa 10 ngắn gọn Cánh Diều

-----------------------------

Trên đây Top lời giải đã cùng các bạn Tóm tắt Lý thuyết Địa 10 Bài 12 Cánh Diều trong bộ SGK Cánh Diều theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Top lời giải đã có đầy đủ các bài soạn cho các môn học trong các bộ sách mới Cánh Diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Top lời giải để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!  

icon-date
Xuất bản : 19/07/2022 - Cập nhật : 21/09/2022