logo

Tóm tắt Lý thuyết Công nghệ 7 Bài 12 ngắn nhất Kết nối tri thức

Tóm tắt Lý thuyết Công nghệ 7 Bài 12 ngắn nhất Kết nối tri thức. Tổng hợp, tóm lược nội dung Bài 12: Chăn nuôi gà thịt trong nông hộ trang 57, 58, 59, 60, 61, 62 dễ hiểu.

Bài 12. Chăn nuôi gà thịt trong nông hộ trang 57, 58, 59, 60, 61, 62 SGK Công nghệ 7 - Kết nối tri thức

>>> Xem thêm: Soạn Công nghệ 7 Bài 12: Chăn nuôi gà thịt trong nông hộ - Kết nối tri thức


I. Chuồng nuôi

Chuông nuôi gà nên làm ở nơi cao ráo để tránh ngập nước vào mùa mưa, chọn hướng thích hợp để tránh được gió lùa và ánh nắng trực tiếp.

Chuồng cần đảm bảo thông thoáng, ấm về mùa đông, mát vẻ mùa hè. Nền chuồng nên lát gạch hoặc láng xi măng, trên nền cần lót thêm một lớp độn chuồng (trấu, dăm bào, mùn cưa,...) dày từ 10 cm đến 15 cm hoặc làm sàn thoáng cách nền khoảng 50 cm cho gà đậu.

Tóm tắt Lý thuyết Công nghệ 7 Bài 12 ngắn nhất Kết nối tri thức

Để đảm bảo độ thông thoáng, chuồng cần phải làm cao; tường gạch xây cao từ 50 cm đến 80 cm, phía trên làm bằng lưới mắt cáo, bên ngoài lưới mắt cáo có bạt che chắn có thẻ kép lên, hạ xuống dễ dàng để che mưa, gió khi cần thiết.


II. Thức ăn và cho ăn


1. Thức ăn

Thức ăn cho gà được chia thành hai loại cơ bản là thức ăn tự nhiên và thức ăn công nghiệp. Dù là loại thức ăn nào thì cũng cần có đủ bốn nhóm dinh dưỡng là nhóm chất đạm, nhóm tinh bột, nhóm chất bén, nhóm vitamin và chất khoáng.

Đối với thức ăn công nghiệp chế biễn sẵn, thường có đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng, phù hợp với từng độ tuổi của gà. Khi nuôi gà bằng thức ăn tự nhiên, cần phối trộn đủ bốn nhóm dinh dưỡng theo tỉ lệ phù hợp để gả nhanh lớn, có sức để kháng cao.

Tóm tắt Lý thuyết Công nghệ 7 Bài 12 ngắn nhất Kết nối tri thức
Tóm tắt Lý thuyết Công nghệ 7 Bài 12 ngắn nhất Kết nối tri thức

2. Cho gà ăn

- Cần cho gà ăn thức ăn phù hợp với tuổi của gà, nên sử dụng máng phù hợp để cho gà ăn nhằm đảm bảo vệ sinh và giúp tiết kiệm thức ăn. Cho gà uống nước đầy đủ.

- Gà dưới một tháng tuổi: cần cho ăn thức ăn giàu đạm, cho ăn tự do, thức ăn luôn có trong máng để gà ăn liên tục.

- Từ một đến ba tháng tuổi: cho ăn từ 3 đến 4 lần/ngày, mỗi lần cách nhau khoảng 3 - 4 giờ.

- Gà trên ba tháng tuổi: cho ăn tự do để gà lớn nhanh, chóng được xuất bán,


III. Chăm sóc cho gà


1. Giai đoạn từ khi gà mới nở đến một tháng

+ Ở giai đoạn này gà con còn rất yếu, sức đề kháng kém, rất dễ bị bệnh, vì vậy cần phải chăm sóc cẩn thận đề gà khoẻ mạnh. (1 ngày cho ăn từ 3 – 4 lần: thức ăn đảo đều; độ dày thức ăn vào máng 0,5 – 1 cm; nên chọn loại cám được chế biến với khả năng tiêu hóa thức ăn của gà con lúc này, không nên đổ thức ăn dày quá bởi vì gà con vừa ăn vừa bới)

+ Đặc biệt ở giai đoạn này, gà rất sợ lạnh nên cần phải được sưởi ấm (úm gà). Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con.


2. Chăm sóc gà giai đoạn trên một tháng tuổi

+ Cần bỏ quây để gà đi lại tự do.

+ Sau hai tháng tuổi, nếu có điều kiện nên thả gà ra vườn hoặc đồi đề gà vận động, ăn khoẻ, nhanh lớn, thịt chắc và ngon hơn.

+ Hằng ngày, cần rửa sạch máng ăn và mảng uống để phòng bệnh cho gà.

+ Sau mỗi lứa gà, cần thay lớp độn chuồng và làm vệ sinh nền chuồng sạch sẽ.


IV. Phòng, trị bệnh cho gà

Trong phòng, trị bệnh cho gà cần thực hiện tốt nguyên tắc phòng là chính. Để phòng bệnh cho gà hiệu quả cần thường xuyên vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, đảm bảo ba sạch: ăn sạch, ở sạch, uống sạch. Bên cạnh đó, cần đảm bảo mật độ chăn nuôi hợp lí, tiêm vaccine đầy đủ và kịp thời.

Khi dùng thuốc để trị bệnh cho gà, cần tuân thủ các nguyên tắc sau:

- Đúng thuốc: Mỗi loại thuốc chỉ có tác dụng điều trị với một hoặc một vài loại bệnh nhất định, vì vậy cần sử dụng thuốc phù hợp cho từng loại bệnh thì việc điều trị mới có hiệu quả.

- Đúng thời điểm: Khi gà có dấu hiệu bị bệnh, cần cho gà dùng thuốc càng sớm càng tốt.

- Đúng liều lượng: Sử dụng thuốc đúng liều lượng theo hướng dẫn sử dụng. Nếu sử dụng thuốc không đúng liều lượng sẽ làm giảm hiệu quả điều trị bệnh và làm ảnh hưởng đến sức khoẻ của gà.


V. Một số bệnh phổ biến ở gà


1. Bệnh tiêu chảy

Biểu hiện: gà ăn ít, ủ rũ, phân lỏng, có màu xanh hay trắng.

Nguyên nhân: do gà bị nhiễm khuẩn từ thức ăn, nước uống hay từ môi trường.

Phòng, trị bệnh: luôn cho ăn thức ăn sạch, thường xuyên vệ sinh chuồng nuôi, máng ăn, máng uống sạch sẽ. Khi gà có biểu hiện bệnh, cần điều trị kịp thời.


2. Bệnh dịch tả

Biểu hiện: gà thưởng bỏ ăn, buồn rầu, sã cánh, ngoẹo cổ, diều nhão, uống nhiều nước, chảy nước dãi, phân trắng, gầy nhanh.

Nguyễn nhân: bệnh do virus gây ra và lây lan mạnh (chủ yếu lây qua đường tiêu hoá, tuy nhiên bệnh cũng có thể lây qua dụng cụ chăn nuôi).

Phòng trị bệnh: chủ yếu là phòng bệnh bằng vaccine. Khi gà đã bị bệnh thì hầu như không thể chữa được.


3. Bệnh cúm gia cầm

Biểu hiện: gà sốt cao, uống nhiều nước, mào thâm tim, viêm sưng phù đầu mặt; khó thở, há mỏ để thở; tiêu chảy phân xanh, phân vàng đôi khi lẫn máu; xuất huyết da chân.

Nguyên nhân: do virus cúm gia cầm gây ra. Bệnh có tốc độ lây lan rắt nhanh làm chết hàng loạt gia cầm như: gà, vịt, ngan,... đồng thời có thể gây bệnh cho người.

Phòng, trị bệnh: hiện nay, bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, do vậy sử dụng vaccine là biện pháp hữu hiệu để phòng bệnh cúm gia cầm. Đồng thời không ăn, giết mổ gia cầm và các sản phẩm gia cầm ốm, chết và không rõ nguồn gốc. Khi phát hiện đàn gà mắc bệnh cúm gia cầm thì phải bảo ngay cho cán bộ thú y, chính quyền địa phương để tiêu huỷ và thực hiện các biện pháp phòng dịch.

>>> Xem trọn bộ: Tóm tắt lý thuyết Công nghệ 7 ngắn gọn Kết nối tri thức

-----------------------------

Trên đây Top lời giải đã cùng các bạn Tóm tắt Lý thuyết Công nghệ 7 Bài 12 Kết nối tri thức trong bộ SGK Kết nối tri thức theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Top lời giải đã có đầy đủ các bài soạn cho các môn học trong các bộ sách mới Cánh Diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Top lời giải để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!  

icon-date
Xuất bản : 18/07/2022 - Cập nhật : 29/07/2022