logo

Tóm tắt Lý thuyết Công nghệ 10 Bài 6 Cách mạng công nghiệp (ngắn gọn)

Tóm tắt Lý thuyết Công nghệ 10 Bài 6 ngắn nhất Kết nối tri thức. Tổng hợp, tóm lược nội dung Bài 6: Cách mạng công nghiệp trang 33, 34, 35, 36, 37, 38 dễ hiểu.

Bài 6: Cách mạng công nghiệp trang 33, 34, 35, 36, 37, 38 SGK Công nghệ 10 - Kết nối tri thức

>>> Xem thêm: Soạn Công nghệ 10 Bài 6: Cách mạng công nghiệp


I.  Khái quát về cách mạng công nghiệp

Cách mạng công nghiệp diễn ra khi có sự đột phá về công nghệ. Cách mạng công nghiệp là cuộc cách mạng trong lĩnh vực sản xuất khi ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ vào cuộc sống, mang lại sự thay đổi sâu sắc mọi mặt đời sống xã hội. Cho tới nay, lịch sử loài người đã chứng kiến bốn cuộc cách mạng công nghiệp với các đặc trưng: động cơ hơi nước và cơ giới hoá; năng lượng điện và sản xuất hàng loạt; công nghệ thông tin và tự động hoá; công nghệ số và trí tuệ nhân tạo.


II. Các cuộc cách mạng công nghiệp


1. Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất

Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất bắt đầu từ cuối thế kỉ XVIII, bắt đầu từ nước Anh, sau đó lan rộng ra châu Âu, Hoa Kì và các nước trên toàn thế giới. Trước đó, nền kinh tế nhỏ lẻ, dựa vào nông nghiệp là chính với sức người, sức kéo của động vật và các nguồn năng
lượng tự nhiên.

Đặc trưng của cách mạng công nghiệp lần thứ nhất là năng lượng hơi nước và cơ giới hoá, thúc đẩy quá trình đô thị hoá và phát triển công nghiệp.

+ Sự khởi nguồn của cách mạng công nghiệp lần thứ nhất chính là sự ra đời của động cơ hơi nước

+ Trong sản xuất, ta nhận thấy dựa vào năng lượng gió hoặc dòng chảy của nước để vận hành các nhà máy trước khi có động cơ hơi nước, nhược điểm của chúng chính là bị giới hạn tại một số khu vực địa lý nhất định. Các nhà máy sản xuất có thể được xây dựng ở bất kỳ đâu, không chỉ dọc theo các dòng sông chảy xiết nữa khi động cơ hơi nước ra đời, đồng thời làm năng suất lao động tăng lên.

+ Máy hơi nước còn được ứng dụng trong lĩnh vực giao thông vận tải, trong đời sống xã hội. Động cơ hơi nước được cải tiến nhỏ gọn hơn, đủ để lắp ráp vào đầu máy xe lửa và tàu thuyền vào đầu những năm 1800,  điều này giúp con người đi xa hơn, nhiều thành phố xuất hiện hơn và chủ nghĩa tư bản xuất hiện ở châu Âu.

Tóm tắt Lý thuyết Công nghệ 10 Bài 6 Cách mạng công nghiệp (ngắn gọn)

2. Cách mạng công nghiệp lần thứ hai

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai bắt đầu từ cuối thế kỉ XIX. Thời gian này, gắn liền với sự phát triền của các cường quốc công nghiệp như Anh, Đức và Hoa Kì.

Đặc trưng của cách mạng công nghiệp lần thứ hai là năng lượng điện và dây chuyền sản xuất hàng loạt quy mô lớn.

Tóm tắt Lý thuyết Công nghệ 10 Bài 6 Cách mạng công nghiệp (ngắn gọn)

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai đã mở đầu kỉ nguyên điện khí hoá, tạo đà phát triển cho các ngành công nghiệp khác như luyện kim, chế tạo máy, đóng tàu, công nghiệp quân sự, giao thông vận tải, công nghiệp hoá chát. Nhiều lĩnh vực, ngành nghề mới ra đời, hình thành lực lượng lao động mới.


3. Cách mạng công nghiệp lần thứ ba

Cách mạng công nghiệp lần thứ ba ra đời vào những năm 70 của thế kỉ XX khởi đầu từ nước Mỹ. 

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba có hai phát minh rất quan trọng là máy tính xách tay 1970 và mạng Internet vào những năm 90. Trước đó là việc phát minh ra bóng bán dẫn của John Bardeen, Walter Brattain và William Shookley.

Đặc trưng của cách mạng công nghiệp lần thứ ba là công nghệ thông tin và tự động hoá. Sự ra đời của máy tính và tự động hoá sản xuất đã làm giảm giá thành, nâng cao chất lượng và số lượng sản phẩm.


4. Cách mạng công nghiệp lần thứ tư

Năm 2011, thuật ngữ Công nghiệp 4.0 lần đầu tiên được sử dụng tại Đức. Tới năm 2016, Diễn đàn kinh tế thế giới với chủ đề “Làm chủ cách mạng công nghiệp lần thứ tư”, chính thức đánh dấu sự khởi đầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Nền tảng công nghệ chủ yếu của cách mạng công nghiệp lần thứ tư là sự tích hợp công nghệ của cách mạng công nghiệp lần thú ba với các công nghệ mới như dữ liệu lớn (Big data), điện toán đám mây (Cloud Computing), Internet vạn vật (loT); in 3D; trí tuệ nhân tạo (AI).

Cách mạng công nghiệp lần thứ tư có đặc trưng cơ bản là công nghệ số, tính kết nối và trí thông minh nhân tạo.

Tóm tắt Lý thuyết Công nghệ 10 Bài 6 Cách mạng công nghiệp (ngắn gọn)

Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ số và các công nghệ đặc trưng, cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã tác động mạnh mẽ tới mọi mặt của đời sống xã hội, thay đổi cách thức sống, làm việc, sản xuất và di chuyển của con người, xuất hiện nhiều hình thức kinh doanh mới; thay đổi mạnh mẽ quản trị xã hội với việc hình thành chính phủ số, kinh tế số và xã hội số.

Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích, điều khiển thông minh cũng đem lại nhiều tác hại, nó khiến con người phụ thuộc công nghệ hơn và nguy cơ thất nghiệp của lao động phổ thông bị tăng lên

>>> Xem trọn bộ: Tóm tắt lý thuyết Công nghệ 10 ngắn gọn Kết nối tri thức

-----------------------------

Trên đây Top lời giải đã cùng các bạn Tóm tắt Lý thuyết Công nghệ 10 Bài 6 Cách mạng công nghiệp trong bộ SGK Kết nối tri thức theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Top lời giải đã có đầy đủ các bài soạn cho các môn học trong các bộ sách mới Cánh Diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Top lời giải để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!  

icon-date
Xuất bản : 28/07/2022 - Cập nhật : 23/09/2022

Tham khảo các bài học khác