logo

Tóm tắt Lý thuyết Công nghệ 10 Bài 3 Công nghệ phổ biến (ngắn gọn)

Tóm tắt Lý thuyết Công nghệ 10 Bài 3 ngắn nhất Kết nối tri thức. Tổng hợp, tóm lược nội dung Bài 3: Công nghệ phổ biến trang 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22 dễ hiểu.

Bài 3: Công nghệ phổ biến trang 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22 SGK Công nghệ 10 - Kết nối tri thức

>>> Xem thêm: Soạn Công nghệ 10 Bài 3: Công nghệ phổ biến


I. Công nghệ trong kĩ thuật luyện kim, cơ khí


1. Công nghệ luyện kim

Công nghệ luyện kim là công nghệ điều chế kim loại, hợp kim để dùng trong cuộc sống từ các loại quặng hoặc từ các nguyên liệu khác.

Theo sản phẩm được tạo ra, công nghệ luyện kim chia làm hai loại là công nghệ luyện kim đen (tạo ra gang và thép) và công nghệ luyện kim màu (tạo ra nhôm, đồng, vàng, chì, kẽm,... ).


2. Công nghệ đúc

Công nghệ đúc kim loại là công nghệ chế tạo sản phẩm kim loại bằng phương pháp nẫu kim loại thành trạng thái lỏng, sau đó rót vào khuôn có hình dạng và kích thước như sản phẩm. Sau khi kim loại đông đặc, ta thu được sản phẩm là vật đúc có hình dạng và kích thước phù hợp với yêu cầu.

Công nghệ đúc được chia thành các loại sau: đúc trong khuôn cát, đúc trong khuôn kim loại; đúc li tâm; đúc áp lực; đúc khuôn mẫu nóng chảy,...


3. Công nghệ gia công cắt gọt

Công nghệ gia công cắt gọt là công nghệ thực hiện việc lấy đi một phân kim loại của phôi dưới dạng phoi nhờ các dụng cụ cắt và máy cất kim loại đê tạo ra chỉ tiết có hình dạng, kích thước theo yêu câu.

Công nghệ gia công cắt gọt bao gồm các công nghệ tiện, phay, bào, mài,... gia công bằng tia lửa điện, bằng tia nước, bằng laser,...

Tóm tắt Lý thuyết Công nghệ 10 Bài 3 Công nghệ phổ biến (ngắn gọn)

4. Công nghệ gia công áp lực

Công nghệ gia công áp lực là công nghệ dựa vào tính dẻo của kim loại, dùng ngoại lực của thiết bị làm cho kim loại biên dạng theo hình dáng yêu cầu.

Những công nghệ của gia công áp lực là: cán, kéo, rèn và dập.


5. Công nghệ hàn

Công nghệ hàn là công nghệ nối các chỉ tiết bằng kim loại với nhau thành một khối không thể tháo rời được bằng cách nung nóng chỗ nối đến trạng thái hàn (chảy hoặc dẻo). Sau đó kim loại lỏng hoá rắn hoặc kim loại dẻo hoá rắn thông qua lực ép.

Căn cứ theo trạng thái kim loại mối hàn khi tiến hành nung nóng, công nghệ hàn chia thành hai nhóm sau:

- Hàn nóng chảy là chỗ hàn và que hàn bổ sung được nung đến trạng thái nóng chảy.

- Hàn áp lực nếu chỗ nói của các chỉ tiết được nung nóng đến trạng thái dẻo thì phải dùng ngoại lực ép lại. Sau khi ép tạo nên môi hàn bên vững.

Tóm tắt Lý thuyết Công nghệ 10 Bài 3 Công nghệ phổ biến (ngắn gọn)

II. Công nghệ trong lĩnh vực điện - điện tử


1. Công nghệ sản xuất điện năng

Công nghệ sản xuất điện năng là công nghệ biến đổi các năng lượng khác thành điện năng. Tuỳ theo nguồn năng lượng tạo ra điện ta có các công nghệ sản xuất điện năng khác nhau: Công nghệ sản xuất điện năng từ năng lượng nước (thuỷ điện), công nghệ sản xuất điện năng từ năng lượng nguyên tử (điện hạt nhân), từ năng lượng gió (điện gió), từ năng lượng mặt trời (điện mặt trời), từ năng lượng nhiệt (nhiệt điện,...).


2. Công nghệ điện - quang

Công nghệ điện - quang là công nghệ biến đổi điện năng thành quang năng. Theo nguyên lí hoạt động, công nghệ điện - quang chia thành ba loại:

- Đèn sợi đốt: khi dòng điện đi qua sợi đốt điện năng chuyển hoá thành nhiệt năng sau đó nhiệt năng chuyên hoá thành quang năng.

- Đèn phóng điện: khi điện áp đặt vào hai điện cực, sự phóng điện xảy ra, sẽ tạo ra tia tử ngoại tác dụng vào lớp bột huỳnh quang phủ trong ông thuỷ tinh phát ra ánh sáng.

- Đèn LED (Light Emitfing Diode): là công nghệ dựa trên nguyên lÍ chuyên từ điện năng thành quang năng khi cho dòng điện một chiêu chạy qua diode.


3. Công nghệ điện - cơ

Công nghệ biến đổi năng lượng điện - cơ là công nghệ biến đổi năng lượng điện sang
cơ năng.

Theo dạng chuyên động đầu ra công nghệ biến đổi năng lượng điện - cơ chia thành hai nhóm:

- Công nghệ biến đổi năng lượng điện - cơ ở dạng quay.

- Công nghệ biến đổi năng lượng điện - cơ ở dạng tịnh tiễn.


4. Công nghệ điều khiển và tự động hóa

Công nghệ điều khiển và tự động hoá là công nghệ thiết kế, xây dựng, vận hành các hệ thống điều khiển nhằm mục đích tự động các quá trình sản xuất tại các nhà máy, xí nghiệp.

Sản phẩm của công nghệ điều khiển và tự động hoá là các dây chuyển sản xuất tự động trong công nghiệp, nơi mà các thao tác của con người sẽ được thay thê băng các hoạt động của máy móc, robot tự động; giúp tăng năng suất lao động, giảm thiêu nhân công, thời gian và chỉ phí.


5. Công nghệ truyền thông không giây

Công nghệ truyền thông không dây là công nghệ cho phép truyền tải thông tin qua một khoảng cách mà không cần dây dẫn làm môi trường truyền.

Truyền thông không dây chia thành các loại:

- Công nghệ Wi-Fi.

- Công nghệ Bluetooth.

- Công nghệ mạng di động.

>>> Xem trọn bộ: Tóm tắt lý thuyết Công nghệ 10 ngắn gọn Kết nối tri thức

-----------------------------

Trên đây Top lời giải đã cùng các bạn Tóm tắt Lý thuyết Công nghệ 10 Bài 3 Công nghệ phổ biến trong bộ SGK Kết nối tri thức theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Top lời giải đã có đầy đủ các bài soạn cho các môn học trong các bộ sách mới Cánh Diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Top lời giải để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!  

icon-date
Xuất bản : 28/07/2022 - Cập nhật : 23/09/2022

Tham khảo các bài học khác