logo

Tóm tắt Lý thuyết Công nghệ 10 Bài 5 ngắn nhất Cánh Diều

Tóm tắt Lý thuyết Công nghệ 10 Bài 5 Cánh Diều ngắn nhất. Tổng hợp, tóm lược nội dung Bài 5: Biện pháp cải tạo, sử dụng và bảo vệ đất trồng trang 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31 dễ hiểu.

Bài 5: Biện pháp cải tạo, sử dụng và bảo vệ đất trồng trang 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31 SGK Công nghệ 10 Cánh Diều

>>> Xem thêm: Soạn Công nghệ 10 Bài 5: Biện pháp cải tạo, sử dụng và bảo vệ đất trồng - Cánh Diều


1. Cải tạo, sử dụng đất xám bạc màu


1.1 Đặc điểm của đất xám bạc màu

Tóm tắt Lý thuyết Công nghệ 10 Bài 5 ngắn nhất Cánh Diều

Đất nâu chua, nghèo dinh dưỡng và dễ bị khô hạn là đặc điểm đất xám bạc màu trên đá cát. Mịn, có màu loang đỏ, độ phì tự nhiên không cao: hàm lượng các nguyên tố dinh dưỡng trong đất thấp là đặc điểm đất xám bạc màu trên phù sa cổ.


1.2. Biện pháp cải tạo và hướng sử dụng

Các biện pháp cải tạo đất xám bạc màu có tác dụng cụ thể:

– Làm đất: đối với đất dốc thì làm đường đồng mức, đưa sét tầng dưới lên tầng mặt giúp tăng bề dày của lớp đất canh tác nhờ cày sâu.

– Thủy lợi: bờ vùng, bờ thửa được củng cố; hệ thống tưới, tiêu được xây dựng hợp lý.

– Bón phân: giảm lượng phân bón hóa học thông qua bón nhiều phân hữu cơ và vôi.

– Bố trí cơ cấu cây trồng hợp lý: tăng độ che phủ đất nhờ xuân canh, xen canh,.. 

– Bón vôi để khử chua.


2. Cải tạo, sử dụng đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá


2.1. Nguyên nhân hình thành

Khí hậu: lượng mưa, cường độ mưa và thời gian mưa.

Địa hình: độ đốc lớn; chiều dài dốc.

Con người: đốt rừng làm rây; phá rừng: khai thác gỗ không hợp lí, kĩ thuật canh tác không phù hợp.


2.2. Đặc điểm của đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá.

Tóm tắt Lý thuyết Công nghệ 10 Bài 5 ngắn nhất Cánh Diều

- Mỏng ở tầng đất mặt 

- Chiếm ưu thế trong đất là đá, cát, sỏi

- Nghèo mùn, ít vi sinh vật 


2.3. Biện pháp cải tạo và hướng sử dụng

- Trồng cây theo luống có khả năng chống xói mòn.

- Trồng cây có bộ rễ khỏe, có khả năng phá lớp đất rắn bề mặt.- Trồng cây che phủ đất: đảm bảo đất luôn được che phủ bằng cây trồng chính hoặc cây che phủ, nhất là mùa mưa. 

- Sau khi thu hoạch dùng các bộ phận dư thừa của cây trồng để che phủ đất 

- Tăng độ che phủ đất, hạn chế xói mòn, rửa trôi nhờ luân canh cây trồng 

- Tăng độ che phủ, hạn chế sức phá của mưa nhờ trồng cây theo đường đồng mức, theo bằng 

- Độ chua sẽ giảm nhờ bón vôi, bón phân hữu cơ kết hợp với phân hóa học.


3. Cải tạo, sử dụng đất mặn


3.1. Nguyên nhân hình thành

Tóm tắt Lý thuyết Công nghệ 10 Bài 5 ngắn nhất Cánh Diều

Nguyên nhân hình thành đất mặn: Do mạch nước ngầm nhiễm mặn, ngấm lên đất 


3.2. Đặc điểm của đất mặn

Tóm tắt Lý thuyết Công nghệ 10 Bài 5 ngắn nhất Cánh Diều

Đất mặn có thành phần cơ giới nặng, dẻo, dính khi trớt và nút nẻ, rắn chắc khi khô. Dung dịch đất chứa nhiều thành phần muối tan như NaCl, Na,SO,. Đất mặn nghèo mùn, đạm, lân tổng số và lân dễ tiêu. Đất có phản ứng trung tính hoặc hơi kiềm.


3.3. Biện pháp cải tạo và hướng sử dụng

Xây dựng hệ thống tưới tiêu hợp lý. Dân nước ngọt vào ruộng, cày, bừa, sục bùn để các muối hòa tan, ngâm ruộng sau đó tháo nước ra kênh tiêu.

Bón vôi có tác dụng đẩy Na+ ra khỏi keo đất nên cải tạo được đất mặn. Bón bổ sung chất hữu cơ để nâng cao độ phì nhiêu cho đất sau khi bón vôi tháo nước rửa mặn.

Biện pháp thủy lợi mang tính phòng tránh, có hiệu quả nhất, nếu không có biện pháp này các biện pháp sau xử lí sẽ mất công rất nhiều và không hiệu quả do nước biển liên tục xâm nhập nên nó là quan trọng nhất trong các biện pháp đã nêu. 

Ngoài các biện pháp chính sử dụng để cải tạo đất mặn kể trên, hiện nay người ta còn sử dụng biện pháp:

- Biện pháp luân canh: Để đem lại hiệu quả cao và thu nhập ổn định cho nông dân có thể giảm diện tích lúa 2-3 vụ/năm sang trồng lúa 1 vụ luân canh với nuôi tôm hoặc nuôi trồng thủy sản trong thời gian nhiễm mặn 

-Sử dụng kỹ thuật canh tác thích hợp giúp cho muối không bốc lên mặt ruộng như cày sâu không lật, xới nhiều lần, cắt đứt mao quản.


4. Cải tạo, sử dụng đất phèn


4.1. Nguyên nhân hình thành

Tóm tắt Lý thuyết Công nghệ 10 Bài 5 ngắn nhất Cánh Diều

Đất phèn thường được hình thành và phát triển ở những vùng địa mạo đầm lây, rừng ngập mặn, cửa sông có địa hình trũng, khó thoát nước. Đất phèn là sản phầm bôi tụ phù sa kết hợp với vật liệu sinh phèn (xác sinh vật chứa nhiều lưu huỳnh) và muối phèn.


4.2 Đặc điểm đất phèn

Màu nâu ở tầng đất mặt, tầng đất mặt cứng, nhiều vết nứt nẻ là đặc điểm của đất phèn 


4.3. Biện pháp cải tạo và hướng sử dụng đất phèn

Bón vôi lại cải tạo được đất phèn vì:

 Ca2+ sẽ giải phóng Na* tác nhân gây mặn ra khỏi mặt đất giúp đất bớt mặn khi bón vôi vào đất mặn. Đối với đất mặn chua, Na được bão hòa trong keo đất gây mặn và H* gây chua thì bón vôi có thể cải tạo tốt. ... ion OH của vôi tạo thành nước, trung hòa giảm độ chua đất Ion H* gây chua của đất.

- Thủy lợi: lên luống (liếp) hoặc xây dựng hệ thống kênh tưới song song kênh tiêu để thau chua rửa mặn; mực nước ngầm mặn được hạ thấp (bơm nước lên ruộng rồi tiêu xuống mương tiêu).

- Bón vôi: có tác dụng rất tốt cho việc khử chua và tác hại của nhôm di động được hạn chế.

- Bón phân: để nâng cao độ phì nhiêu của đất thông qua bón cân đối đạm, lân, kali; bón phân hữu cơ, phân vi lượng.


5. Một số biện pháp bảo vệ đất trồng

- Luân canh, xen canh cây trồng

- Thủy lợi: tưới tiêu hợp lý.

- Cày sâu bừa kĩ kết hợp bón phân hữu cơ.

- Bón vôi.

>>> Xem trọn bộ: Tóm tắt lý thuyết Công nghệ 10 ngắn gọn Cánh Diều

-----------------------------

Trên đây Top lời giải đã cùng các bạn Tóm tắt Lý thuyết Công nghệ 10 Bài 5 Cánh Diều trong bộ SGK Cánh Diều theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Top lời giải đã có đầy đủ các bài soạn cho các môn học trong các bộ sách mới Cánh Diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Top lời giải để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!  

icon-date
Xuất bản : 12/07/2022 - Cập nhật : 23/09/2022