logo

Tóm tắt khởi nghĩa Bắc Sơn

icon_facebook

Cùng Top lời giải hướng dẫn đầy đủ: “Tóm tắt khởi nghĩa Bắc Sơn” và đọc thêm phần kiến thức tham khảo giúp các bạn học sinh ôn tập và tích lũy kiến thức bộ môn Lịch sử 12.

Câu hỏi: Tóm tắt khởi nghĩa Bắc Sơn

Trả lời:

- Nguyên nhân: Nhật đẩy mạnh kế hoạch đánh chiếm Đông Dương. Ngày 22/9/1940, Nhật đổ bộ lên Đồ Sơn (Hải Phòng) Pháp bị tổn thất nặng nề, rút chạy về Bắc Sơn.

- Diễn biến: Tháng 9/1940, nhân dân Bắc Sơn nổi dậy chống Pháp và giành được chính quyền tại địa phương, lập nên đội du kích Bắc Sơn. Mấy ngày sau, Pháp câu kết với Nhật, chúng khủng bố cuộc khởi nghĩa.

- Ý nghĩa: Mở đầu phong trào vũ trang giải phóng dân tộc. Giúp Đảng rút ra những bài học quý báu về khởi nghĩa vũ trang, chọn thời cơ khởi nghĩa.

Tình hình Việt Nam trong những năm 1939 - 1945

a. Tình hình chính trị

* Thế giới

- Đầu tháng 9/1939, Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ. Chính phủ Pháp đầu hàng phát xít Đức.

- Pháp thực hiện chính sách thù địch với các lực lượng tiến bộ trong nước và phong trào cách mạng ở thuộc địa.

* Đông Dương

- Tháng 6/1940, Đô đốc G. Đờcu được cử làm toàn quyền, thực hiện một loạt các chính sách nhằm vơ vét sức người, sức của để dốc vào cuộc chiến tranh.

- Tháng 9/1940, Nhật vượt biên giới Việt - Trung vào miền Bắc Việt Nam, Pháp nhanh chóng đầu hàng.

- Nhật giữ nguyên bộ máy thống trị của Pháp để vơ vét kinh tế, phục vụ cho chiến tranh, đàn áp cách mạng.

* Việt Nam

- Đặt dưới ách thống trị của Nhật - Pháp.

- Nhật và tay sai ra sức tuyên truyền văn minh Nhật Bản, thuyết Đại Đông Á, dọn đường cho việc hất cẳng Pháp sau này.

- Năm 1945, phát xít Đức thất bại nặng nề (châu Âu), Nhật bị thua to ở nhiều nơi (Châu Á - Thái Binh Dương).

- Ở Đông Dương, ngày 9/3/1945, Nhật đảo chính Pháp, lợi dụng cơ hội đó, các đảng phái chính trị ở Việt Nam tăng cường hoạt động; quần chúng nhân dân sục sôi khí thế, sẵn sàng vùng lên khởi nghĩa.

b. Tình hình kinh tế - xã hội

* Về kinh tế:

- Thực dân Pháp: Đẩy mạnh chính sách vơ vét tối đa Đông Dương, thi hành chính sách “Kinh tế chỉ huy”, tăng thuế cũ, đặt thêm thuế mới, giảm tiền lương, sa thải công nhân...

- Phát xít Nhật: Buộc Pháp phải cung cấp nguyên liệu cho Nhật với giá rẻ; cướp ruộng đất của nông dân, bắt nông dân nhổ lúa, ngô để trồng bông, đay, thầu dầu; đầu tư vào những ngành phục vụ quân sự như khai thác mănggan, sắt...

* Về xã hội:

- Chính sách vơ vét, bóc lột Pháp - Nhật đã đẩy nhân dân ta vào tình cảnh cùng cực. Hậu quả là cuối năm 1944 đến đầu năm 1945 có gần 2 triệu đồng bào ta chết đói.

- Tất cả các giai cấp, tầng lớp ở nước ta, đều bị ảnh hưởng bởi chính sách bóc lột của Pháp - Nhật, mâu thuẫn dân tộc gay gắt hơn bao giờ hết.

icon-date
Xuất bản : 08/04/2022 - Cập nhật : 28/11/2022

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads