logo

Ngày 4-9-1870 tại Pa-ri đã diễn ra sự kiện

icon_facebook

Cùng Top lời giải trả lời chính xác nhất cho câu hỏi trắc nghiệm: “Ngày 4-9-1870 tại Pa-ri đã diễn ra sự kiện” kết hợp với những kiến thức mở rộng về công xã Pari là tài liệu hay dành cho các bạn học sinh trong quá trình luyện tập trắc nghiệm.


Trắc nghiệm: Ngày 4-9-1870, ở Pa-ri đã diễn ra sự kiện quan trọng gì?

A. Na-pô-lê-ông kí hiệp định đầu hàng Phổ.

B. Nhân dân Pa-ri khởi nghĩa lật đổ chính quyền Na-pô-lê-ông III, đòi thiết lập nền cộng hoà.

C. Công xã Pa-ri giành thăng lợi.

D. Đế quốc Đức tuyên bố thành lập ở cung điện Véc-xai

Trả lời

Đáp án đúng B. Nhân dân Pa-ri khởi nghĩa lật đổ chính quyền Na-pô-lê-ông III, đòi thiết lập nền cộng hoà.

Ngày 4-9-1870 tại Pari đã diễn ra sự kiện quan trọng là nhân dân  Pa-ri khởi nghĩa lật đổ chính quyền Na-pô-lê-ông III, đòi thiết lập nền cộng hoà.


Kiến thức tham khảo về công xã Pa-ri


1. Công xã Pa-ri là gì?

- Công xã Paris (tiếng Pháp: La Commune de Paris) là một chính quyền điều hành Paris trong một khoảng thời gian ngắn, từ ngày 18 tháng 3 đến ngày 28 tháng 5 năm 1871. Công xã được mô tả là một vụ bạo loạn hoặc sự thiết lập chính quyền theo chủ nghĩa xã hội hiện đại, tùy theo tư tưởng của người bình luận.

- Theo nghĩa đen, Công xã Paris chỉ là cơ quan hành chính địa phương (hội đồng của một xã) đã nắm quyền điều khiển Paris trong vòng hai tháng mùa xuân năm 1871. Tuy nhiên, với những điều kiện khi thành lập, những quy định gây tranh cãi và kết thúc đẫm máu đã làm cho nó trở thành sự kiện chính trị quan trọng vào thời đó.


2. Hoàn cảnh ra đời Công xã Paris

- Công xã Paris là cuộc chiến tranh diễn ra tại Pháp vào năm 1870 với mục tiêu là chống lại quân phản động và quân đội Phổ trong những điều kiện bất lợi. Ngày 2/9/1970, Napoleon II đã kết hợp với quân dân đứng lên đấu tranh với quân Phổ nhưng bị thất bại nặng nề tại Xơ đăng và sau đó Ông cùng toàn bộ quân chủ lực bị bắt. Nguồn gốc chính của việc xảy ra đấu tranh này là vì sự phát triển của công nghiệp đã kéo theo sự mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và công nhân, vô sản Pháp ngày càng sâu sắc. Chính những điều đó đã tạo nên cuộc đấu tranh lật đổ chính quyền Napoleon của quần chúng lao động.

- Ngày 4/9/1870, nhân dân Paris đã đứng lên khởi nghĩa và cuộc đấu tranh bền bỉ của giai cấp lao động đã phế truất được vị vua bạo lực, tham quyền Napoleon III, thành lập chính phủ tư sản lâm thời là Nước Cộng hòa Pháp lần thứ ba hay còn gọi là chính phủ Vệ quốc.

[ĐÚNG NHẤT] Ngày 4-9-1870 tại Pa-ri đã diễn ra sự kiện

- Trước sự tấn công của quân Phổ, chính phủ tư sản đã vội vàng đầu hàng Đức. Mẫu thuẫn càng tăng với chính quyền nên nhân dân Paris đã đứng lên kiên quyết bảo vệ tổ quốc. Chính vì điều này mà mâu thuẫn giữa chính phủ và nhân dân đã ngày một thêm sâu sắc, lòng phẫn nộ của nhân dân và người lao động này càng tăng. Vào sáng ngày 18/03/1871, Chi-e cho quân tấn công Mông-mác nhưng đã thất bại, vì thế quần chúng nhân dân đã làm chủ Paris. Tiếp vào ngày 26/03/1871 Hội đồng công xã chính thức được bầu do nhân dân làm chủ và Công xã Paris đã được chính thức tuyên bố thành lập vào ngày 28/03/1871.


3. Bộ máy tổ chức chính quyền của công xã Pa-ri

- Cơ quan quyền lực cao nhất của Công xã Paris là Hội đồng Công xã, có trách nhiệm chính là vừa ban bố pháp luật, vừa đồng thời thành lập ra các ủy ban thi hành pháp luật.

- Công xã Paris đã ban hành sắc lệnh giải toán toàn bộ quân đội và bộ máy cảnh sát thuộc về chế độ cũ, đồng thời tiến hành thành lập lực lượng vũ trang và lực lượng an ninh của nhân dân lao động. Công xã Paris cũng đã ban bố, thi hành các sắc lệnh phục vụ quyền lợi của tầng lớp nhân dân lao động, cụ thể như:

+ Tách nhà thờ ra khỏi hoạt động của Nhà nước, đồng thời nhà trường sẽ không được giảng dạy kinh Thánh

+ Đối với những xí nghiệp mà chủ đã bỏ trốn thì sẽ được giao lại cho công nhân quản lý toàn bộ

+ Đưa ra quy định về tiền lương tối thiểu, giảm lao động ban đêm, cấm cúp phạt hay đánh đập công nhân một cách vô lý

+ Công xã Paris cho phép hoãn trả tiền thuê nhà và hoãn trả nợ, quy định cụ thể giá bán bánh mì

+ Quy định chế độ giáo dục bắt buộc nhưng hoàn toàn miễn phí cho người dân.


4. Ý nghĩa lịch sử bài học của Công xã Pari

a. Ý nghĩa

- Công xã Pari là mô hình thủ nhỏ của một xã hội mới.

- Là nguồn cổ vũ mạnh mẽ cho phong trào công nhân.

b. Bài học

- Cần phải có một Đảng chân chính lãnh đạo.

- Có sự liên minh công – nông.

- Xây dựng nhà nước của dân, do dân và vì dân.

icon-date
Xuất bản : 08/04/2022 - Cập nhật : 09/06/2022

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads