logo

Tóm tắt Đẽo cày giữa đường (Sơ đồ tư duy, nội dung chính)

Tìm hiểu tác phẩm, tóm tắt Đẽo cày giữa đường ngắn gọn nhất. Hướng dẫn cách vẽ sơ đồ tư duy bài Đẽo cày giữa đường dễ hiểu bám sát nội dung SGK Ngữ văn 7.


1. Đẽo cày giữa đường

Xưa có một người thợ mộc dốc hết vốn trong nhà ra mua gỗ để làm cái nghề đẽo cày mà bán. Cửa hàng anh ta mở ngay bên đường, ngổn ngang gỗ dài gỗ ngắn. Người đi qua kẻ đi lại, thường ghé vào xem anh ta đục đẽo.Người này thì nói: Phải đẽo cho cao, cho to thì mới dễ cày. Anh ta cho là phải, đẽo cái nào cũng vừa to vừa cao. Nhưng rồi người khác lại nói: Có đẽo nhỏ hơn, thấp hơn thì mới dễ cày. Anh ta cũng cho là phải, lại đẽo cày vừa nhỏ vừa thấp. Anh đẽo cũng đã nhiều cày, mà hàng bán vẫn không chạy. Chợt lại có người vào xem và bảo:Nay ở trên ngàn, hiện có người đang phá hoang bao nhiêu ruộng rẫy và cày tinh bằng voi cả. Anh nên đẽo cày cho thật cao, thật to gấp đôi gấp ba như thế để cày voi được, thì hàng bán sẽ đắt, anh sẽ lãi vô vàn. Người thợ mộc nghe nói, liền đẽo ngay một lúc bao nhiều cày to gấp năm, gập bảy thử thường bảy ra bản.

Nhưng qua bao nhiêu ngày tháng, chẳng thấy ai đến mua cho một cái nào, cũng chẳng thấy al nói voi đi cày Đn. n khôn ruộng cả. Thành có bao nhiều gỗ hỏng bẻ hết và bao nhiều vốn liêng đi đời nhà ma sạch.

Người thợ mộc bây giờ mới biết để nghe người là dại Nhưng quá muộn, không sao chữa được nữa.

Bởi chuyện này mới có câu thành ngữ rằng: “Đếo cày giữa đường”, để nói những người hay đề tai nghe làm theo thiên hạ đến nỗi mắt cả cơ nghiệp.

(Theo Ôn Như Nguyễn Văn Ngọc, Truyện cổ tích nước nam, tập 1
Thăng Long, 1958, tr. 101 - 102)
 


2. Tóm tắt Đẽo cày giữa đường

Mẫu 1:

Chuyện kể rằng có một bác nông dân rất nghèo, cả đời sống bằng nghề đồng áng, bác muốn làm một cái cày thật tốt để làm công việc đồng áng năng suất và đỡ vất vả hơn. Một hôm, bác rất vui vì đã xin được một cây gỗ tốt nhưng bác chưa làm cái cày bao giờ, bác bèn mang khúc gỗ ra ven đường ngồi đẽo và hỏi ý kiến mọi người. Mỗi người một ý, nói gì bác cũng đều làm theo. Và cuối cùng, hết ngày hôm đấy bác nông dân chỉ còn một khúc gỗ nhỏ, bác không còn cơ hội để đẽo cái cày theo ý mình nữa, cây gỗ quý đã thành một đống củi vụn. Bác buồn lắm nhưng cuối cùng bác đã hiểu: “Làm việc gì cũng vậy, mình phải có chính kiến của mình và kiên trì với một con đường đã chọn.”

Mẫu 2:

Truyện ngụ ngôn kể về chàng thợ mộc không có chính kiến, đẽo cày giữa đường và nghe tất cả những lời góp ý của những người xa lạ, dẫn đến kết cục tạo ra những sản phẩm thất bại, việc buôn bán cũng từ đó đi tong.

Mẫu 3:

Câu chuyện kể về một chàng nông dân có được khúc gỗ to muốn làm một cái cày để bán thu lợi nhuận và tăng năng suất lao động. Không biết sự vô tình hay cố ý, anh ta ngồi đẽo cày giữa đường. Kết cục từ một khúc gỗ có ích trở thành một mẩu gỗ vô dụng bởi anh không bảo vệ được chính kiến của mình, nghe hết lời người này đến lời người khác. Giá mà anh ta nghiên cứu thật kỹ nhưng yêu cần cần đạt của sản phẩm mình đã chọn thì sẽ không đến nỗi làm người khác phì cười. 

Mẫu 4:

Câu chuyện kể về một anh nông dân, ban đầu anh ta hoàn toàn có thể hoàn thiện một cái cày theo ý muốn của mình nhưng vì không có chủ kiến, đẽo cày giữa đường mỗi người đi qua góp ý và ai nói gì anh ta cũng làm theo, nghe theo sự phán xét của nhiều người nên cuối cùng cái cày ban đầu chỉ còn là một mẩu gỗ không bán được, mất thời gian phí công sức lại bị thiên hạ chê cười.


3. Giá trị nội dung Đẽo cày giữa đường

Câu chuyện kể về người thợ mộc đẽo cày theo ý người khác dẫn đến kết quả mất hết vốn liếng. Thông qua câu chuyện ông cha ta muốn khuyên nhủ mọi người hãy giữ vững quan điểm lập trường kiên định bền gan bền trí để đạt được mục tiêu của chính mình, không giao động và lắng nghe ý kiến người khác một cách chọn lọc, có cân nhắc, có suy nghĩ đúng đắn, không nên vội vàng nghe theo lời người khác.


4. Sơ đồ tư duy Đẽo cày giữa đường

Tóm tắt Đẽo cày giữa đường (Sơ đồ tư duy, nội dung chính)

>>>Xem thêm: Tác giả - Tác phẩm: Đẽo cày giữa đường Ngữ văn 7.

icon-date
Xuất bản : 28/07/2022 - Cập nhật : 10/09/2022

Tham khảo các bài học khác