logo

Tôi ưa nói ưa tranh luận nhưng khi tôi 17 tuổi nếu tôi giơ tay phát biểu đọc hiểu

Tuyển tập các đề Đọc hiểu Tôi ưa nói ưa tranh luận nhưng khi tôi 17 tuổi nếu tôi giơ tay phát biểu hay nhất. Các câu hỏi và trả lời đọc hiểu được sưu tầm từ các đề thi có đáp án đầy đủ, mời các bạn tham khảo.


Tôi ưa nói ưa tranh luận nhưng khi tôi 17 tuổi nếu tôi giơ tay phát biểu đọc hiểu - Đề số 1

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

Tôi ưa nói, ưa tranh luận, nhưng khi tôi 17 tuổi nếu tôi giơ tay phát biểu trước lớp về một vấn đề không đồng ý với quan điểm của thầy cô, tôi bị dòm ngó, tẩy chay, cười mỉa... Hình như ở Việt Nam, người ta rất khó chấp nhận chuyện người nhỏ hơn mình “sửa sai” hay tranh luận thẳng thắn với người lớn.

Khi lớn, tôi có đọc “Cơ sở văn hóa Việt Nam” của GS Trần Ngọc Thêm, ông có giải thích về văn hóa của người Việt là làng xã, văn hóa trọng người lớn tuổi, “sống lâu lên lão làng”... Tôi không rõ lắm, nhưng nói như vậy để thấy 17 tuổi tôi không được ủng hộ cho chuyện được nói lên suy nghĩ của bản thân, nếu tôi nói khác với số đông, tôi lập tức là “cá biệt” mà không cần biết đúng hay sai.

Còn ở nhà, 17 tuổi tôi phải nhất nhất làm theo tất cả những gì bố mẹ sắp đặt, nếu tôi dám tranh luận lại (dù là tranh luận rất nhỏ nhẹ và lễ phép), lập tức bị khép vào “hỗn hào và bất hiếu”.

Bao giờ mới trưởng thành?

Cho đến khi tốt nghiệp đại học, tôi thật sự thấy mình đã trưởng thành (22 tuổi mới thấy trưởng thành, có lẽ khá muộn so với độ tuổi của bạn bè trên thế giới), khi đã có công việc và tự lập với thu nhập kiếm được. Tôi nghĩ có lẽ cuộc sống của mình đã “dễ thở” hơn. Đó cũng là lúc tôi thấy con đường mà tôi đã đi như ý gia đình là không sai, nhưng thật tình như bạn nói: rất tẻ nhạt.

Tôi luôn có cảm giác không được sống đúng với sở thích, cá tính của bản thân. Nói đến đây, chắc rất nhiều bạn hỏi sao tôi không đấu tranh, không đủ dũng khí sống với cá tính, đam mê của mình mà lúc nào cũng nhất nhất nghe theo gia đình. Cũng “khởi nghĩa” vài lần, nhưng kết quả thì lần nào cũng thất bại, vì bố mẹ bao giờ cũng là... chân lý.

.... Đừng nói là 17 tuổi, đến 27 tuổi tôi vẫn chẳng thể tự do quyết định cuộc sống của mình. Và tôi biết có rất nhiều bạn trẻ giống tôi.

Tất cả những sự thay đổi trong tư tưởng đều cần rất nhiều thời gian. Tôi sẽ không thể thay đổi mình, thay đổi hoàn cảnh năm tôi 17 tuổi, nhưng tôi hi vọng thế hệ sau tôi có được điều đó, khi các em có được những người bố, người mẹ là chúng tôi.

(Đặng Anh, Sống đúng là mình, Tuoitre.vn, 9/9/2013)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản?

Câu 2: Khi viết văn bản này, người viết mong muốn điều gì?

Câu 3: Vì sao tác giả lại cho rằng trong xã hội của người Việt bố mẹ bao giờ cũng là... chân lý?

Câu 4: Theo anh/chị, người nhỏ tuổi nên hay không khi sửa sai hay tranh luận thẳng thắn với người lớn? Vì sao?

Trả lời:

Câu 1: Phương thức biểu đạt: Nghị luận

Câu 2: Khi viết văn bản này, người viết mong muốn thế hệ sau sẽ được thay đổi (không phải chịu sự áp đặt từ cha mẹ hay người lớn).

Câu 3: Tác giả cho rằng trong xã hội của người Việt bố mẹ bao giờ cũng là... chân lý bởi vì:

- Văn hóa của người Việt là làng xã, văn hóa trọng người lớn tuổi, vậy nên con cái thường phải làm theo tất cả những gì bố mẹ sắp đặt, không dám (hoặc ít khi) làm ngược lại, hay thay đổi.

- Nếu dám tranh luận lại (dù là tranh luận rất nhỏ nhẹ và lễ phép), lập tức bị khép vào hỗn hào và bất hiếu.

Câu 4: 

- Nếu HS trả lời theo hướng đồng thuận (nên) thì cần lập luận:

+ Vì đôi khi người lớn không phải lúc nào cũng đúng. Tranh luận giúp người khác nhận ra sai lầm để sửa chữa là việc nên làm.

+ Qua việc tranh luận, người nhỏ tuổi được bộc lộ quan điểm, suy nghĩ, bản thân cũng trưởng thành hơn. Tuy nhiên cần phải thái độ lễ phép, lập luận khéo léo, thuyết phục…

- Nếu HS trả lời theo hướng không đồng thuận (không nên) thì cần lập luận:

+ Người lớn tuổi thường giàu kinh nghiệm, ít khi sai.

+ Người nhỏ tuổi chưa đủ tri thức cũng như kinh nghiệm sống để phản bác hay sửa sai cho người lớn nên cần tôn trọng, lắng nghe và học hỏi từ người lớn…

tôi ưa nói ưa tranh luận nhưng khi tôi 17 tuổi nếu tôi giơ tay phát biểu đọc hiểu

>>> Xem thêm: Cảm ơn bố đã cho con thấy chúng ta nghèo như thế nào đọc hiểu


Tôi ưa nói ưa tranh luận nhưng khi tôi 17 tuổi nếu tôi giơ tay phát biểu đọc hiểu - Đề số 2

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

Tôi ưa nói, ưa tranh luận, nhưng khi tôi 17 tuổi nếu tôi giơ tay phát biểu trước lớp về một vấn đề không đồng ý với quan điểm của thầy cô, tôi bị dòm ngó, tẩy chay, cười mỉa... Hình như ở Việt Nam, người ta rất khó chấp nhận chuyện người nhỏ hơn mình “sửa sai” hay tranh luận thẳng thắn với người lớn.

Khi lớn, tôi có đọc “Cơ sở văn hóa Việt Nam” của GS Trần Ngọc Thêm, ông có giải thích về văn hóa của người Việt là làng xã, văn hóa trọng người lớn tuổi, “sống lâu lên lão làng”... Tôi không rõ lắm, nhưng nói như vậy để thấy 17 tuổi tôi không được ủng hộ cho chuyện được nói lên suy nghĩ của bản thân, nếu tôi nói khác với số đông, tôi lập tức là “cá biệt” mà không cần biết đúng hay sai.

Còn ở nhà, 17 tuổi tôi phải nhất nhất làm theo tất cả những gì bố mẹ sắp đặt, nếu tôi dám tranh luận lại (dù là tranh luận rất nhỏ nhẹ và lễ phép), lập tức bị khép vào “hỗn hào và bất hiếu”.

Bao giờ mới trưởng thành?

Cho đến khi tốt nghiệp đại học, tôi thật sự thấy mình đã trưởng thành (22 tuổi mới thấy trưởng thành, có lẽ khá muộn so với độ tuổi của bạn bè trên thế giới), khi đã có công việc và tự lập với thu nhập kiếm được. Tôi nghĩ có lẽ cuộc sống của mình đã “dễ thở” hơn. Đó cũng là lúc tôi thấy con đường mà tôi đã đi như ý gia đình là không sai, nhưng thật tình như bạn nói: rất tẻ nhạt.

Tôi luôn có cảm giác không được sống đúng với sở thích, cá tính của bản thân. Nói đến đây, chắc rất nhiều bạn hỏi sao tôi không đấu tranh, không đủ dũng khí sống với cá tính, đam mê của mình mà lúc nào cũng nhất nhất nghe theo gia đình. Cũng “khởi nghĩa” vài lần, nhưng kết quả thì lần nào cũng thất bại, vì bố mẹ bao giờ cũng là... chân lý.

.... Đừng nói là 17 tuổi, đến 27 tuổi tôi vẫn chẳng thể tự do quyết định cuộc sống của mình. Và tôi biết có rất nhiều bạn trẻ giống tôi.

Tất cả những sự thay đổi trong tư tưởng đều cần rất nhiều thời gian. Tôi sẽ không thể thay đổi mình, thay đổi hoàn cảnh năm tôi 17 tuổi, nhưng tôi hi vọng thế hệ sau tôi có được điều đó, khi các em có được những người bố, người mẹ là chúng tôi.

(Đặng Anh, Sống đúng là mình, Tuoitre.vn, 9/9/2013)

Câu 1. Xác định 2 phương thức biểu đạt chính của văn bản?

Câu 2. Xác định phép liên kết câu được sử dụng trong đoạn: "Cho đến khi tốt nghiệp đại học…. rất tẻ nhạt"?

Câu 3. Theo tác giả nếu không được sống theo ý mình sẽ có những tác hại như thế nào?

Câu 4. Thông điệp mà người viết muốn gửi gắm?

Câu 5. Đoạn văn bản trên được trình bày theo cách nào? Lí giải?

icon-date
Xuất bản : 16/08/2022 - Cập nhật : 19/11/2022