Câu hỏi: Tìm thêm ví dụ về âm truyền trong chất khí, chất rắn và chất lỏng
Lời giải:
Ví dụ:
- Áp tai xuống đất có nghe thấy tiếng bước chân => truyền qua chất rắn.
- Con người nói chuyện với nhau => truyền qua chất khí
- Khi lặn dưới nước ta vẫn nghe được tiếng của bọt nước quanh ta => truyền qua chất lỏng.
* Môi trường truyền âm
Chất rắn, chất lỏng và chất khí là những môi trường có thể truyền được âm
Chân không không thể truyền được âm
- Giải thích sự truyền âm:
+ Âm truyền được trong các chất khí, lỏng, rắn là do khi các nguồn âm dao động, nó sẽ làm cho các hạt cấu tạo nên chất rắn, lỏng, khí ở sát nó cũng dao động theo. Những dao động này lại truyền dao động cho các hạt khác ở gần chúng và cứ thế dao động truyền được đi xa.
+ Môi trường chân không không có vật chất nên không truyền được âm
* Vận tốc truyền âm
Trong các môi trường khác nhau thì vận tốc truyền âm là khác nhau và phụ thuộc vào nhiều yếu tố.
Vận tốc truyền âm trong chất rắn lớn hơn trong chất lỏng, trong chất lỏng lớn hơn trong chất khí.
Ở 20oC, vận tốc truyền âm trong không khí là 340 m/s; trong nước là 1500 m/s; trong thép là 6100 m/s.
– Khi nghiên cứu sự truyền âm thanh, người ta đã có những nhận xét đó là:
+ Để nghe được âm thanh từ vật phát ra thì phải có môi trường truyền âm.
+ Không khí càng loãng thì sự truyền âm càng kém.
+ Sự truyền âm thanh là sự truyền dao động âm.
– Vận tốc truyền âm trong các môi trường được sắp xếp theo thứ tự tăng dần từ chất khí, qua chất lỏng rồi đến chất rắn.
– Trong môi trường nước mà cứ 2 giây thì âm thanh lan truyền được 3000 mét
– Trong ba thể: rắn, lỏng, khí thì ở trạng thái rắn, nước truyền âm tốt nhất
– Trong ba thể: rắn, lỏng, khí thì ở trạng thái khí, nước truyền âm kém nhất.
– Tốc độ truyền âm giảm theo thứ tự từ rắn, lỏng, khí.