Câu hỏi: So sánh độ to của âm nghe được trong thí nghiệm vẽ ở Hình 13.2b và 13.2c.
Lời giải:
Từ hình 13.2b và 13.2c, ta thấy độ to của hình 13.2b lớn hơn độ to hình 13.2c.
* Vận tốc truyền âm
Trong các môi trường khác nhau thì vận tốc truyền âm là khác nhau và phụ thuộc vào nhiều yếu tố.
Vận tốc truyền âm trong chất rắn lớn hơn trong chất lỏng, trong chất lỏng lớn hơn trong chất khí.
Ở 20oC, vận tốc truyền âm trong không khí là 340 m/s; trong nước là 1500 m/s; trong thép là 6100 m/s.
– Khi nghiên cứu sự truyền âm thanh, người ta đã có những nhận xét đó là:
+ Để nghe được âm thanh từ vật phát ra thì phải có môi trường truyền âm.
+ Không khí càng loãng thì sự truyền âm càng kém.
+ Sự truyền âm thanh là sự truyền dao động âm.
– Vận tốc truyền âm trong các môi trường được sắp xếp theo thứ tự tăng dần từ chất khí, qua chất lỏng rồi đến chất rắn.
– Trong môi trường nước mà cứ 2 giây thì âm thanh lan truyền được 3000 mét
– Trong ba thể: rắn, lỏng, khí thì ở trạng thái rắn, nước truyền âm tốt nhất
– Trong ba thể: rắn, lỏng, khí thì ở trạng thái khí, nước truyền âm kém nhất.
– Tốc độ truyền âm giảm theo thứ tự từ rắn, lỏng, khí.
* Đặc tính sóng âm nghe được, siêu âm, hạ âm
Âm nghe được rõ nhất: có tần số từ 16Hz – 20.000Hz: các âm mà ta nghe được có cùng cường độ âm, làm màng nhĩ trong tai ta rung động, người ta thường gọi đó là âm thanh. Tuy nhiên, ta chỉ nghe rõ âm ở tần số dưới 1000Hz.
Âm nghe được không rõ: Thấp hơn 500Hz hoặc cao hơn 5000Hz thì tai ta nghe nhỏ hơn do không bắt kịp những tần số này. Do đó tùy thuộc vào các đặc điểm sinh lý và cấu tạo mà khả năng cảm thụ sóng âm ở mỗi người có thể giống hoặc khác nhau.
Hạ âm: có tần số dưới 16Hz. Tai ta không nghe được. Tuy nhiên có một số loài như voi, chim bồ câu… lại nghe được sóng hạ âm.
Siêu âm: có tần số lớn hơn 20.000Hz, tai ta cũng không thể nghe được. Một số loài vật đặc biệt như dơi, chó, cá heo có thể nghe được
* Đặc điểm vật lý của nguồn âm
Âm thanh, giống như nhiều sóng, được đặc trưng bởi tần số, bước sóng, chu kỳ, biên độ và vận tốc lan truyền (tốc độ âm thanh).
Tần số là số dao động mà nguồn âm có thể thực hiện được trong 1 giây. Đơn vị tần số là Hertz (viết tắt là Hz). Tần số âm được xem là đại lượng quan trọng nhất của âm thanh.
Cường độ âm (I) là năng lượng được sóng âm truyền qua mỗi đơn vị diện tích được đặt vuông góc với phương truyền sóng trong mỗi đơn vị thời gian. Đơn vị đo cường độ âm là W/m2
Đồ thị dao động âm là tập hợp các đồ thị dao động của tất cả các họa âm trong cùng một nhạc âm.
Độ cao của âm phụ thuộc vào tần số.
+ Vật dao động nhanh, tần số dao động càng lớn, âm phát ra càng cao.
+ Vật dao động chậm, tần số dao động nhỏ, âm phát ra càng thấp.
>>> Xem trọn bộ: Soạn KHTN 7 Bài 13: Độ to và độ cao của âm - KNTT