logo

Tìm một câu có sử dụng biện pháp so sánh và một câu sử dụng biện pháp ẩn dụ trong Lao xao ngày hè. Chỉ ra điểm giống nhau và khác nhau giữa hai biện pháp tu từ này

Câu hỏi: Tìm một câu có sử dụng biện pháp so sánh và một câu sử dụng biện pháp ẩn dụ trong Lao xao ngày hè. Chỉ ra điểm giống nhau và khác nhau giữa hai biện pháp tu từ này

Tìm một câu có sử dụng biện pháp so sánh và một câu sử dụng biện pháp ẩn dụ trong Lao xao ngày hè. Chỉ ra điểm giống nhau và khác nhau giữa hai biện pháp tu từ này

Trả lời

- Các câu văn có sử dụng biện pháp so sánh, biện pháp ẩn dụ trong Lao xao ngày hè:

So sánh

- Hoa móng rồng bụ bẫm thơm như mùi mít chín ở góc vườn ông Tuyên. 

- Cái con này bao giờ cũng vừa bay vừa kêu cứ như bị ai đuổi đánh. 

- Quả chín đỏ, đầy ụ như mâm xôi gấc. 

- Con diều hâu lao như mũi tên xuống, gà mẹ xù cánh vừa kêu, vừa mổ, vừa đạp diều hâu. 

- Lông diều hâu bay vung tứ linh, miệng kêu la “chéc, chéc”, con mồi rời mỏ diều hơi rơi xuống như một quả rụng. 

- Lia lia láu láu như quạ dòm chuồng lợn. 

- Chim cắt cánh nhọn như dao bầu chọc tiết lợn. 

- Cắt kiệt sức rồi, quay tròn xuống đồng, xóc như cái diều đứt dây. 

- Nước từ núi Tiên giội như thác, trắng xóa, qua núi Cộc xóm xóm Đông tràn sang suối xóm Tây rồi dồn về suối xóm Trại chúng tôi. 

- Mùa hè nào cũng được như mùa hè này.

Ẩn dụ

- Bướm hiền lành bỏ chỗ lao xao. 

- Lần này nó chửa kịp ăn, những mũi tên đen, mang hình đuôi cá từ đâu tới tấp bay đến. 

- Người ta nói chèo bẻo là kẻ cắp. 

- Kẻ cắp hôm nay gặp bà già. 

- Thì ra, người có tội khi trở thành người tốt thì tốt lắm. 

- Chúng là loài quỷ đen, vụt đến, vụt biến…

- Điểm giống và khác nhau giữa so sánh và ẩn dụ:

 

So sánh

Ẩn dụ

Điểm giống

- Được xây dựng dựa trên nét tương đồng của các sự vật, hiện tượng.

Điểm khác

- Được xây dựng dựa trên nét tương đồng của các sự vật, hiện tượng. - Một sự vật, hiện tượng đã bị ẩn đi. (chỉ có vế B)
→ Cách nói ẩn dụ hàm súc và ngắn gọn hơn, có nhiều không gian để gợi sự liên tưởng, tưởng tượng của người đọc hơn cách nói so sánh. Còn cách nói so sánh thì dễ hiểu, dễ tưởng tượng hơn ẩn dụ (do hai hình ảnh so sánh đã được chỉ rõ, nhiều khi đặc điểm tương đồng cũng được nêu ra trong câu).

>>>Xem thêm: [Chân trời sáng tạo] Soạn văn 6 bài Thực hành tiếng việt trang 125

icon-date
Xuất bản : 23/07/2022 - Cập nhật : 23/07/2022