logo

Tìm hiểu đôi nét về tác giả Cao Duy Sơn

Với những đóng góp tích cực của mình cho sự phát triển văn học của dân tộc thiểu số, đặc biệt là văn học trong nước. Trở thành một trong những gương mặt đáng chú ý, Cao Duy Sơn đã để lại ấn tượng đặc biệt trong lòng người đọc. Hãy cùng Toploigiai Tìm hiểu thêm đôi nét về tác giả Cao Duy Sơn nhé!


1. Tiểu sử tác giả Cao Duy Sơn

- Nguyễn Cao Sơn là tên thật của nhà văn Cao Duy Sơn, sinh ngày 28-4-1956 tại Thị trấn Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. 

- Ông là Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam và hiện đang là Phó Chủ tịch Hội Văn học – Nghệ thuật các dân tộc Thiểu số Việt Nam cùng là Tổng biên tập của Tạp chí Văn hóa các dân tộc.

- Anh là người mang trong mình dòng máu Kinh - Tày, được sinh ra và lớn lên trong không gian văn hóa Tày đậm nét. Tại đây, anh được truyền tai những câu chuyện thú vị về đá, về hoa trái, về dòng sông Quây Sơn và những trái tim người miền núi chân thành, thật thà. 

- Văn chương đã đi vào cuộc đời anh, và anh đã dành thời gian, sức lực và tâm huyết để viết lách, không nói nhiều, chỉ im lặng học hỏi và chăm chỉ sáng tác.

Tìm hiểu đôi nét về tác giả Cao Duy Sơn

>>> Tham khảo: Tác giả Cao Duy Sơn - Chích bông ơi! trang 76 Ngữ Văn 6 (tóm tắt, bố cục, nội dung, sơ đồ tư duy)


2. Phong cách sáng tác

- Cao Duy Sơn có quan niệm rằng “viết văn phải mang đến sự ám ảnh”. Anh tin rằng nếu thiếu đi sự ám ảnh, tác phẩm sẽ trở nên tầm thường. Vì vậy, anh đã luôn nỗ lực không ngừng để sáng tạo và thành công trong việc viết văn xuôi.

- Anh ví người phụ nữ với những loài hoa trong núi rừng Việt Bắc dựa trên văn hóa dân gian Tày, sử dụng hoa làm tiêu chí và chuẩn mẫu. 

- Bằng những tác phẩm của mình, Cao Duy Sơn đã vẽ nên những bức chân dung về con người miền núi đúng chất, giản dị và chân chất, bất chấp cuộc sống của họ đầy những nỗi buồn đau.


3. Phong cách nghệ thuật

- Ngôn ngữ được sử dụng trong các truyện ngắn của Cao Duy Sơn vừa phong phú và phản ánh rõ nét bản sắc đặc trưng của ngôn ngữ Tày - Việt. 

- Việc kết hợp một cách thuần thục và tinh tế giữa hai ngôn ngữ này đã giúp cho những câu chuyện của anh trở nên sâu sắc hơn, với những nét độc đáo và sáng tạo.

- Cách sử dụng các thành ngữ, tục ngữ và lối nói phuối pác, phuối rọi của văn học dân gian Tày đã tạo nên sự gần gũi, thân thiện giữa tác giả và người đọc, giúp họ hiểu rõ hơn về cuộc sống và văn hóa của người dân miền núi. 

- Cao Duy Sơn cũng rất khéo léo trong việc đưa tiếng Tày vào tác phẩm, đặc biệt trong những trường hợp mà tiếng Tày dịch sang tiếng Việt khó có thể diễn đạt được ý nghĩa đầy đủ.


4. Các tác phẩm nổi tiếng

- Truyện ngắn Ngôi nhà xưa bên suối, gồm 7 câu chuyện. Anh mất 4 năm để viết tập. 

- Tiểu thuyết "Chòm ba nhà" khiến anh miệt mài suốt 3 năm có lẻ. 

- Tiểu thuyết "Đàn trời", “Người lang thang”, “Cực lạc”, “Hoa mận đỏ”, “Đàn trời”, “Chòm ba nhà”

- Ngoài ra còn có những tập truyện ngắn như: “Những chuyện ở lũng Cô Sầu”, “Những đám mây hình người”, “Hoa bay cuối trời”, “Người chợ và Ngôi nhà xưa bên suối”.

=> Cao Duy Sơn đã đạt được nhiều thành công trong sáng tác văn xuôi về đề tài miền núi. Với anh, việc sáng tác là cơ hội để thể hiện tình yêu đối với quê hương của người con Co Xàu; viết văn cũng là cách để trả lại "món nợ" với quê hương và đồng thời khám phá cuộc hành trình trở về nguồn cội của mình


5. Thành tựu mà ông đã đạt được

- Giải A Văn học Dân tộc Thiểu số của Hội Nhà văn Việt Nam 1993, với tác phẩm Người lang thang

- Giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam năm 2008 cho tập truyện ngắn Ngôi nhà xưa bên suối

- Giải thưởng Văn học ASEAN năm 2009

- Giải thưởng Nhà nước về Văn học & Nghệ thuật đợt 4 năm 2017…

-------------------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Tìm hiểu đôi nét về tác giả Cao Duy Sơn. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này, chúc các bạn học tốt.

icon-date
Xuất bản : 14/04/2023 - Cập nhật : 23/02/2024