logo

Tìm hiểu chung bài Bắc Sơn

Để tìm hiểu sâu hơn về giá trị tác phẩm Bắc Sơn, mời các em tham khảo một số bài văn mẫu Tìm hiểu chung bài Bắc Sơn sau đây. Hi vọng với các bài văn mẫu đặc sắc này các em sẽ có thêm tài liệu, cách triển khai để hoàn thiện bài viết một cách tốt nhất!


1/ Tìm hiểu chung bài Kịch Bắc Sơn

a/ Tác giả

- Tên thật: Nguyễn Huy Tưởng sinh năm 1912 mất năm 1960.

- Quê: Xã Dục Tú, huyện Đông Anh, Hà Nội.

- Cuộc đời:

+ Ông viết văn từ trước năm 1945.

+ Sau cách mạng tháng tám ông là nhà văn chủ chốt của nền văn học cách mạng.

+ Năm 1966 ông được trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.

b/ Tác phẩm

- Hoàn cảnh sáng tác: Được sáng tác vào đầu năm 1946.

- Vị trí: đoạn trích nằm ở hồi 4 của vở kịch.

- Kiểu văn bản: kịch

- Bố cục: 3 lớp kịch.


2/ Đọc - hiểu văn bản Kịch Bắc Sơn

a/ Xung đột và hành động

- Mâu thuẫn:

+ Ta – địch

+ Cán bộ cách mạng – giặc Pháp

+ Gia đình:Thơm – Ngọc

+ Nội tâm: Thơm – Ngọc

- Các mâu thuẫn – xung đột trên nảy sinh và phát triển trong tình huống kịch gay cấn, đột ngột và kịch liệt. Khi cuộc khởi nghĩa thất bại. Giặc lùng bắt các cán bộ chiến sĩ.

b/ Diễn biến tâm trạng và hành động của nhân vật Thơm

- Thơm được đặt trong một tình huống rất căng thẳng, đầy kịch tính. Thái, Cửu – hai chiến sĩ cách mạng bị Pháp truy lùng, họ đã chạy trốn đúng vào nhà Thơm. Trong khi đó chồng Thơm – là Ngọc lại đi lùng bắt các anh và bắt bất cứ lúc nào.

- Tình huống buộc cô phải nhanh chóng suy tính và có quyền quyết định ngay: cứu người hay bỏ mặc để hai người bị rơi vào tay giặc thì lòng cô day dứt không yên.

+ "Chết nỗi, hai ông bị chúng nó đuổi phải không? Làm thế nào bây giờ? Tôi không bảo hai ông đâu. Tôi chết thì chết chứ không báo hai ông đâu. nhưng làm thế nào để hai ông đi được bây giờ?"

- Tâm trạng của Thơm: luống cuống, lúng túng, hốt hoảng chưa nghĩ ra cách cứu Thái , Cửu

- Cô hành động: chỉ vào buồng "Hai ông đừng nói nữa, đừng đi đâu, hãy tạm vào đây may ra → Hành động của cô mau lẹ, thân mật như người em gái, kéo tay hai người, đẩy vào buồng với lời dặn dò.

→ Thơm thoát ra khỏi trạng thái day dứt để đứng hẳn vào hàng ngũ quần chúng có tình cảm với cách mạng. Đây là hành động khách quan và chủ quan rất hợp tình hợp lí đó là lòng thương người, lòng kính phục Thái, nhớ đến cái chết của cha và em và Thơm nhận ra bộ mặt thật của chồng.

- Ngọc trở về Thơm buộc phải che mắt chồng, đóng kịch với chồng để hắn không nghi ngờ.

+ "Anh thằng Sáng có phải đi nữa không?", "Hai thằng nào?"

+ "Chỉ thương anh thằng Sáng vất vả, lo lắng nghĩ nhiều, ngày đã thế, đêm lại chẳng được nghỉ ngơi, cứ hốc hác đi..."

→ Qua sự chuyển biến của Thơm, tác giả khái quát, khẳng định rằng: ngay cả khi cách mạng gặp khó khăn, bị kẻ thù đàn áp khốc liệt, cách mạng vẫn không thể bị tiêu diệt. Nó vẫn tiềm tàng khả năng thức tỉnh quần chúng, cả với những người ở vị trí trung gian như Thơm.

c./ Nhân vật khác

- Ngọc: Thương vợ nhưng lại tham địa vị, quyền lực, tiền tài, làm tay sai cho giặc là kẻ phản dân, hại nước.

- Thái và Cửu: hai chiến sĩ cách mạng dũng cảm, trung thành. Trong hoàn cảnh nguy hiểm bị kẻ thù bắt vẫn sáng suốt, bình tĩnh và tin tưởng vào nhân dân.

* Tổng kết

Nội dung

- Nguyễn Huy Tưởng đã xây dựng một tình huống làm bộc lộ xung đột cơ bản của vở kịch giữa lực lượng cách mạng và kẻ thù, đồng thời thể hiện diễn biến nội tâm của nhân vật Thơm – một cô gái có chồng theo giặc, từ chỗ thờ ở với cách mạng, sợ liên lụy đến chỗ đứng hẳn về phía cách mạng.

- Tác giả khẳng định chính nghĩa cách mạng.

Nghệ thuật: Thành công bởi nghệ thuật xây dựng tình huống để bộ lộ xung đột, tổ chức đối thoại, thể hiện tâm lí và tính cách nhân vật.

---/---

Như vậy Top lời giải đã trình bày xong bài văn mẫu Tìm hiểu chung bài Bắc Sơn. Hy vọng sẽ giúp ích các em trong quá trình làm bài và ôn luyện cùng tác phẩm. Chúc các em học tốt môn Văn!

icon-date
Xuất bản : 07/06/2021 - Cập nhật : 07/06/2021