logo

Tìm các từ đồng nghĩa với giữ gìn? Trái nghĩa với giữ gìn?

Câu trả lời đúng nhất:

- Đồng nghĩa với giữ gìn là: Bảo vệ, trông coi, gìn giữ, giữ giàng, bảo quản,…

- Trái nghĩa với giữ gìn là: phá phách, phá hoại, tàn phá, hủy hoại,…

* Đặt câu với từ giữ gìn

- Em luôn giữ gìn sân trường sạch đẹp

- Chúng ta phải giữ gìn công lao của cha ông

- Bạn Công luôn giữ gìn sách vở gọn gàng sạch đẹp

- Bạn hãy giữ gìn sức khỏe của mình

- Giữ gìn vệ sinh thật tốt.

Hãy để Top lời giải giúp bạn tìm hiểu thêm những kiến thức thú vị hơn về từ đồng nghĩa và từ trái nghĩa nhé.


Kiến thức tham khảo về từ đồng nghĩa và từ trái nghĩa 


1. Từ đồng nghĩa

Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. Có thể chia từ đồng nghĩa thành hai loại:

- Từ đồng nghĩa hoàn toàn. Là những từ có nghĩa hoàn toàn giống nhau và có thể thay thế cho nhau trong mọi ngữ cảnh.

Ví dụ: “Lợn” – “Heo”

- Từ đồng nghĩa không hoàn toàn (đồng nghĩa tương đối): Là các từ tuy cùng nghĩa nhưng vẫn khác nhau phần nào sắc thái biểu cảm (biểu thị cảm xúc, thái độ) hoặc cách thức hành động.

Tìm các từ đồng nghĩa với giữ gìn? Trái nghĩa với giữ gìn?

Ví dụ:

+ “chết” – “mất” (Đều mang nghĩa không còn sự sống song từ “mất” có sắc thái trang trọng, lịch sự hơn từ “chết”)

+ “bế” – “bê” (đều mang nghĩa là dùng tay để nâng một sự vật lên nhưng từ “bế” là hành động kết hợp cả tay, cạnh sườn)

Chú ý: Đối với từ đồng nghĩa không hoàn toàn, học sinh cần chú ý cân nhắc đến ngữ cảnh để sử dụng cho đúng.


2. Từ trái nghĩa

- Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa đối lập nhau.

Ví dụ:

+ “hiền” – “ác”, cao - thấp, béo - gầy


3. Luyện tập

Câu 1: Tìm từ Hán Việt đồng nghĩa với các từ sau:

- gan dạ: dũng cảm

- nhà thơ: thi nhân

- mổ xẻ: phẫu thuật

- của cải: gia tài, gia sản

- nước ngoài: ngoại quốc

- chó biển: hải cẩu

- đòi hỏi: yêu cầu

- năm học: niên khóa

- loài người: nhân loại

- thay mặt: đại diện

Câu 2: Tìm từ có nguồn gốc Ấn - Âu đồng nghĩa với các từ toàn dân (phổ thông)

- máy thu thanh: ra-di-ô

- sinh tố: vitamin

- xe hơi: ô-tô

- dương cầm: pi-a-nô

Câu 3: Tìm một số từ địa phương đồng nghĩa với từ toàn dân (phổ thông)

Một số từ như: (toàn dân - địa phương)

+ hổ - beo - cọp - hùm - ông ba mươi

+ bố - ba - tía - thầy

+ mẹ - u - bầm

+ quả - trái

+ dứa - thơm

+ quả roi - quả mận (miền Nam)

+ bát - chén - tô

+ hát - ca...

Câu 4: Tìm từ đồng nghĩa thay thế các từ in đậm trong câu sau đây:

- Món quà anh gửi, tôi đã đưa (từ đồng nghĩa: trao/chuyển) tận tay chị ấy rồi

- Bố tôi đưa (tiễn) khách ra đến cổng rồi mới trở về.

- Cậu ấy gặp khó khăn một tí đã kêu (than thở).

- Anh đừng làm như thế người ta nói (phê bình) cho đấy.

- Cụ ốm nặng đã đi (mất/từ trần) hôm qua rồi.

Câu 5: Phân biệt nghĩa của các từ trong các nhóm từ đồng nghĩa sau đây:

- ăn, xơi, chén

+ ăn: sắc thái trung tính

+ xơi: sắc thái trang trọng, lịch sự

+ chén: sắc thái suồng sã, thân mật

- cho, tặng, biếu

+ cho: thường dùng với người thấp vai hơn

+ tặng: sắc thái thân mật, thường dùng với người có vai ngang hàng

+ biếu: sắc thái kính trọng, lịch sự, thường dùng với người có vai cao hơn

- yếu đuối, yếu ớt

+ yếu đuối: sắc thái trung tính

+ yếu ớt: mang sắc thái chê bai

- xinh, đẹp

+ xinh: nhận xét về vẻ bên ngoài

+ đẹp: thường đánh giá cả về bên trong lẫn bên ngoài

- tu, nhấp, nốc

+ tu: uống nhiều, liền mạch

+ nhấp: nhỏ nhẹ, từ tốn

+ nốc: vội vã, liên tục

Bài tập 6: Sắp xếp những từ trên thành các nhóm từ đồng nghĩa

“thông minh”, “bình an”, “nhỏ nhắn”, “yên ổn”, “an toàn”, “sáng dạ” , “mẹ” , “thông thái”, “má”, “lanh lợi”, “giang sơn”, “Tổ Quốc”, “bất khuất”, “yên bình”, “nhỏ bé”, “tí xíu”, “u”, “hiên ngang”, “đất nước”, “kiên cường”, “bầm”, “anh dũng”, “sơn hà”, “nho nhỏ”

Hướng dẫn làm:

- Nhóm 1: “thông minh”, “sáng dạ”, “thông thái”, “lanh lợi”

- Nhóm 2: “bình an”, “yên ổn”, “an toàn”, “yên bình”

- Nhóm 3: “nhỏ nhắn”, “nhỏ bé”, “tí xíu”, “nho nhỏ”

- Nhóm 4: “mẹ”, “má”, “u”, “bầm”

- Nhóm 5: “giang sơn”, “Tổ Quốc”, “đất nước”, “sơn hà”

- Nhóm 6: “bất khuất”, “hiên ngang”, “kiên cường”, “anh dũng”

Đây là bài tập nhằm giúp học sinh mở rộng vốn từ, làm phong phú vốn từ của bản thân để vận dụng một cách đa dạng vào trong các bài tập làm văn, tránh được lỗi lặp từ.

Bài tập 7: 

a) Đặt câu với một cặp từ đồng nghĩa sử dụng ở bài tập 1:

- Những người chiến sĩ đã chiến đấu đầy kiên cường và anh dũng.

- Bên cạnh dòng sông nho nhỏ, một bông hoa vàng tươi nhỏ nhắn đang vươn lên đón nắng trời.

b) Với một cặp từ đồng nghĩa (sử dụng ở đoạn 1) – trái nghĩa:

- Trong ngôi nhà to lớn ấy xuất hiện một chú chuột nho nhỏ.

- Khác với chú chó thông minh đã giải cứu được đàn cừ, con sói đó thật ngu ngốc.

=> Việc sử dụng cặp từ đồng nghĩa – trái nghĩa trong cùng một câu văn giúp nhấn mạnh và làm nổi bật sự khác nhau, khiến hình ảnh thêm sinh động và ấn tượng. 

Bài tập 8: Chọn từ để điền vào chỗ trống

a) Mẹ tôi luôn …….. nhà cửa gọn gàng, sạch sẽ

A. giữ gìn                               B. giữ vững

=> Ta chọn từ “giữ gìn”

b) Người chiến sĩ đã……… trong khi chống cự với quân giặc

A. thiệt mạng                                B. toi mạng

=> Ta chọn từ “thiệt mạng” (vì ở đây cần sử dụng giọng điệu trang trọng, tiếc nuối)

icon-date
Xuất bản : 20/03/2022 - Cập nhật : 20/11/2022