logo

Tìm 4 từ đồng nghĩa với từ "kêu" trong câu: "Chúng kêu ríu rít đủ thứ giọng".

Câu hỏi: Tìm 4 từ đồng nghĩa với từ “kêu” trong câu: “Chúng kêu ríu rít đủ thứ giọng”.

Trả lời:

4 từ đồng nghĩa với từ “kêu” trong câu: “Chúng kêu líu rít đủ thứ giọng” là:

- Gọi, hót, ca, nói.

Cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về từ đồng nghĩa nhé.


1. Từ đồng nghĩa là gì?

Từ đồng nghĩa  là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.

Những từ chỉ có nghĩa cấu trúc nhưng không có nghĩa và biểu thức cơ bản chẳng hạn như bù và nhìn trong con bù nhìn không có từ đồng nghĩa.

Những từ có nghĩa cấu trúc và nghĩa tượng trưng và thuộc loại hỗ trợ nghĩa như lẽo trong lạnh lẽo hoặc đất trong đất đai cũng không có từ đồng nghĩa.

Các từ có nghĩa cấu trúc và nghĩa chuyển (thường là từ) như sẽ, tuy, với... thường đóng vai trò công cụ biểu thị quan hệ cú pháp trong câu nên chủ yếu được nghiên cứu trong ngôn ngữ học ngữ pháp. , việc học từ vựng không chú ý đến những từ loại này.

Những từ độc lập về nghĩa và hoạt động tự do hoặc những từ không phụ thuộc vào nghĩa nhưng hoạt động tự do đều có từ đồng nghĩa. Nhóm từ độc lập về nghĩa nhưng hoạt động tự do thường là từ Hán Việt. Như vậy, có thể nói từ đồng nghĩa xuất hiện trong từ thuần Việt và từ Hán Việt.

Tìm 4 từ đồng nghĩa với từ "kêu" trong câu: "Chúng kêu ríu rít đủ thứ giọng".

2. Phân loại từ đồng nghĩa

Có 2 loại từ đồng nghĩa, gồm:

- Từ đồng nghĩa hoàn toàn: Là những từ có nghĩa hoàn toàn giống nhau, có thể thay thế cho nhau trong lời nói.

Ví dụ: Mướp - khổ qua

- Từ đồng nghĩa không hoàn toàn: Là những từ tuy cùng nghĩa với nhau nhưng vẫn khác nhau phần nào đó về thái độ, tình cảm hoặc cách thức hành động

Ví dụ: chết, hi sinh, toi mạng, ra đi,…


3. Ví dụ từ đồng nghĩa

- Từ đồng nghĩa với anh hùng là: anh dũng, cam đảm, can trường, dũng cảm, gan dạ, gan góc, gan lì, …

- Từ đồng nghĩa với ác là: ác độc, hung ác, tàn nhẫn,… 

- Từ đồng nghĩa với ăn là: xơi, chén, hốc,… 

- Từ đồng nghĩa với ẩm là: ẩm thấp, ẩm mốc, ẩm ướt,… 

- Từ đồng nghĩa với ân cần là: đon đả, nhiệt tình, niềm nở, quan tâm, thân mật, vồ vập, vồn vã, …

- Từ đồng nghĩa với ba là: cha, bố, tía, …

- Từ đồng nghĩa với bảo vệ là: ngăn cản, che chở, che chắn, phòng vệ, giữ gìn,… 

- Từ đồng nghĩa với biết ơn là: nhớ ơn, mang ơn, đội ơn, hàm ơn, lễ phép, vâng lời,…

- Từ đồng nghĩa với béo là: mập, bự, đầy đặn, béo phì, to, ….

- Từ đồng nghĩa với biếng nhác là: lười, lười nhác, lười biếng, …

- Từ đồng nghĩa với chăm chỉ là: siêng năng, cần cù, chuyên cần, chịu khó, tần tảo,…

- Từ đồng nghĩa với can đảm là: dũng cảm, gan dạ, anh dũng, quả cảm, …

- Từ đồng nghĩa không hoàn toàn (đồng nghĩa tương đối, đồng nghĩa khác sắc thái): Là các từ tuy cùng nghĩa nhưng vẫn khác nhau phần nào sắc thái biểu cảm (biểu thị cảm xúc, thái độ) hoặc cách thức hành động. Khi dùng những từ này,ta phải cân nhắc lựa chọn cho phù hợp .

Ví dụ: Biểu thị mức độ, trạng thái khác nhau : cuồn cuộn, lăn tăn, nhấp nhô,… (chỉ trạng thái chuyển động, vận động của sóng nước )

+ Cuồn cuộn : hết lớp sóng này đến lớp sóng khác, dồn dập và mạnh mẽ.

+ Lăn tăn : chỉ các gợn sóng nhỏ, đều, chen sát nhau trên bề mặt.

+ Nhấp nhô : chỉ các đợt sóng nhỏ nhô lên cao hơn so với xung quanh. 


4. Sử dụng từ đồng nghĩa

Không phải bao giờ các từ đồng nghĩa cũng có thể thay thế cho nhau. Khi nói cũng như khi viết, cần cân nhắc để chọn trong số các từ đồng nghĩa những từ thể hiện đúng thực tế khách quan và sắc thái biểu cảm.

Từ "trái" và "quả" trong những câu sau có thể thay thế cho nhau

 "Rủ nhau xuống bể mò cua,

Đem về nấu quả mơ chua trên rừng".

(Trần Tuấn Khải)

"Chim xanh ăn trái xoài xanh,

Ăn no tắm mát đậu cành cây đa".

                                        (Ca dao)

 Từ "hi sinh" và "bỏ mạng" trong hai trường hợp sau không thể thay thế cho nhau:

- "Trước sức tấn công như vũ bão và tinh thần chiến đấu dũng cảm tuyệt vời của quân Tây Sơn, hàng vạn quân Thanh đã bỏ mạng" .

- "Công chúa Ha-ba-na đã hi sinh anh dũng, thanh kiếm vẫn cầm tay".

                                                                                        (Truyện cổ Cu-ba)

Lưu ý: Có những từ có thể thay thế cho nhau trong những ngữ cảnh nhất định nhưng không phải là các từ đồng nghĩa với nhau.

+ Cậu đi đâu đấy?

+ Bạn đi đâu đấy?

Từ “bạn” và “cậu” không phải là hai từ đồng nghĩa với nhau nhưng trong trường hợp sử dụng như trên có thể thay thế cho nhau mà vẫn giữ nguyên được nghĩa của câu.

icon-date
Xuất bản : 28/02/2022 - Cập nhật : 20/11/2022