logo

Tìm 5 thành ngữ có sử dụng từ trái nghĩa

Câu hỏi: Tìm 5 thành ngữ có sử dụng từ trái nghĩa

Lời giải :

- Phải trái phân minh, nghĩa tình trọn vẹn. 

- Chết no hơn sống thèm. 

- Ăn chân sau, cho nhau chân trước. 

- Ăn cỗ đi trước, lội nước đi sau. 

- Bán rẻ về tắt, bán mắc về trưa. 

- Bần tiện vô nhân vấn, phú quý đa nhân hội. 

- Cá lớn nuốt cá bé. 

- Cao không tới, thấp không thông. 

- Cắt dài đáp ngắn. 

- Chẵn mưa thừa nắng. 

- Đốm đầu thì nuôi, đốm đuôi thì thịt. 

- Kẻ giàu tìm chỗ để của không thấy, người nghèo tìm miếng mụn vá không ra. 

- Kẻ ngược người xuôi. 

- Trẻ chẳng tha, già chẳng thương. 

- Yêu cho roi cho vọt, ghét cho ngọt bùi. 

- Đói đến chết ba ngày tết cũng no.

Tìm 5 thành ngữ có sử dụng từ trái nghĩa

Cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về từ trái nghĩa nhé!


I. Từ trái nghĩa là gì?

Từ trái nghĩa là những từ khác nhau về ngữ âm và đối lập nhau về ý nghĩa. Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau.

Ví dụ: cứng – mềm; cao – thấp; tốt – xấu; xinh – xấu; may – xui; thắng – thua; hiền – dữ; tươi – héo; công bằng – bất công;…


II. Phân loại từ trái nghĩa

Từ trái nghĩa được chia làm 2 loại:

+ Từ trái nghĩa hoàn toàn: Là những từ luôn mang nghĩa trái ngược nhau trong mọi trường hợp. Chỉ cần nhắc tới từ này là người ta liền nghĩ ngay tới từ mang nghĩa đối lập với nó.

Ví dụ: dài – ngắn; cao – thấp; xinh đẹp – xấu xí; to – nhỏ; sớm – muộn; yêu – ghét; may mắn – xui xẻo; nhanh – chậm;…

+ Từ trái nghĩa không hoàn toàn: Đối với các cặp từ trái nghĩa không hoàn toàn, khi nhắc tới từ này thì người ta không nghĩ ngay tới từ kia.

Ví dụ: nhỏ – khổng lồ; thấp – cao lêu nghêu; cao – lùn tịt;…

Các loại từ trái nghĩa     

Về cơ bản có 3 loại từ trái nghĩa sau thường được sử dụng gồm:

Từ trái nghĩa nhưng có điểm chung 

Ý nghĩa có thể khác nhau, nhưng có thể cùng tính chất, bản chất hay cấu tạo nào đó. Loại này thường được sử dụng trong giao tiếp và ít dùng trong thơ ca.

Ví dụ: “Canh nhạt quá nên bỏ thêm muối cho mặn hơn”. 2 từ đối lập nghĩa là “nhạt” và “mặn” nhưng giữa chúng có chung tính chất là độ mặn. 

Hoặc câu “ Trái cam này nhạt quá, còn trái kia thì ngọt hơn”. Nó cũng có chung tính chất là chỉ độ ngọt của trái cây.

Từ trái nghĩa về mặt logic

Logic ở đây là các khái niệm luôn đúng, thường được áp dụng trong khoa học, toán học, vật lý… Nó thường khác nhau về ngữ âm và phản ánh sự tương phản về những khái niệm nào đó.

Ví dụ: “Bước cao, bước thấp” 2 từ trái nghĩa logic là “cao” và “thấp”.

Hoặc “ Đường dài, đường ngắn”, ta thấy “dài” và “ngắn” trái nghĩa nhau.

Từ trái nghĩa nhưng thuộc nhiều cặp từ với nghĩa khác nhau.

Loại này thường nhầm với từ đồng âm, vì vậy cần phân tích kỹ để đưa ra kết luận chính xác.

Ví dụ các cặp từ gồm: 

“Lá lành (áo lành) đùm lá rách” và “ người lành(đạo đức), kẻ ác”.


III. Cách sử dụng từ trái nghĩa

Những trường hợp nên sử dụng từ trái nghĩa gồm:

1. Tạo sự tương phản

Thường dùng để đả kích, phê phán sự việc, hành động, có thể tường minh hoặc ẩn dụ tùy vào người đọc cảm nhận.

Ví dụ: “Ăn cỗ đi trước, lội nước đi sau”. Câu tục ngữ này có nghĩa là là việc gì có lợi cho mình mà không nguy hiểm thì tranh đến trước.

Hoặc câu “ Mất lòng trước, được lòng sau”.

2. Để tạo thế đối

Thường dùng trong thơ văn là chính, để mô tả cảm xúc, tâm trạng, hành động…

Ví dụ: “Ai ơi bưng bát cơm đầy. Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần”. Ý nghĩa câu tục ngữ trên mô tả công sức lao động của người làm nên hạt gạo.

3. Để tạo sự cân đối

Cách sử dụng này làm câu thơ, lời văn sinh động và hấp dẫn người đọc hơn.

Ví dụ: “Lên voi xuống chó” hoặc “Còn bạc, còn tiền còn đệ tử. Hết cơm, hết rượu hết ông tôi”.


IV. Một số thành ngữ, tục ngữ tiếng Việt có sử dụng từ trái nghĩa

Từ trái nghĩa rất thường được sử dụng trong các câu thành ngữ, tục ngữ Việt Nam. Dưới đây là một số ví dụ tiêu biểu:

Lên voi xuống chó

Lá lành đùm lá rách

Đầu voi đuôi chuột

Đi ngược về xuôi

Trước lạ sau quen

Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng

icon-date
Xuất bản : 11/12/2021 - Cập nhật : 12/12/2021

Tham khảo các bài học khác